Thung lũng công nghệ Silicon sẽ thay đổi thế nào sau đại dịch Covid-19?
Rất nhiều nhân viên đang làm việc ở thung lũng công nghệ Silicon (Mỹ) có xu hướng thay đổi môi trường làm việc, do những hậu quả từ đại dịch Covid-19 gây ra.
Sau bốn tháng làm việc tại nhà trong đại dịch, Reeba Akram quyết định thay đổi nhà ở. Akram, người hiện làm việc cho Google, đã cùng chồng và hai con nhỏ chuyển nhà từ Los Altos – cách trụ sở thung lũng Silicon của công ty 15 phút lái xe – đến Dallas, Texas. Lý do lớn nhất cho việc di chuyển chính là chi phí sinh hoạt.
Facebook cho rằng chúng ta vẫn phải đánh đổi hiệu quả và văn hóa khi chuyển đổi mô hình làm việc sang từ xa
Akram cho biết, “chúng tôi đã trả gấp 3 lần khoản thế chấp ngôi nhà mà chúng tôi có ở Texas, nhưng lại chỉ có được 1/3 diện tích tương ứng”. Sự lựa chọn nơi ở của cô bây giờ là “câu hỏi của năm”, cô nói, với thời hạn tháng 9 của Google đang đến gần để nhân viên quyết định giữa việc di chuyển văn phòng như cũ hoặc phải đi xa hơn.
Akram là một phần của cuộc di cư công nghệ khá lớn từ khu vực Vịnh San Francisco(Mỹ), với các công ty lớn nhất của trung tâm công nghệ, bao gồm Twitter, Facebook, Google và Apple, trong số những công ty đầu tiên chuyển sang làm việc từ xa vào năm ngoái trong đại dịch. Một số nhân viên của những ông lớn này đã chuyển đến những vùng trời khác nhau của nước Mỹ, trong khi đại đa số những người khác tỏ ra cầu toàn hơn khi chỉ chuyển đến các vùng lân cận trong tiểu bang hoặc các vùng ngoại ô cách chỗ cũ vài giờ chạy xe.
Một số trong những cuộc di dời đó là vĩnh viễn, khi mà các công ty và nhân viên của họ bắt đầu tính toán với loại hình văn phòng họ muốn sau hơn một năm làm việc tại nhà. Ngành công nghiệp công nghệ và các công ty hàng đầu trong ngành đang nổi lên như là những người tiên phong về việc chuyển dịch này, như cách mà họ đã tiên phong ở một số khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp hiện đại trong nhiều năm trước. Họ đã sẵn sàng cho việc chuyển sang làm việc từ xa khi đại dịch bắt đầu.
Các tài năng công nghệ của các công ty ở thung lũng Silicon đã tỏa ra khắp nước Mỹ trong năm qua và đại dịch giúp trả lời về việc họ có thể thực hiện được bao nhiêu việc từ xa. Dù hiện hơn một nửa số người trưởng thành ở Mỹ đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ và cách cửa quay trở lại văn phòng làm việc của các công ty đã sáng sủa hơn rất nhiều, nhưng nhiều công ty trong số này đang tìm hiểu xem họ sẽ tiếp tục cho phép bao nhiêu công việc có thể thực hiện từ xa và bản thân nhân viên của họ cũng đang suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc họ muốn quay lại văn phòng làm việc hằng ngày hay không.
Kết quả này có thể có tác động lớn đến các công ty ở thung lũng Silicon đã chi hàng tỉ USD cho các cơ sở vật chất đặt tại đây và đặc quyền để giữ chân người lao động làm việc càng lâu càng tốt, và cả các thành phố lớn khác đang cạnh tranh để thu hút nhân tài ra khỏi trung tâm của ngành công nghệ.
Mỗi quyết định đều có sự đánh đổi
Cũng giống như ngành công nghệ dẫn đầu trong việc chuyển đổi sang làm việc từ xa, các công ty hàng đầu trong ngành đang cung cấp các hình mẫu sớm để đưa công nhân trở lại văn phòng (hoặc tiếp tục duy trì hình thức làm việc từ xa).
Nikki Krishnamurthy, giám đốc nhân sự của Uber, nói với CNN Business trong một cuộc phỏng vấn rằng, các nhân viên của công ty thực sự có những nhận thức rất khác nhau về làm việc tại nhà (WFH) – một số người thấy dễ dàng hơn trong việc tách cuộc sống công việc nếu họ ở trong văn phòng, một số người thực sự thấy dễ dàng hơn khi tự do làm việc từ xa ở nhà. Rõ ràng rằng chúng ta sẽ có được các suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này trước khi diễn ra đại dịch Covid-19.
Uber cũng như nhiều công ty khác đặt ra yêu cầu cho nhân viên quay trở lại văn phòng ít nhất 3 ngày/tuần kể từ tháng 9 tới. Krishnamurthy cho biết công ty đã chọn cách thức đó sau khi xem xét các lựa chọn để cân bằng năng suất, sự tham gia, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt, đồng thời vẫn giữ được văn hóa dịch chuyển nhanh của giới trẻ. Một cuộc khảo sát của nhân viên Uber vào tháng 9 năm ngoái cho thấy, có tới 75% thích mô hình kép, cho phép họ chỉ phải đến văn phòng vài ngày mỗi tuần.
Video đang HOT
75% nhân viên của Uber cho biết họ thích mô hình làm việc lai, trong đó họ chỉ phải tới công ty 2-3 ngày mỗi tuần
Trong khi Facebook cho biết, các nhân viên sẽ được yêu cầu trở lại văn phòng hiện tại của họ, mặc dù họ có thể chuyển sang làm việc linh hoạt tại một địa điểm khác (tại nhà) vì cho rằng vẫn cần có văn hóa và trải nghiệm chung để gắn kết nhân viên. Nhưng nếu các nhân viên tại Facebook “đủ điều kiện” sẽ có thêm tùy chọn nộp đơn xin làm việc từ xa dài hạn.
Trong số này, Apple được cho là đã bắt đầu đưa nhân viên quay trở lại văn phòng sớm nhất vào hồi tháng 5 năm ngoái. Mới đây, công ty này cũng yêu cầu các nhân viên phải quay lại văn phòng làm việc kể từ đầu tháng 9 tới với ít nhất 3 ngày/tuần. Khác với Apple, Twitter thông báo với nhân viên rằng họ có thể làm việc từ xa “mãi mãi” nếu họ muốn và vị trí công việc của họ phù hợp với loại hình làm việc tại nhà.
CEO Sundar Pichai của Google thông báo, nhân viên Google trên khắp thế giới sẽ tiếp tục làm việc từ xa cho đến tháng 9, sau đó họ có thể lựa chọn giữa việc quay trở lại văn phòng làm việc như trước đại dịch, làm việc tại văn phòng Google ở một chi nhánh khác hoặc làm việc vĩnh viễn từ xa từ bất cứ đâu nếu phù hợp với vị trí công việc của họ. Pichai hy vọng, sẽ có khoảng 60% lực lượng lao động toàn cầu của công ty sẽ trở lại văn phòng làm việc như trước đại dịch, dù tần suất giảm xuống chỉ còn khoảng vài ngày mỗi tuần. Ông cũng ước tính sẽ có khoảng 20% nhân viên chuyển đến chi nhánh khác và 20% còn lại sẽ chuyển qua làm việc tại nhà.
Vẫn còn nhiều thách thức phía trước
Ngành công nghệ có vẻ có thế mạnh cho mô hình làm việc từ xa vô thời hạn, nhưng đây cũng là lĩnh vực mà nhiều công ty đã dành hàng năm trời để xây dựng văn hóa cộng tác và đổi mới, chi hàng tỉ đô la cho các trụ sở làm việc tiện nghi (bao gồm các đặc quyền như miễn phí các bữa ăn, phòng tập thể dục, buồng ngủ trưa, góc giải trí…), nên sẽ rất khó để từ bỏ khi mà bản thân họ đang muốn thuyết phục các nhân viên của mình dành nhiều thời gian ở công ty hơn là ở nhà.
Quay trở lại với Akram, cô đã lên một danh sách ưu và nhược điểm lâu dài. Chính sách mới của Google bổ sung lý do để cô quay trở lại California. Nếu có thể ở trong một khu vực giá cả phải chăng hơn, cô sẵn sàng lái xe xa hơn một chút để đến văn phòng vài ngày một tuần.
Trong khi đó, Jasmine Shah chuyển đến Los Angeles, nơi cô lớn lên, vào tháng 10 năm ngoái. Trước đại dịch, Shah – nhân viên của công ty phần mềm VMWare, lái xe từ nhà của cô ở San Francisco đến văn phòng của công ty ở Palo Alto, một nơi đi lại mà cô mô tả là “rất khó khăn”.
Shah nói việc rời khỏi thung lũng Silicon khiến cô luôn cảm thấy chỉ là quyết định tạm thời – bởi rất nhiều thứ của cô vẫn đang nằm ở San Francisco. Cô cho rằng, nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thì Bay Area (vùng vịnh Sans Francisco) vẫn là nơi có cơ hội nghề nghiệp tốt nhất, nó vẫn là một phần của trung tâm năng lượng lớn nhất giới công nghệ và các ông lớn như Google, Facebook và Apple vẫn đặt trụ sở chính ở đó. Nhưng cô vẫn không chắc chắn về việc sống lâu dài tại đây vì chi phí ngày càng đắt đỏ.
Google đã chi tiền tỉ để xây dựng các trụ sở làm việc mới trong suốt thời gian đại dịch, CEO Sundar Pichai hy vọng sẽ có khoảng 60% nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc sau khi hết dịch
Trước biến động đó, nhiều người tin rằng sau đại dịch sẽ có cuộc tháo chạy lớn ở Silicon, nhưng có những dấu hiệu cho thấy cuộc di cư lớn từ thung lũng Silicon có thể hơi phóng đại. Google đã cam kết hơn 1 tỉ USD vào đầu năm nay để mở rộng văn phòng ở California, trong khi Apple được cho là đã thuê sáu tòa nhà mới ở thành phố Sunnyvale để có nơi phục vụ cho khoảng 3.000 nhân viên.
Nicholas Bloom, Giáo sư kinh tế tại Đại học Stanford (Mỹ), người có nghiên cứu tập trung nhiều vào mô hình làm việc từ xa, cho biết: các như mô hình Uber đang áp dụng có thể sẽ trở thành một tiêu chuẩn mới của nhiều công ty, “sẽ thật khó để có những ý tưởng và sản phẩm mới thú vị khi làm việc hoàn toàn theo mô hình cộng tác từ xa”.
Ông cho biết thêm, đại dịch sẽ thay đổi mô hình và phương thức chúng ta làm việc với nhau, nhưng có một điều sẽ không thay đổi đó là các nhân viên (công nghệ) thường có xu hướng làm việc tốt nhất khi họ có dịp làm việc trực tiếp ít nhất vài ngày cùng nhau trong tuần.
Xu hướng di cư khỏi Thung lũng Silicon
Sau hơn bốn tháng làm việc tại nhà do đại dịch, Reeba Akram, nhân viên của Google, quyết định chuyển đến một nơi xa hơn Thung lũng Silicon.
Akram cùng chồng và hai con nhỏ chuyển nhà từ Los Altos - cách trụ sở chính của Google ở Thung lũng Silicon chỉ 15 phút lái xe - để đến Dallas, Texas. Lý do lớn nhất là giá cả sinh hoạt.
Bên ngoài một văn phòng Google tại California.
