Thực tập sinh lương 2 triệu/ tháng, đi làm nghe “phím hàng”, ở nhà bị “Tóp Tóp” dụ dỗ: Kết quả chơi chứng khoán lỗ chổng vó ra!
Một câu chuyện có thật về cô nhân viên văn phòng từng “all-in” chứng khoán.
Lúc còn đi học, là sinh viên kinh tế, tớ cũng được giảng viên bảo là nên đầu tư chứng khoán thử xem. Cọ xát nhiều, kinh nghiệm tăng lên, cái gì cũng phải thử một chút cho biết. Nhưng học rồi thấy rủi ro nhiều lắm, mình thì “hèn”, sợ mất tiền không dám đầu tư.
Nhưng là người bình thường, ai lại chê tiền bao giờ. Đợt năm 2020, thị trường tăng chóng mặt. Thế là một đứa vừa bắt đầu đi làm như tớ, từng thề sẽ không đầu tư chứng khoán, lại bước vào con đường này. Vừa là nhân viên văn phòng, có chút nghề tay trái là đầu tư chứng khoán.
HT
Sinh năm 1999
Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
Nhân viên văn phòng tại công ty truyền thông
Bắt đầu chơi chứng khoán do các anh chị trên văn phòng “dụ dỗ”
Khi bắt đầu đi thực tập cuối năm 2020 đầu năm 2021, trong công ty cũng có nhiều anh chị “chơi chứng”. Thời đó, chứng khoán nở rộ, người người nói về chứng khoán, nhà nhà đổ tiền vào đầu tư chứng khoán. Thế là với một chút tâm lý sợ bị “bỏ rơi”, có chút tò mò, tớ cũng tập tành vừa đi làm văn phòng vừa “chơi chứng”.
Bỏ vào một số vốn siêu ít so với thị trường chứng khoán, khoảng 10 triệu đồng, bắt đầu đầu tư vào tháng 1/2021. Lúc đấy mua cổ phiếu cũng “random” lắm, nghe người này người kia, nghe tên nổi nổi thì mua thôi. Vẫn nhớ sau 1 tuần tớ mua, cũng hên hên ăn được 2-3% gì đó. Thấy là đầu tư chứng khoán cũng dễ mà, vận may mình cũng tốt.
Thế nhưng “đùng”, thị trường giảm sâu, bảng điện “xanh lơ”, cổ phiếu giảm sàn. Tớ đặt lệnh bán tháo còn không được. Vừa làm vừa nghĩ về chứng khoán, chẳng tập trung được. 10 triệu thôi nhưng với một đứa đi làm thực tập lương có 2 triệu thì đó là một khoản tiền vô cùng lớn rồi.
Sau đó, sợ quá, tớ cũng kệ danh mục đó, không quan tâm cũng không mua vào nữa. Nghĩ thầm chắc không bao giờ đầu tư nữa đâu.
Đến lượt “Tóp Tóp” dụ dỗ, canh bảng điện quá nhiều, xao nhãng công việc
Nhưng người tính không bằng trời tính, đợt Hà Nội cách ly tháng 7, 8 năm ngoái, nằm nhà lướt Tóp Tóp thì 10 video có đến 7 video về chứng khoán. Thế là “lòng tham” lấn át “lý trí”, tớ quyết định đầu tư lại.
Lần này không làm người chơi hệ random nữa, đầu tư cổ phiếu nào cũng tìm hiểu rõ hơn. Thị trường “uptrend”, đầu tư đúng ngành nên cũng lời sương sương. Hồi đấy, mỗi lần vào bảng chứng khoán nhìn là sướng lắm. Xanh mướt luôn mà, hôm nào mà có mã tím thì vui cả ngày.
Thị trường đợt cuối năm 2021, người “ăn” được trên thị trường rất nhiều. Đi làm cũng toàn nói chuyện chứng khoán, mã này mã kia. Có hôm đi trên đường đi làm về, tớ còn nghe “lỏm” được người ta nói chuyện chứng khoán. Đứng trong thang máy cũng bàn về “3 chữ cái”.
Chiến lược đầu tư của tớ vốn dĩ là đầu tư dài hạn, nhưng lại thấy các cổ phiếu penny toàn nhân 2, nhân 3 lần. Thế là một lần nữa FOMO, quyết định chơi lướt sóng. Lần này còn quyết định “all-in” hết tiền tiết kiệm vào. May vẫn còn biết sợ một chút, không margin, không thì không có tớ ngồi đây gõ những dòng này nữa đâu.
Từ lúc đấy, mỗi khi đến văn phòng, thay vì kiểm tra lại công việc hôm nay, việc đầu tiên tớ làm là xem bảng điện. Có cái lạ là bảng điện chứng khoán hấp dẫn lắm. Có những hôm cả sáng chẳng làm được gì vì ngồi nhìn bảng chứng khoán nhiều quá. Không thì tâm trí cũng quanh quẩn mấy mã mình vừa mua. Đặc biệt khi chơi penny, biên độ dao động lớn. Lãi nhiều thì lỗ cũng chẳng thiếu. Nó mà đâm đầu đi xuống thì chẳng khác gì rơi thang máy.
Lắm lúc trễ deadline cũng vì vậy. Mà cái lời kiếm được từ thị trường chứng khoán chắc gì đã bù lại được khoản phạt do trễ deadline. Chưa kể chắc gì đã lời, làm cú sập thị trường thì lại “đi bụi” hết. Chưa kể, nhìn thấy bản thân lỗ sinh ra tâm lý lắm. Sợ mất tiền (all-in toàn bộ tiền rồi mà), xong táy máy tay chân đặt lệnh bán mua không suy nghĩ. Lại sinh ra lỗ thêm. Người ta thì mua đáy bán đỉnh, tớ thì đu đỉnh cắt lỗ ở đáy.
Sau cũng nhận ra cái gì phù hợp với bản thân, cái gì không. Dần dần tìm được trạng thái cân bằng, biết phong cách đầu tư nào phù hợp với bản thân nên cũng đỡ hơn.
Mà đi làm được cái còn hay nghe các anh chị “phím hàng”. Bảo mã cổ phiếu này hay lắm, mã kia nên bán đi xấu lắm rồi. Lắm lúc cũng dở khóc dở cười, lỗ “chổng vó” ra vì những lời khuyên kiểu này. Vì phong cách đầu tư khác nhau, nguồn lực tài chính, khả năng chịu rủi ro cũng khác, nên thảo luận vậy thôi, quyết định vẫn ở mình.
Bài học kinh nghiệm rút ra
Là dân văn phòng, đầu tư chứng khoán cũng tốt đấy. Về dài hạn, nắm giữ cổ phiếu tốt, cũng là một khoản thu nhập thụ động hợp lý. Nhưng không kiểm soát được cảm xúc thì dễ bị ảnh hưởng đến công việc lắm. Bảng điện đỏ xanh là cái gì đó vô cùng hấp dẫn, một khi đã ngồi nhìn biến động là không dứt ra được.
Sau 2 năm vừa đi làm, vừa có chút kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán, mình đã đúc kết được một số bài học:
- Nên tìm hiểu trước khi vào thị trường. Đừng như mình, nhân một ngày đẹp trời hứng lên thì mua cổ phiếu, sau lỗ chổng vó. Dù vậy, vẫn nên đầu tư khi sớm. Mình hay bảo với bạn là tiếc vì không đầu tư đợt tháng 3/2020 (giảm kỷ lục trên thị trường). Kiến thức là nền tảng, còn trải nghiệm giúp bạn hiểu thị trường hơn.
- Là dân văn phòng, đầu tư chứng khoán thì nên xác định là nguồn thu nhập thụ động thôi. Do vậy phân bổ thời gian hợp lý đừng để ảnh hưởng đến công việc chính của mình.
- Trên văn phòng, nghe phím hàng ít thôi. Có chiến lược riêng, đầu tư bắt chước hên thì lời, xui thì lỗ không còn “cái nịt”. Nguy hiểm lắm, hãy quản lý rủi ro thật tốt.
Clip: 5 thứ mà nhà đầu tư mới không nên mắc phải nếu muốn chơi chứng khoán có lời
Cùng nghe những kinh nghiệm cá nhân của chủ kênh TikTok Dương Lớ Chứng Khoán.
Ảnh minh họa
Không thể phủ nhận rằng năm 2021 vừa rồi chính là thời điểm đỉnh cao của ngành chứng khoán. Và đây cũng là một năm đầy biến cố với những nhà đầu tư F0 mới gia nhập thị trường. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm cộng thêm những cú rung lắc thị trường cực mạnh, nhiều F0 đã rơi vào tình trạng gồng lỗ, thậm chí trắng tay.
Vậy làm thế nào để dân chơi chứng F0 nhận ra những bài học trong năm cũ và khắc phục chúng? Cùng lắng nghe Nguyễn Hoàng Dương (Dương Lớ) - chuyên viên tư vấn đầu tư, chủ kênh TikTok Dương Lớ Chứng Khoán chỉ ra những "bài học xương máu" được rút ra từ năm cũ trong chuỗi video kết hợp với MoneyZ.
Dương Lớ rút tiếp "kinh nghiệm xương máu" từ năm cũ cho dân chơi chứng
1. Trung bình giá (DCA)
Đây là một kