Thực tập sinh Việt Nam nỗ lực để hòa nhập cuộc sống tại Nhật
Vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật với chủ đề “Hành trình tại Nhật Bản” của thực tập sinh Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản, lần đầu tiên đã được tổ chức với dự tham dự của nhiều thí sinh.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản Vũ Bình trao giải nhất cho thí sinh Nguyễn Quốc Dũng. (Ảnh: Thành Hữu/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 24/11, tại Đại học Kyushu Sangyo, thành phố Fukuoka, vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật với chủ đề “Hành trình tại Nhật Bản” của thực tập sinh Việt Nam tại khu vực Kyushu, Nhật Bản, lần đầu tiên đã được tổ chức với dự tham dự của các thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ nhiều nghiệp đoàn, công ty.
Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, giúp các thực tập sinh Việt Nam tại khu vực Kyushu trau dồi, nâng cao trình độ tiếng Nhật, hòa nhập tốt hơn cuộc sống và công việc ở Nhật Bản, đồng thời cũng là một diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, phản ánh tâm tư nguyện vọng của thực tập sinh.
Kết thúc vòng chung kết, ban giám khảo đã chọn ra 5 thí sinh xuất sắc nhất để trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích.
Giải nhất đã được trao cho thí sinh Nguyễn Quốc Dũng thuộc nghiệp đoàn HRS đang là thực tập sinh tại công ty cổ phần Smile.
Phát biểu sau khi nhận giải, thí sinh Nguyễn Quốc Dũng cho biết đã rất xúc động và bất ngờ, đồng thời chia sẻ những khó khăn, nỗ lực của bản thân khi mới sang làm việc tại Nhật Bản.
Video đang HOT
Các thí sinh tham dự Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật của thực tập sinh Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản. (Ảnh: Thành Hữu/TTXVN)
Trong cuộc thi, những câu chuyện xúc động về hoàn cảnh gia đình, những khó khăn khi sống ở Nhật Bản đã được chia sẻ để lại nhiều cảm xúc cho những người tham dự.
Hầu hết các thí sinh tham dự đều đưa ra lời khuyên “hãy học thật tốt tiếng Nhật, hiểu biết văn hóa, phong tục, luật pháp Nhật Bản” dành cho những lao động Việt Nam chuẩn bị sang Nhật Bản học tập, làm việc.
Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka.
Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của nhiều nghiệp đoàn, công ty Nhật Bản, cũng như cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Kyushu.
Cùng với quan hệ Việt-Nhật ngày càng phát triển, số lượng người Việt Nam tại khu vực Kyushu, Nhật Bản đã lên tới 33.000 người.
Đây được coi là “tài sản quý giá” để thúc đẩy, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, tốt đẹp giữa khu vực Kyushu với Việt Nam nói riêng và giữa Nhật Bản với Việt Nam nói chung./.
Thành Hữu
Theo TTXVN/Vietnamplus
6 đội thi phía Bắc lọt vào Chung kết hùng biện tiếng Việt cho LHS Lào
Sau 1 ngày tranh tài, chiều tối nay (11/10), Ban tổ chức đã chọn được 6 trong số 42 đội thi xuất sắc nhất vào vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào tại Việt Nam năm 2019.
Hình ảnh phần thi của thí sinh đến từ Học viện Tài chính.
6 đội thi gồm 2 đội giành giải nhất là Học viện ngoại giao và Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên; 4 đội giành giải nhì gồm: Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp - ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Giao thông vận tải; Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH công nghiệp Quảng Ninh.
Ngoài ra còn có 6 đội giải 3 gồm: Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Thủy lợi, Phân hiệu của ĐH Thái Nguyên tại Lào Cai, Học viên Ngân hàng, Học viện Báo chí Tuyên truyền và Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.
Các phần thi hùng biện được đánh giá là có sự đầu tư công phu, mang tính nghệ thuật và nhân văn cao.
Nhận định của Ban tổ chức, qua 42 tiết mục thi hùng biện từ các cơ sở giáo dục trên toàn miền Bắc, các LHS Lào, với kiến thức, sự trải nghiệm và tình cảm của mình đối với đất nước, con người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt thực sự nhuần nhuyễn, truyền cảm với nhiều ý tưởng sáng tạo. Các chương trình dự thi đều có sự đầu tư công phu, mang tính nghệ thuật và nhân văn cao.
Chủ đề của các bài thi rất đa dạng, từ kỷ niệm về cuộc sống, kinh nghiệm học tập, danh lam thắng cảnh đến các chủ đề về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Các bài dự thi đã sử dụng vốn từ phong phú, đa dạng, có ngữ điệu hợp lý, qua đó nêu bật được cảm xúc, suy nghĩ của lưu học sinh Lào đối với đất nước, con người Việt Nam. Phần lớn các bài thi đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem, giúp người xem cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa 2 dân tộc Việt Nam và Lào.
"Qua cuộc thi cho thấy các lưu học sinh Lào đã thực sự vượt qua rào cản về ngôn ngữ để có thể hoà nhập với cuộc sống và môi trường học tập tại Việt Nam" - Ban tổ chức đánh giá.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Sao lại kỳ vọng quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" thành kiệt xuất? Kỳ vọng rằng người thắng cuộc sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất là quá nặng nề cho một cuộc thi đố vui. Ra đời gần 20 năm trước trong bối cảnh sóng truyền hình rất khan hiếm các chương trình khoa giáo cho thanh thiếu niên, "Đường lên đỉnh Olympia" đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông...