Thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh: Dễ gặp rắc rối
Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh tăng cường, lâu nay nhiều trường tiểu học tại TPHCM đã áp dụng việc thuê giáo viên nước ngoài đến giảng dạy. Tuy nhiên, việc mời giáo viên bản ngữ dễ gặp rắc rối nếu các trường thiếu chặt chẽ trong hợp đồng làm việc.
Năm 2009, trường tiểu học M thuê giáo viên (GV) nước ngoài đến trường dạy tiếng Anh cho học sinh (HS) trong trường. Hợp đồng được ký với thời hạn một năm mức thù lao 2 triệu đồng/tiết. Tuy nhiên chưa hết 2 tháng, do hai bên không thống nhất được lịch dạy và nội dung dạy học cũng như các yêu cầu khác, nhà trường buộc phải đồng ý cho GV nghỉ dạy cùng với việc trường phải đền bù hợp đồng.
“Đó là lần đầu tiên trường thuê GV bản ngữ nên hoàn toàn không có kinh nghiệm. Nội dung hợp đồng đều do bên trung tâm ngoại ngữ soạn thảo. Trường chỉ quan tâm đến việc GV có giấy phép lao động và chứng chỉ chuyên môn nên không lường được khi làm việc lại nảy sinh nhiều vấn đề vậy”, đại diện trường M chia sẻ.
Khi tuyển dụng GV nước ngoài, các trường cần phải chú ý đến một bản hợp đồng làm việc rõ ràng và đầy đủ (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) có đến 16/41 lớp học chương trình tiếng Anh Cambridge, học hoàn toàn với GV bản ngữ với thời lượng 6 tiết/tuần. Ngoài ra chương trình tiếng Anh tăng cường 8 tiết/tuần, có đến 2 tiết HS được học với GV nước ngoài. Không chỉ đảm bảo về chất lượng chuyên môn, nhiều GV bản ngữ không khác nào GV biên chế của trường, rất gắn bó với HS và GV trong trường.
Bà Trịnh Phương Trinh, phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ khi thuê GV nước ngoài trước hết phải chọn được Trung tâm ngoại ngữ uy tín, người dạy phải đảm bảo được yêu về cầu giấy phép lao động. Trường cũng đặt ra những yêu cầu của mình với GV bản ngữ trước khi tuyển dụng.
Khi GV nước ngoài đứng lớp luôn có một GV trong nước hỗ trợ với vai trò trợ giảng để kịp thời điều chỉnh kịp về nội dung kiến thức cũng như các phát sinh có thể xảy ra trong việc dạy học vì những bất đồng về văn hóa, lối sống.
Video đang HOT
“Đặt biệt hàng tuần tổ trường GV bản ngữ sẽ tham gia hợp cùng GV nhà trường để hướng dẫn về nội dung dạy học tiếng Anh tăng cường cũng như trao đổi ngay những điều chưa được để cùng nhau khắc phục. Những hoạt động này trường đều thống nhất trước với GV bản ngữ để tránh được những hiểu lầm hay tình huống xấu”, bà Trinh cho hay.
Việc thuê GV nước ngoài dạy tiếng Anh đang là một chủ trương của Sở GD-ĐT TPHCM. Đây là một nhu cầu thật sự cần thiết trong việc nâng cao việc chất lượng giảng dạy tiếng Anh nhất là khi mà khả năng nghe và nói tiếng Anh của HS còn quá yếu. Theo công bố gần đây về kết quả khảo sát tại 20 quốc gia, HS Việt Nam đứng thứ 8 về khả năng đọc viết nhưng lại xếp thứ 18 về trình độ nghe nói theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hiên nay, yêu cầu bắt buộc với GV bản ngữ đứng lớp là phải có giấy phép lao động, chứng chỉ về chuyên môn và dạy đúng chương trình. Ngoài ra có 2 nội dung mang tính yêu cầu là khi GV bản ngữ dạy phải có GV người Việt trong lớp nhưng không phải giữ vai trò thông dịch viên mà để giải quyết những tình huống có thể xảy ra do khác biệt về văn hóa. GV nước ngoài tuyệt đối không được gọi HS bằng tên nước ngoài mà phải gọi đúng với tên Việt Nam nhằm đảo sự sự tôn trọng văn hóa lẫn nhau.
Tuy nhiên trên thực tế, khi ký hợp đồng lao động nhiều trường lại quên đề cập các yêu cầu này mà thường sau khi GV đến dạy phía nhà trường mới nhắc đến nên rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn.
Bà Nguyễn Hồ Thụy Anh, chuyên viên tiếng Anh Phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh nhà trường cần phải nắm rõ các yêu cầu khi thuê GV nước ngoài để soạn thảo nội dung hợp động làm việc thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Phải có quy định cụ thể về công việc của họ, số ngày, số giờ dạy học… và những yêu cầu của mình để tránh phải rắc rối vì người nước ngoài làm việc dự trên văn bản, hợp đồng chứ không mang nặng “tình cảm” như người Việt.
Nhiều trường trường không nắm rõ các yêu cầu hoặc ngại ngần đặt ra với người lao động nên ít khi đề cập một cách “sòng phẳng” trong hợp đồng. Một chuyên gia giáo dục phân tích điều này do tâm lý người Việt khi có GV nước ngoài đến trường thì tỏ ra rất ngưỡng mộ. Họ quên mất vị thế của mình là nhà tuyển dụng lao động và GV nước ngoài là người tham gia tuyển dụng.
Người ta làm việc cho mình thì mình phải có những yêu cầu cụ thể và chỉ khi họ đáp ứng được yêu cầu đó mình mới chấp nhận bỏ tiền ra thuê. Chuyên gia này khuyến cáo trong hợp đồng làm việc với GV bản ngữ các trường nên lưu phải rõ ràng tất cả các yêu cầu, không được thiếu chi tiết nào, thậm chí là một dấu phẩy.
Theo DT
Hụt nguồn giáo viên tiếng Anh
Dù Bộ GD-ĐT đã chấp nhận hạ chuẩn, nhưng đến năm thứ hai triển khai đề án dạy ngoại ngữ bậc tiểu học, các trường vẫn không tìm đâu ra giáo viên, nhất là giáo viên đạt trình độ B2, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.
Một buổi học tiếng Anh của học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phan Đình Phùng, Q.3, TP.HCM. Đây là một trong chín trường tại TP.HCM được chọn thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3.
Sau khi thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 3 vào năm học trước ở 18 tỉnh, thành với gần 100 trường tiểu học, năm học 2011- 2012 Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 4 ở các trường trên và mở rộng dạy tiếng Anh lớp 3 ở những nơi đủ điều kiện.
Mỗi trường một giáo viên
Để chuẩn bị cho việc dạy tiếng Anh thí điểm năm học 2010-2011, có 150 giáo viên dạy tiếng Anh được chọn từ các trường tiểu học trên cả nước để kiểm tra trình độ. Tuy nhiên, trong số này chỉ 92 giáo viên đáp ứng được yêu cầu của chương trình tiếng Anh tiểu học mà Bộ GD-ĐT đang thực hiện (đạt trình độ B2, tương đương 500 điểm TOEFL). Với trên 90 trường thực hiện thí điểm tiếng Anh lớp 3 năm trước, trung bình mỗi trường chỉ có khoảng một giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn đảm nhiệm. Đó là chưa kể khả năng đáp ứng về nghiệp vụ sư phạm, khả năng thích ứng phương pháp dạy tiếng Anh cho đối tượng học sinh tiểu học...
Bất cập cơ chế Cô Phạm Thị Yến, hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B, Hà Nội, cho biết Hà Nội cho định biên mỗi trường có một giáo viên biên chế tiếng Anh trong khi trường có tới 31 lớp học. Để có giáo viên dạy chương trình thí điểm và chương trình tiếng Anh tự chọn, ngoài một giáo viên biên chế, trường phải ký hợp đồng với hai giáo viên khác. Nhưng để có tiền trả lương cho giáo viên là việc phải cân nhắc. Bên cạnh đó, theo ông Phạm Xuân Tiến - trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, do nguồn thu hạn chế (chủ yếu dựa vào khoản thu học buổi thứ hai), nhiều trường chỉ có thể trả 17.000 đồng/tiết và trả theo tiết cho giáo viên hợp đồng. Về việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, một chuyên viên của Phòng GD-ĐT huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói: "Chúng tôi làm việc với phòng nội vụ để xin biên chế cho giáo viên tiếng Anh, họ vẫn khăng khăng cho rằng tiếng Anh tiểu học là tự chọn, không thể bổ sung biên chế".
Năm học 2011-2012, để có giáo viên triển khai thí điểm tiếp chương trình tiếng Anh lớp 4 đồng thời mở rộng dạy tiếng Anh lớp 3, Bộ GD-ĐT đã phải có giải pháp tình thế là chấp nhận những giáo viên có trình độ cận B2 dạy chương trình tiếng Anh lớp 3. Những giáo viên này phải vừa dạy vừa học để đạt chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế việc mở rộng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học vẫn khó do bài toán giáo viên không giải quyết được.
Là nơi có lợi thế hơn nhiều tỉnh thành về nguồn giáo viên tiếng Anh, nhưng năm học trước 20 giáo viên thủ đô Hà Nội được kiểm tra trình độ thì chỉ chín người đạt yêu cầu. Với số giáo viên khiêm tốn này, Hà Nội chỉ có tám trường tiểu học tham gia dạy thí điểm trong khi có tới gần 700 trường tiểu học. Số giáo viên này năm nay lại tiếp tục dạy thí điểm lớp 4.
Không được đào tạo bài bản
Theo hiệu trưởng nhiều trường tiểu học ở Hà Nội, nhà trường phối hợp với các đơn vị giáo dục tổ chức các chương trình tiếng Anh khác nhau. Nguồn giáo viên tiếng Anh dạy các chương trình này có đủ, nhưng để thực hiện chương trình tiếng Anh do Bộ GD-ĐT triển khai với yêu cầu cao về giáo viên thì chưa thể đáp ứng.
Nguồn giáo viên dạy các chương trình tiếng Anh trong các trường tiểu học hiện nay rất đa dạng, có người tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm chính quy hoặc tại chức, có người không có nghiệp vụ sư phạm. Hầu như không có giáo viên được đào tạo bài bản ngay từ đầu để dạy tiếng Anh tiểu học, chủ yếu giáo viên dạy tiểu học trong diện biên chế đều là giáo viên tiếng Anh bậc trung học, do dư thừa được điều động xuống dạy tiểu học.
Năm học 2011-2012, với hi vọng mở rộng diện thực hiện đề án tiếng Anh ở 150 trường, Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện rà soát để cử khoảng 5 giáo viên/quận, huyện đi học bồi dưỡng để có chứng chỉ công nhận trình độ tiếng Anh. Thế nhưng, H.N., một giáo viên tiểu học ở huyện Chương Mỹ, thừa nhận: "Việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ thường xuyên thì được, nhưng bồi dưỡng để đạt chuẩn B2 trong thời gian ngắn quá khó, nếu không nói là bất khả thi".
Tỉnh Ninh Bình năm trước chỉ có duy nhất một trường tiểu học tham gia dạy tiếng Anh thí điểm. Bởi vì, theo lãnh đạo sở GD-ĐT tỉnh này, sở "không tìm được giáo viên đạt chuẩn". Sau một năm tình hình này vẫn không khả quan hơn, dù Bộ GD-ĐT đã có chủ trương "mềm hóa" yêu cầu về trình độ giáo viên.
Tại Hòa Bình, theo bà Nguyễn Thị Hồng Diễm - chuyên viên phụ trách mảng này của Sở GD-ĐT tỉnh, hầu hết giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học ở Hòa Bình hiện nay cũng là giáo viên tiếng Anh dôi dư của cấp THCS chuyển xuống. Dù các giáo viên đều có trình độ cao đẳng sư phạm tiếng Anh, thậm chí nhiều người còn có bằng đại học tại chức, nhưng để đạt yêu cầu của Bộ GD-ĐT họ cần được bồi dưỡng thêm.
Trong cuộc sát hạch của Bộ GD-ĐT về trình độ tiếng Anh, tỉnh Hòa Bình có tám giáo viên của năm trường tiểu học đi thi, nhưng chỉ ba người đạt yêu cầu. Theo bà Diễm, năm học này ba giáo viên trên tiếp tục dạy thí điểm tiếng Anh lớp 4. Ngoài ra sẽ triển khai việc dạy tiếng Anh lớp 3 ở chín huyện và thành phố, mỗi nơi có 2-3 trường. Để có giáo viên đảm nhiệm, Sở GD-ĐT Hòa Bình đã khảo sát, chọn lọc từ gần 200 giáo viên (tính cả biên chế, hợp đồng) để có kế hoạch đưa đi bồi dưỡng, số giáo viên được bồi dưỡng tới tháng 1-2012 mới được tổ chức thi lấy chứng chỉ.
Tại Hải Dương, trong khoảng 700 giáo viên, chỉ có chục người vượt qua đợt sát hạch đầu tiên của Bộ GD-ĐT. Trong số những người trượt, có người chưa đạt trình độ B1 nhưng vẫn đang dạy tiếng Anh theo chương trình tự chọn ở trường tiểu học.
Theo TTO
Cướp xe ôm bất thành Đến vườn cao su vắng vẻ, Tỉnh cùng đồng bọn ra tay cướp xe ôm nhưng bất thành. Lúc 16h ngày 10-9, tên Phạm Văn Tỉnh (SN 1993, trú tại tỉnh Bình Dương, bàn bạc với Trần Đăng Khoa (SN 1990, trú tai huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) và Phạm Hoàng Tâm (SN 1991, trú tại tỉnh Bình Dương) đi cướp xe...