Thực trạng đáng sợ về gái bán dâm ở Tây Ban Nha
Chính phủ Tây Ban Nha ước tính 90% phụ nữ hành nghề mại dâm ở nước này có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoặc chịu sự kiểm soát của bên thứ ba như bọn ma cô.
Vào buổi sáng đầy nắng ở thành phố Madrid, 2 phụ nữ trẻ đi vào phố nhỏ và đến trước cửa căn hộ. Sau đó, họ bắt đầu gõ cửa. Marcella và Maria, tên 2 cô gái, dành nhiều thời gian đập cửa và la cà tới các hòm thư khắp thành phố. Trong phần lớn thời gian, những cánh cửa không bao giờ mở. Khi làm vậy, 2 cô có thể gặp rắc rối.
Công việc của Marcella và Maria trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống buôn nô lệ tình dục của Tây Ban Nha là công việc nguy hiểm. Bọn tội phạm từng hành hung và đe dọa 2 cô. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục gõ cửa, bởi họ từng ở phía bên kia của những cánh cửa đó, buộc phải bán cơ thể để lấy vài euro mỗi lần quan hệ tình dục. Việc bán thân diễn ra hàng chục lần một ngày, 7 ngày mỗi tuần.
Nạn buôn nô lệ tình dục
Người ta gọi Tây Ban Nha là nhà thổ của châu Âu, sau khi một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2011 gọi xứ sở bò tót là trung tâm mại dâm lớn thứ 3 trên thế giới, sau Thái Lan và Puerto Rico.
Mặc dù Đảng Công nhân Xã hội (đảng tiếp tục cầm quyền thêm nhiệm kỳ từ năm 2019) đã hứa họ biến việc trả tiền mua dâm là hành vi phạm tội, mại dâm bùng nổ từ khi nó được hợp pháp hóa vào năm 1995.
Các tính toán từ năm 2019 trở về trước cho thấy doanh thu của ngành mại dâm ở Tây Ban Nha đạt 26,5 tỷ euro mỗi năm, với hàng trăm nhà thổ có giấy phép và lực lượng gái bán dâm khoảng 300.000 người.
Lực lượng an ninh ở Tây Ban Nha thừa nhận hàng nghìn người khác vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bọn tội phạm. Ảnh: dw.com.
Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm tin nó đã mang lại lợi ích cho những người bán dâm, bao gồm cả việc làm cho cuộc sống của phụ nữ trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận khổng lồ và phần lớn không thể kiểm soát đã thu hút bọn tội phạm, biến Tây Ban Nha thành trung tâm toàn cầu đối với nạn buôn người và nô lệ tình dục.
Video đang HOT
Mại dâm trở thành buôn bán tình dục khi một người di chuyển, giam giữ hoặc vận chuyển người khác với mục đích thu lợi từ hoạt động mại dâm bằng sự gian lận, vũ lực hoặc hành động ép buộc. Ở Anh, hàng nghìn phụ nữ đang làm việc như nô lệ tình dục, nhưng quy mô của vấn nạn tương tự ở Tây Ban Nha thật đáng kinh ngạc.
Nỗ lực của chính phủ Tây Ban Nha
Cho đến năm 2010, luật Tây Ban Nha thậm chí không công nhận buôn, bán người là tội ác. Giờ đây, chính phủ Tây Ban Nha ước tính 90% phụ nữ hành nghề mại dâm có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoặc chịu sự kiểm soát của một bên thứ ba – chẳng hạn như ma cô để trục lợi từ họ.
Từ năm 2012 tới năm 2016, lực lượng an ninh ở Tây Ban Nha đã giải cứu 5.695 người khỏi thân phận nô lệ tình dục nhưng thừa nhận hàng nghìn người khác vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bọn tội phạm.
Từ khi Quốc hội Tây Ban Nha ban hành luật chống buôn người đầu tiên vào năm 2010, chính phủ đã cố gắng khống chế khủng hoảng. Họ chi hàng triệu euro cho một kế hoạch khẩn cấp nhằm vào các cá nhân và băng đảng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Năm 2015, chính phủ đã tiến xa hơn và tạo ra các liên minh chính thức giữa lực lượng an ninh, công tố viên, thẩm phán và các tổ chức phi chính phủ để giải cứu nạn nhân và truy tố thủ phạm. Những người sống sót như Maria và Marcella giờ đây nhận thấy họ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống những tên tội phạm từng bán và lợi dụng họ. Tuy nhiên, liệu liên minh mới của Tây Ban Nha có thể lật ngược tình thế trong nỗ lực chống bọn buôn người không?
Mua dâm ở Tây Ban Nha giống như hoạt động giải trí
Nhiều lý do khiến Tây Ban Nha trở thành điểm nóng của nạn buôn nô lệ tình dục, song Rocio Mora, giám đốc tổ chức Apramp (chuyên hỗ trợ nô lệ tình dục ở Tây Ban Nha), cho rằng văn hóa là lý do lớn nhất. Sự bùng nổ của nạn buôn nô lệ tình dục ở Tây Ban Nha do quan điểm sai lệch của công chúng đối với phụ nữ và tình dục.
“Nhu cầu mua dâm ở Tây Ban Nha rất lớn. Việc mua dâm trở nên bình thường đến nỗi mọi người coi nó như hoạt động giải trí”, Rocio bình luận.
Cuộc khảo sát vào năm 2008 cho thấy 78% người dân Tây Ban Nha tham gia khảo sát tin mại dâm là nghề đương nhiên tồn tại trong xã hội hiện đại. Trong cuộc khảo sát khác vào năm 2006, gần 40% nam giới Tây Ban Nha trên 18 tuổi từng mua dâm ít nhất một lần trong đời.
