Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể giảm còn 20%
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 23%, riêng với doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp thuế suất 20%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến điều chỉnh từ 1/1/2014.
Ngày 11/12, Bộ Tài chính công bố dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sau 4 năm thực hiện. Hiện tại, Bộ Tài chính đã gửi văn bản đến các bộ ngành để lấy ý kiến góp ý dự án Luật .
Điểm mới nhất mà Bộ Tài chính đề xuất trong dự án Luật là từ 1/1/2014, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sẽ giảm từ mức 25% hiện nay xuống còn 23%.
Video đang HOT
Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp thuế suất 20%. Điều kiện để được hưởng thuế suất 20% là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, mức thuế suất phổ thông 25% là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực (bằng với Trung Quốc). Tuy nhiên, các nước gần đây có xu thế giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư. Ví dụ, Malaysia giảm từ 28% năm 2005 xuống 26% năm 2008. Từ năm 2009 đến nay, thuế suất Thuế TNDN ở Malaysia là 25% Thái Lan giảm từ 30% xuống 23% năm 2012…
Với việc lấy ý kiến đóng góp cho dự án luật, Bộ Tài chính cho biết, dự án luật này sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2013 và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Theo Bộ Tài chính, nếu điều chỉnh thuế suất từ 25% xuống 23%, dự kiến thu ngân sách năm 2014 sẽ giảm khoảng 12.064 tỷ đồng. Nếu áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự kiến giảm thu ngân sách còn nhiều hơn.
Theo Dantri
"Đặt mình vào vị trí người dân để quyết định về Sông Tranh 2"
"Thủ tướng nhắc các bộ ngành phải đặt mình vào vị trí người dân địa phương khi xem xét, quyết định việc khai thác thủy điện Sông Tranh 2, cho tích nước tối đa hay chỉ ở mức đập tràn" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam thông báo ý kiến Thủ tướng.
Thủy điện Sông Tranh 2 hiện đang mở toàn bộ các cửa xả nước nhưng mực nước trong hồ vẫn ở mức khoảng 140m.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin về cuộc họp mới đây tại Chính phủ, tại đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nghe báo cáo của các cơ quan liên quan về tình hình tại thủy điện Sông Tranh 2 sau trận động đất 4,7 độ richter vừa qua. Ông Đam cho biết, trong cuộc họp, dù các cơ quan chức năng khẳng định độ an toàn của đập thủy điện nhưng Thủ tướng vẫn nhấn mạnh yêu cầu không cho tích nước.
Thủ tướng cũng chỉ đạo thuê thêm một tư vấn nước ngoài có tên tuổi, uy tín trong lĩnh vực để đánh giá một cách tổng thể công trình.
Về vấn đề động đất, Bộ trưởng Vũ Đức Đam lưu ý, theo báo cáo của cơ quan chức năng, chủ đầu tư đã tiến hành lắp đặt các thiết bị theo dõi tại công trình. Các nhà khoa học cũng khẳng định động đất kích thích là hiện tượng thường thấy ở các công trình thủy điện, có thể sẽ kéo dài trong một số năm. Cường độ của động đất cũng được dự báo là ở mức an toàn đối với thủy điện.
"Tuy nhiên, Chính phủ rất chia sẻ với lo lắng, khó khăn của người dân sống trong khu vực đó. Thủ tướng cũng nhắc khi xem xét vấn đề phải tự đặt mình vào vị trí người dân sống ở đó và yêu cầu các cơ quan đảm bảo để người dân có chỗ ở ổn định, an toàn. Còn việc thủy điện này sẽ được khai thác thế nào, có cho tích nước tối đa hay chỉ ở mức đập tràn (161m) thì cần cân nhắc, quyết định trên cơ sở những quan điểm đánh giá thực sự khách quan. Thủ tướng đã yêu cầu thuê thêm tư vấn nước ngoài đánh giá một lần nữa, thật cẩn thận. Trên cơ sở đó mới có kết luận, quyết định cuối cùng" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh quan điểm của Thủ tướng.
Đối với những tranh luận, nghi ngại đến thời điểm này về thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Bộ trưởng Vũ Đức Đam phân tích, thủy điện này cũng không phải ngoại lệ về nguyên tắc phải đảm bảo an toàn hồ đập, an toàn tính mạng người dân. Đây là yêu cầu cao nhất đối với việc thực hiện một dự án thủy điện. Dự án có hiệu quả bao nhiêu mà không đảm bảo an toàn tính mạng người dân cũng không được thực hiện.
Ngoài ra, nhiều yêu cầu khác cũng cần đảm bảo như chính sách tái định cư, để người dân có cuộc sống tốt hơn; không gây ảnh hưởng quá lớn với môi trường; hiệu quả mang lại (không chỉ là hiệu quả về việc phát điện mà xét cả hiệu quả xã hội, môi trường). Quy trình thi công cũng như vận hành hồ đập sau đó cũng phải đặc biệt tuân thủ quy định theo luật định.
Thủy điện Đồng Nai 6, 6A liên quan đến việc "xâm lấn" Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện dự án đang ở khâu trình Bộ TN-MT xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án chưa được trình lên Chính phủ.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Chính phủ xác định không đánh đổi môi trường vì mục đích kinh tế, càng không bao giờ đánh đổi bất cứ lợi ích gì nếu liên quan đến an toàn, sinh mạng của người dân.
"Sau khi Bộ TN-MT trình, Chính phủ sẽ xem xét. Khi đó, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu chung còn phải xét thêm nhiều yếu tố cụ thể. Nếu dự án có các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội thì phải trình lên Quốc hội xem xét" - ông Đam trả lời câu hỏi về nghi vấn dự án "đi ngược" lại nhiều quy định của luật, vượt "tầm tay" Chính phủ.
Theo Dantri
9 luật, 3 nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ tư Chiều 23.11, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông báo kết quả kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII. Sau 25,5 ngày làm việc (từ 22.10 - 23.11), kỳ họp Quốc hội lần này đã thông qua 9 luật, 3 nghị quyết. Theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, sau gần một tháng làm việc khẩn trương, với...