Thực trạng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu quý I/2020: Kẻ duy trì có lãi, người hạch toán lỗ kỷ lục
Trái ngược với dự kiến của các chuyên gia, bức tranh kết quả quý I của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang cho thấy tình cảnh trái ngược nhau khi đặt trong bối cảnh giá dầu giảm kỷ lục.
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) “vượt khó” trước tác động kép từ Covid và giá dầu giảm
Hoàn cảnh trái ngược của các doanh nghiệp
Dịch Covid 19 cùng việc thỏa thuận cắt giảm giữa Nga và các quốc gia thuộc khối OPEC không đạt được thỏa thuận trong quý I/2020 đã khiến cho giá dầu sụt giảm mạnh, từ mức 61,18 USD/thùng vào đầu quý xuống còn 20,48 USD/thùng (tương ứng với mức giảm 66%).
Xét trên từng sự kiện, nếu như việc không đạt được thỏa thuận cắt giảm gây tác động lên nguồn cung, thì Covid 19 gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất – du lịch, qua đó gây suy giảm nhu cầu đối với dầu mỏ. Điều này dẫn đến một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử khi các bể chứa cũng như tàu đã vượt quá công suất, không thể chứa thêm dầu khai thác. Qua đó, tạo nên một sự kiện hy hữu khi giá hợp đồng tương lai dầu trong phiên giao dịch ngày 20/4/2020 xuống mức âm.
Không thoát khỏi dòng chảy sự kiện trên, hai doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu hàng đầu Việt Nam là PLX và OIL đều có mức ghi nhận lỗ kỷ lục trong quý I/2020.
Cụ thể, PLX đã có một kỳ báo cáo ghi nhận mức lỗ kỷ lục của mình với con số -3.107 tỷ đồng. Đóng góp chính cho con số đó là việc bán hàng dưới mức giá vốn, đồng thời trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Video đang HOT
Với OIL, con số có phần “dễ thở” hơn nhưng cũng là mức lỗ lớn nhất ghi nhận trong 1 quý kể từ thời điểm thành lập Công ty. Ảnh hưởng của biến động xăng dầu thế giới trong quý I làm sản lượng kinh doanh xăng dầu nội địa giảm khoảng 11%, sản lượng bán lẻ giảm 6%, lượng trích lập dự phòng tồn kho lớn, khiến cho Công ty công bố báo cáo tài chính quý I với khoản lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng.
PLX và OIL báo lỗ kỷ lục trong quý I/2020
Trái ngược với tình hình của hai doanh nghiệp trên, một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khác (dự kiến niêm yết HOSE trong tháng 6/2020) lại có kết quả kinh doanh trái ngược. Đó là Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH), đơn vị dẫn đầu thị phần tại Đồng bằng Sông Cửu Long, đã khiến giới đầu tư bất ngờ với kết quả quý I của mình.
Cụ thể, doanh thu quý I/2020 của PSH ghi nhận ở mức 1.618 tỷ đồng (bằng 78% so với cùng kỳ); lợi nhuận sau thuế ở mức 20,9 tỷ đồng với EPS bằng 713 đồng (lần lượt bằng 79,5% và 62,4% so với cùng kỳ). Đây được coi là kết quả tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô chung tại Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn.
Kỳ vọng sớm trở lai quỹ đạo
Diễn biến giá dầu thế giới có sự hồi phục tích cực, kéo dài từ tháng 4 và tiếp tục xu hướng cho đến thời điểm hiện tại của tháng 5/2020. Tính đến 7h10 (giờ Việt Nam) ngày 18/5, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đạt giá trị giao dịch 30,84 USD/thùng. Trong nước, vào chiều ngày 13/5/2020, Bộ Công thương đã tiến hành điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu với mức tăng từ 83 đồng/lít cho đến 604 đồng/lít tùy sản phẩm.
Diễn biến hồi phục của giá dầu thế giới và trong nước được kỳ vọng sẽ sớm giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu sớm trở lại quỹ đạo.
Với PLX và OIL, hai doanh nghiệp này đã chủ động trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với giá trị lần lượt là 1.500 tỷ đồng và 275 tỷ đồng trong quý I/2020 (tương đương lần lượt 32% và 76% lợi nhuận sau thuế năm 2019 của mỗi công ty). Với việc giá dầu hồi phục, hai doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ hồi tố khoản trích lập này trong giai đoạn 3 quý cuối năm.
Đối với Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH), trong tháng 4/2020, Công ty đã chủ động lên phương án mua tích trữ nguyên liệu đầu vào. Tại thời điểm đó, giá dầu WTI hợp đồng tương lai dao động quanh mức 20 USD/thùng trở xuống (thậm chí xuống mức giá âm trong phiên giao dịch kỷ lục). Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp Công ty được hưởng phần chênh lệch khi giá bán lẻ xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng theo diễn biến giá dầu thế giới.
Doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất
Do bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp mong muốn, lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ giảm mạnh hơn nữa để hỗ trợ sản xuất.
Bước sang tháng 5, các ngân hàng vẫn tiếp tục theo xu hướng giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, kích cầu sản xuất.
4 ngân hàng có vốn nhà nước là Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV giảm từ 1,5 - 2%/năm với hàng chục ngàn tỷ đồng tín dụng ưu đãi.
Cùng với đó, ngân hàng HDBank cũng tung thêm gói 10.000 tỷ đồng, lãi vay giảm 2 - 4%/năm cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ; Ngân hàng Nam A Bank giảm thêm 2 - 2,5%/năm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất. (Ảnh minh họa: KT)
Giảm lãi suất cho vay là động thái tích cực của các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, sau khi trải qua thời kỳ khủng hoảng vì Covid-19, do không có nguồn thu cho nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp rơi vào tình cảnh lao đao, cạn kiệt nguồn vốn.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai thủ tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ, chủ động làm việc với ngân hàng, đề xuất giãn trả nợ gốc và giảm lãi suất vốn vay từ nay đến hết năm. Các chính sách này đã phần nào giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về tài chính, dòng tiền nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có chính sách khác nhau, không có sự thống nhất để áp dụng chung cho tất cả các đối tượng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ công bố sớm nhất, hàng loạt ngân hàng đồng loạt đăng ký tham gia với lãi suất cho vay cam kết thấp hơn 0,5 - 1% mức thông thường. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cho biết, vẫn khó tiếp cận dòng vốn hỗ trợ này do ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp vay theo đúng tiêu chuẩn thông thường thay vì tình huống dịch bệnh và vẫn đòi tài sản thế chấp. Nếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm hay không chứng minh được thiệt hại và dòng tiền trả nợ, khó có thể tiếp cận gói tín dụng này để duy trì hoạt động.
Anh Hoàng Tấn Minh, chủ một xưởng sản xuất đồ nội thất ở Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, xưởng phải ngừng hoạt động một thời gian dài do dịch bệnh nên hiện thiếu vốn nghiêm trọng. Do là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ nên rất khó có thể tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, sự kỳ vọng vào dòng vốn này là rất mong manh. Vậy nên, anh mong muốn các ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay.
Đồng quan điểm, chị Lê Thu Trang, chủ một công ty may tư nhân ở Đông Anh cho hay, vài tháng nay, do phải "án binh bất động", công ty ngừng sản xuất hoàn toàn nên không có thu nhập, trong khi vẫn phải thanh toán tiền thuê mặt bằng với số tiền là 18 triệu đồng/tháng. Hết thời điểm giãn cách, công ty bắt đầu hoạt động trở lại nhưng sản phẩm làm ra tiêu thụ rất chậm. Một loạt các khoản chi phí như: tiền thuê xưởng, tiền điện nước, tiền lương nhân công... đã "đè nặng" lên "đôi vai" vốn đang rất yếu ớt của doanh nghiệp. Không còn cách nào khác, doanh nghiệp vẫn phải vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động.
Chị Trang cho biết thêm, mặc dù các ngân hàng đã có chính sách giãn, giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng trong tình cảnh như hiện nay, việc giảm lãi suất vẫn "như muối bỏ bể". Chị Trang mong rằng, các ngân hàng sẽ có chính sách giảm mạnh lãi suất cho vay để giúp doanh nghiệp qua cơn "bĩ cực" này...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho hay, NHNN đã có phương án điều hành lãi suất phù hợp, thời gian tới sẽ xem xét để giảm tiếp các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu... Đồng thời, sẽ điều hành chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục kinh tế sau dịch, sẵn sàng can thiệp, đảm bảo ngoại tệ và cam kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Quyết định về lãi suất điều hành, trong đó giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5% xuống 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 3,5% xuống 3%/năm, lãi suất OMO giảm từ 3,5% xuống 3%/năm, trần lãi suất tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75% xuống 4,25%/năm,...
Việc hạ lãi suất này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng huy động được nguồn vốn với chi phí thấp hơn, từ đó có thể hỗ trợ giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp. Với việc giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, NHNN cho biết, đã cân nhắc mức giảm để vẫn đảm bảo huy động được tiền trong dân, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng./.
Kiến nghị tăng phí BOT hoặc Nhà nước bù 5.000 tỉ đồng Sau khi nhận được kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ tăng phí BOT, hoặc nhà nước bù 5.000 tỉ đồng. Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo đó, Bộ GTVT cho rằng trước khi có dịch, 45 dự án BOT...