Rocio Mora còn thấy sự thay đổi lớn về đối tượng mua dâm. Trước đây, phần lớn người mua dâm là đàn ông lớn tuổi muốn “đổi gió”. Giờ đây, cả người mua dâm lẫn phụ nữ bán dâm đều trẻ hơn.
Ngoài ra, phần lớn phụ nữ bán dâm ở Tây Ban Nha hiện nay là người nước ngoài. Rocio Mora và các đồng nghiệp của cô đã hỗ trợ nô lệ tình dục từ ít nhất 53 quốc gia.
Xung đột Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm bất ổn xã hội ở Tây Ban Nha
Chính phủ Tây Ban Nha đang đối mặt với nhiều áp lực từ các cuộc biểu tình, vốn đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên tất cả các lĩnh vực.
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 24/3, cuộc đình công của các tài xế xe tải, cuộc biểu tình hàng loạt của nông dân và ngư dân, sản xuất công nghiệp ngừng hoạt động cùng tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục đã làm gia tăng sự tức giận của công chúng với Chính phủ Tây Ban Nha trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt.
Những người biểu tình tại Tây Ban Nha ngày 23/3. Ảnh: EPA
Sau một ngày cuối tuần chứng kiến hàng chục nghìn người biểu tình, những người biểu tình tiếp tục xuống đường tuần hành vào tối 23/3 tại Tây Ban Nha.
Những cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra nhằm đáp lại lời kêu gọi của các công đoàn hàng đầu ở Tây Ban Nha, UGT và Ủy ban Công nhân CCOO, với khẩu hiệu: "Kiểm soát tăng giá, bảo vệ việc làm, ngăn chặn điều kiện sống đang xấu đi".
Tình trạng bất ổn diễn ra khi Tây Ban Nha chứng kiến giá tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong gần 35 năm, với lạm phát tăng lên đến 7,6% vào tháng 2/2022, trong bối cảnh chi phí năng lượng tiếp tục tăng cao do cuộc xung đột ở Ukraine.
"Chúng tôi muốn EU thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, ít nhất là để các quốc gia điều tiết giá cả. Không thể để các quốc gia bị trói buộc với mức giá hoàn toàn chênh lệch với chi phí sản xuất điện", ông Pepe Alvarez, Chủ tịch của UGT cho biết.
Ban tổ chức cuộc biểu tình cũng cảnh báo hậu quả đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp là nghiêm trọng. "Hàng tháng, hóa đơn tiền điện, sưởi ấm, chi phí xăng và dầu diesel, thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại tăng liên tục. Toàn bộ xã hội đang bị ảnh hưởng nặng nề", tuyên bố của ban tổ chức biểu tình nêu rõ.
Các cuộc biểu tình diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu kéo dài hai ngày, được cho là có khả năng tập trung vào các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trước mức giá năng lượng cao kỷ lục đã trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tây Ban Nha đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn kể từ ngày 14/3 khi các tài xế xe tải tiến hành một cuộc đình công lớn liên quan đến việc tăng giá nhiên liệu.
Chính phủ Tây Ban Nha cũng đang phải đối mặt với một cuộc đình công của các ngư dân hồi đầu tuần này sau lời kêu gọi của một liên đoàn gần 9.000 tàu thuyền nói rằng giá dầu diesel đã khiến nhiều ngư dân thua lỗ.
Trong khi đó, gần 150.000 người trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt đã biểu tình ở Madrid hôm 20/3 do bị ảnh hưởng bởi chi phí thức ăn gia súc tăng cao.
Nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Tây Ban Nha đang gây áp lực lên chính phủ, hối thúc tìm giải pháp cho các cuộc biểu tình, vốn đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên tất cả các lĩnh vực.
Đây là làn sóng bất ổn xã hội lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Pedro Sánchez lên nắm quyền vào giữa năm 2018.
Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong những tháng gần đây để cải thiện mức lương thấp và kiềm chế giá năng lượng tăng bằng cách giảm thuế VAT và thuế sản xuất điện, những nỗ lực của Chính phủ Tây Ban Nha đã bị xóa sổ do lạm phát gia tăng.
Trong những ngày gần đây, Thủ tướng Sánchez đã đi thăm các nước châu Âu nhằm thúc đẩy một phản ứng chung của EU sau nhiều tháng vận động hành lang để Brussels thay đổi cơ chế kết hợp giá điện với thị trường khí đốt.
Cho đến nay, những đề nghị của Madrid vẫn không được chú ý, mặc dù có sự hỗ trợ từ Paris. Ông Sánchez cho biết, nếu EU không đạt được thỏa thuận, Tây Ban Nha sẽ thực hiện một mình. Nhưng những người biểu tình nói rằng điều đó là quá ít, quá muộn, nếu chỉ áp dụng các biện pháp tương tự đã có hiệu lực ở Pháp và Đức.
Tây Ban Nha ban bố khu vực thảm họa trên đảo La Palma Ngày 28/9, Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố đảo La Palma, nơi đang hứng chịu đợt phun trào dữ dội của núi lửa Cumbre Vieja, là khu vực thảm họa, mở đường cho các biện pháp cứu trợ khẩn cấp. Tro bụi phun lên từ miệng núi lửa Cumbre Vieja trên đảo Canary ở La Palma, Tây Ban Nha, ngày 25/9/2021....