Thực trạng sách tham khảo cho học sinh
“Tôi là người ngày nào cũng đọc sách, viết sách. Với tôi, tính trách nhiệm của tác giả với bạn đọc là điều quan trọng nhất. Bây giờ nhiều tác giả chỉ chạy theo lợi nhuận, viết sách kiếm tiền. Thế là hại bạn đọc, hại trẻ em” – GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục bày tỏ bức xúc về chất lượng sách tham khảo hiện nay.
Phụ huynh bị đánh lừa
Phản ứng về vụ việc gây ầm ĩ thời gian gần đây khi sách viết cho trẻ em lại in hình cờ Trung Quốc trên cổng trường học, GS Phạm Minh Hạc cho rằng đây là lỗ hổng ở khâu xuất bản. “Phụ huynh đang bị đánh lừa. Sẽ có người mua cuốn sách này vì ở ngay trang đầu giới thiệu, người viết khẳng định soạn theo chương trình Bộ GD-ĐT thế nhưng lại không được Bộ GD-ĐT kiểm duyệt hay có ý kiến gì. Như vậy mà Cục Xuất bản cũng cho phép phát hành, trong khi đáng nhẽ phải thông qua Bộ GD-ĐT”- GS. Phạm Minh Hạc phân tích.
Cũng theo GS, với những đầu sách xuất bản cho trẻ em, cụ thể là sách tham khảo học tập thì cần đổi mới trong cách quản lý, có sự kiểm định của Bộ GD-ĐT thay vì cấp phép tràn lan như hiện nay. “Chúng tôi cũng như bạn đọc mong chờ việc xử lý với những người liên quan đến sự việc từ tác giả, nhà xuất bán (NXB), Cục Xuất bản đều phải có hình thức kỷ luật cao hơn, nhằm nâng cao tính trách nhiệm của người viết. Nếu tác giả không tự đề cao trách nhiệm cá nhân của mình thì cần có chế tài nặng” – GS. Phạm Minh Hạc kiến nghị.
Nói về việc xuất bản sách tham khảo, ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, viết loại sách này hoàn toàn không dễ, để xuất bản càng khó hơn. “Hiện NXB Giáo dục có khá nhiều đầu sách tham khảo ở nhiều mảng khác nhau như sách nâng cao các môn học, sổ tay học tập, kỹ năng sống, từ điển… Để đảm bảo chất lượng ấn phẩm cũng như uy tín của NXB, đội ngũ biên tập rất quan trọng và phải có chuyên ngành, phụ trách từng bộ môn, lĩnh vực. Ngoài năng lực chuyên môn còn đòi hỏi tính nhạy bén chính trị, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp… Làm sách mới nhìn tưởng đơn giản nên nhiều NXB đều muốn tham gia nhưng càng làm sẽ càng thấy khó” – ông Nguyễn Minh Khang khẳng định.
Cũng theo ông Khang, khi đã làm thành sách mới phát hiện ra sai sót thì sẽ rất khó xử lý, và hậu quả là rất lớn. “Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm, mọi khâu đều phải có quy trình hoàn chỉnh và có đội ngũ biên tập, tác giả có kinh nghiệm, được ràng buộc trách nhiệm cao. Điều này không phải NXB nào cũng có được”.
Bộ GD-ĐT vẫn loay hoay quản lý
Video đang HOT
Sau hàng loạt những hạt sạn khó tha thứ trong các ấn phẩm dành cho trẻ em, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có động tác để khắc phục như rà soát lại các NXB thuộc trách nhiệm mình quản lý, gửi công văn yêu cầu các cơ sở GD-ĐT không sử dụng sản phẩm bị “lỗi”… Tuy nhiên, để tìm ra biện pháp lâu dài và thực sự hiệu quả đảm bảo chất lượng sách tham khảo thì nhiều câu trả lời từ phía Bộ vẫn chỉ ở dạng kiến nghị, đề xuất.
Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, vấn đề kiểm soát sách tham khảo trong nhà trường được triển khai từ nhiều năm trước, trong đó có Công văn 6631 hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa phổ thông và sách tham khảo năm 2008. “Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng sách tham khảo có “sạn”, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giao các vụ bậc học chúng tôi rà soát công văn này để bổ sung một số nội dung mới”, ông Phạm Ngọc Định cho biết.
Tuy vậy, việc làm sao để ngăn chặn sách có “sạn”, sách chất lượng quá kém và không phù hợp với mục tiêu giáo dục vào các trường mà vẫn tôn trọng Luật Xuất bản, tôn trọng quyền bán sách của các nhà làm sách thì câu trả lời lại được hướng vào cách làm cũ đã từng triển khai và phải ngừng lại vì bất cập. Được biết, trước đây Bộ GD-ĐT từng đưa ra một danh mục sách tham khảo được sử dụng trong thư viện nhà trường nhưng rồi ngừng lại vì bị dư luận xã hội phản ứng, bị cho là tạo điều kiện để nảy sinh tiêu cực trong xuất bản sách giáo dục. “Trong bối cảnh như vậy có nên đưa trở lại danh mục này? Nếu có danh mục này thì cách làm thế nào để phù hợp với Luật Xuất bản?”, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, đặt vấn đề.