"Ở Los Altos, chúng tôi phải trả tiền nhà gấp ba lần so với ở Texas, nhưng diện tích sinh hoạt chỉ bằng một phần ba", Akram cho biết. Nữ nhân viên Google cũng thừa nhận việc lựa chọn nơi sinh sống mới hay không là "câu hỏi của năm", khi họ được phép lựa chọn làm việc từ xa thay vì tại trụ sở công ty, bắt đầu từ tháng 9 tới.
Akram chỉ là một phần trong cuộc "di cư công nghệ" quy mô lớn, thoát khỏi khu vực Vịnh San Francisco nơi có Thung lũng Silicon với hàng loạt hãng công nghệ quy mô toàn cầu, như Twitter, Facebook, Google và Apple. Đây cũng là những công ty tiên phong trong việc cho phép nhân viên làm việc từ xa khi Covid-19 bùng phát năm ngoái. Khi đó, một số nhân viên đã chuyển đến một bang mới, trong khi đại đa số dời nhà đến các tiểu bang kế cận hoặc vùng ngoại ô với vài giờ lái xe.
Sau một năm làm việc tại nhà, ngày càng nhiều người muốn làm việc từ xa hơn là trở lại công sở. Khi hơn một nửa số người trưởng thành tại Mỹ được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ, nhiều công ty ở Thung lũng Silicon bắt đầu mở cửa trở lại. Tuy vậy, họ vẫn phân vân việc tiếp tục cho nhân viên làm việc từ xa ở mức độ nào. Các nhân viên cũng suy nghĩ về cách làm việc của mình.
Tuy nhiên, cuộc "di cư" quy mô lớn khỏi Thung lũng Silicon sẽ tác động lớn đến nơi được coi là trung tâm công nghệ của thế giới này.
Ưu và nhược điểm
"Nhân viên của chúng tôi có nhận thức rất khác nhau về làm việc từ xa. Một số cảm thấy họ dễ dàng tách biệt công việc với cuộc sống hơn khi làm ở văn phòng, nhưng số khác lại thực sự có cảm hứng làm việc nhiều hơn khi ở nhà", Nikki Krishnamurthy, Giám đốc nhân sự của Uber, cho biết. "Chúng ta không biết được điều này nếu như đại dịch không xuất hiện".
Uber bắt đầu yêu cầu nhân viên làm việc trở lại vào cuối tháng 3, tại trụ sở mới nằm trên Vịnh Mission, San Francisco. Tuy nhiên, việc trở lại là tùy chọn cho đến hết tháng 9. Sau đó, các nhân viên sẽ được yêu cầu làm việc tại văn phòng ít nhất ba ngày mỗi tuần.
Krishnamurthy cho biết, Uber đã chọn cách làm việc này sau khi xét các yếu tố để cân bằng giữa năng suất, sự gắn kết, làm việc nhóm và tính linh hoạt, đồng thời vẫn giữ văn hóa phát triển nhanh của mình. Theo một khảo sát với nhân viên của Uber, 75% thích mô hình làm việc "hybrid" - làm ở văn phòng vài ngày trong tuần và làm việc ở nhà những ngày còn lại.
Trong khi đó, Facebook cho biết các nhân viên sẽ đi làm trở lại, nhưng chưa ấn định thời gian và địa điểm. Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng cho phép một số nhân viên đủ điều kiện có thể đăng ký làm việc từ xa dài hạn. "Chúng tôi không coi làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà là sự cân bằng, nhưng tin rằng điều này có thể cùng tồn tại và là trải nghiệm giúp nhân viên gắn kết", đại diện Facebook nói.
Twitter cho biết nhân viên của họ có thể làm việc từ xa "mãi mãi" nếu muốn, nhưng phải đăng ký. Apple ngược lại, bắt đầu yêu cầu mọi người đi làm trở lại từ tháng 5.
Đối với Google, CEO Sundar Pichai cho biết nhân viên trên toàn cầu của hãng sẽ tiếp tục làm việc từ xa cho đến tháng 9. Sau đó, họ có tùy chọn là làm việc tại văn phòng bất kỳ của Google ở thành phố gần họ nhất hoặc làm việc từ xa theo thời gian đăng ký.
Sundar Pichai cũng nói thêm rằng, ông hy vọng 60% nhân viên sẽ quay lại văn phòng làm việc, 20% chuyển đến các văn phòng khác gần với nơi họ ở nhất và 20% còn lại làm việc từ xa. Đây là quyết định có phần thay đổi so với trước đó. Ban đầu, Google yêu cầu nhân viên làm việc 3 ngày mỗi tuần tương tự Uber.
Tuy vậy, quyết định để nhân viên làm từ xa có thể khiến không ít công ty ảnh hưởng. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp này đã chi rất nhiều tiền để xây dựng văn hóa công sở, cũng như các đặc quyền cho nhân viên, như phòng ăn miễn phí, phòng tập thể dục, phòng ngủ trưa... nhằm thuyết phục họ dành thời gian cho công ty nhiều hơn ở nhà.
"Thật khó để thực hiện ý tưởng làm việc từ xa hoàn toàn. Tuy nhiên, các mô hình làm việc kết hợp giữa tại văn phòng và từ xa như của Uber sẽ thành chuẩn mực", Nicholas Bloom, Giáo sư kinh tế tại Đại học Stanford, nhận định.
"Trận chiến" của các trung tâm công nghệ
Bên cạnh Thung lũng Silicon ở California, nhiều khu vực khác tại Mỹ cũng nổi lên trở thành trung tâm công nghệ, như Florida hay Texas. Hewlett Packard - một trong những hãng công nghệ tiên phong tại Thung lũng Silicon hồi tháng 12 thông báo sẽ chuyển trụ sở chính đến Houston. Oracle, một công ty lâu năm khác tại Bay Area, đã thông báo chuyển đến Austin. Tesla, Dropbox và các nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon khác cũng cho biết sẽ chuyển trụ sở, và Texas là điểm đến.
Theo các chuyên gia, mức sống tại Thung lũng Silicon đã trở nên đắt đỏ hơn trong nhiều năm qua. Trong khi đó, các khu vực như Austin là một điểm đến công nghệ mới nổi nhờ vào "văn hóa hợp tác liên ngành" của thành phố, cũng như "chi phí, văn hóa và các cơ hội phát triển nghề nghiệp" tốt hơn các nơi khác.
Bên cạnh đó, các thành phố công nghệ mới cũng ra sức "tán tỉnh" các công ty công nghệ. Thị trưởng Miami, Francis Suarez đã dành nhiều tháng để thuyết phục các doanh nghiệp công nghệ đặt trụ sở. Sau đó, hàng loạt cái tên như Founders Fund của tỷ phú Peter Thiel, hay công ty của Jon Oringer (người sáng lập Shutterstock) đã chuyển văn phòng về đây.
Tuy vậy, có ý kiến cho rằng cuộc di cư khỏi Thung lũng Silicon có thể hơi phóng đại. Đầu năm nay, Google vẫn cam kết đầu tư 1 tỷ USD để mở rộng văn phòng tại California, trong khi Apple đã thuê 6 tòa nhà mới ở Sunnyvale thuộc Bay Area cho 3.000 nhân viên. Báo cáo hồi tháng 3 của công ty đầu tư Telstra Ventures cho thấy 97% startup công nghệ chọn Bay Area, tăng 4% so với 2019. "Bay Arena vẫn tiếp tục là tâm điểm của công nghệ trong nhiều năm tới", Mark Sherman của Telstra Ventures, nhận xét.
Tiktok có một tháng để trả lời nghi vấn không bảo vệ trẻ em Người dùng châu Âu cho rằng, Tiktok đã không bảo vệ trẻ em trước những quảng cáo và nội dung không phù hợp. Ứng dụng chia sẻ video ngắn Tiktok do Trung Quốc sở hữu đang được cho một tháng để phản hồi nhiều khiếu nại từ người dùng ở châu Âu. Trước đó nhiều cáo buộc cho rằng, nền tảng này đã...