“Với chất lượng sách tham khảo trong nhà trường, ngành giáo dục chắc chắn phải có trách nhiệm kiểm soát. Nhưng với sách tham khảo trên thị trường, chúng tôi mong chờ vào ý thức trách nhiệm của các NXB, vào sự kiểm soát của dư luận xã hội, giúp phụ huynh học sinh loại bỏ được sách kém chất lượng” – ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT tha thiết.
Theo 24h
Điểm sàn phụ thuộc vào đề thi
Chiều 22.1, Bộ Giáo dục -Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết và đưa ra phương hướng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013. Tại đây, Bộ đã công bố những thông tin mới nhất về hai kỳ thi này.
Điểm sàn phụ thuộc vào chất lượng đề thi từng năm ?
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết những năm qua, điểm sàn kỳ thi ĐH, CĐ được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tính toán trên hệ số dịch chuyển của thí sinh..., nhưng giữa thực tế và lý thuyết khác nhau. Tiêu chí xác định điểm sàn làm rất kỹ nhưng cảm thấy chưa chắc chắn. Ví dụ: Khối B đã để số thí sinh đủ điểm sàn gấp trên 10 lần chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ. Như vậy, việc đưa ra điểm sàn dựa trên các yếu tố như những năm qua là chưa chính xác.
Vì thế, Bộ sẽ xem xét phương án tính điểm sàn là điểm bình quân của tất cả các thí sinh đạt được. Trong trường hợp đó, không cần hội đồng xác định điểm sàn nữa mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chỉ cần công bố phổ điểm của từng môn để căn cứ làm điểm sàn. Như vậy, điểm sàn sẽ phụ thuộc vào chất lượng đề thi từng năm và chỉ mang tính tương đối.
Mở rộng đối tượng ưu tiên
Năm nay, Bộ bổ sung một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh hệ chính quy năm 2013. Cụ thể: Cho phép tuyển thẳng vào các trường những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT. Đồng thời, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng. Bộ cũng cho biết các trường đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học dự bị 6 tháng.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (TP.HCM) đọc thông tin về Tư vấn mùa thi năm 2013 của Báo Thanh Niên - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông
Năm 2013, Bộ đã bổ sung đối tượng dự thi là những người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ hoặc ĐH. Những thí sinh này phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh chính quy.
Đồng thời, Bộ cũng quy định: Chỉ tiêu liên thông ĐH, CĐ chính quy được xác định trong tổng chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy của trường và chiếm không quá 20% tổng chỉ tiêu này; chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng 2 theo hình thức vừa học vừa làm tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy.
Không thi tuyển đối với bậc trung cấp
Đối với tuyển sinh TCCN năm 2013, vẫn theo hình thức xét tuyển. Riêng đối với các ngành năng khiếu, môn văn hóa được thực hiện theo hình thức xét tuyển, môn năng khiếu do hiệu trưởng nhà trường quyết định thi tuyển hoặc xét tuyển. Thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào TCCN sẽ nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh về trường đăng ký dự tuyển. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể của việc thu nhận hồ sơ và công tác tuyển sinh TCCN tại địa phương, các sở GD-ĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào TCCN của thí sinh trên địa bàn tỉnh (thành phố) và chủ động bàn giao cho các trường theo kế hoạch và yêu cầu thu nhận hồ sơ của từng trường.
Năm học này, Bộ tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc TCCN trong các trường ĐH theo lộ trình giảm 20%/năm và chấm dứt đào tạo TCCN trong các trường ĐH trước năm 2017.
Chấm thanh tra bài thi
Ở cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, công tác chấm thi sẽ có nhiều giải pháp mạnh nhằm khắc phục hạn chế ở kỳ thi vừa qua.
Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ sung quy định về việc chấm kiểm tra tối thiểu 5% bài thi các môn tự luận; đồng thời Bộ tổ chức Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận.
Với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường. Ban chấm thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn tự luận. Bộ sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những cá nhân, đơn vị liên quan nếu có sai sót, không đúng quy định trong công tác chấm thi. Năm nay, Bộ cũng sẽ thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận, công bố công khai kết quả chấm thẩm định. Kết quả chấm thẩm định là kết quả cuối cùng bài thi của thí sinh.
Theo thanh niên
Trường khối văn hóa - nghệ thuật bỏ thi môn văn Được Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép tuyển sinh riêng, hiện 10 trường đại học, cao đẳng thuộc khối văn hóa - nghệ thuật đang xây dựng đề án tuyển sinh cụ thể. Theo đó sẽ có một số thay đổi so với kỳ thi tuyển sinh năm trước. Không thi văn nhưng vẫn tính điểm Theo quy định của Bộ,...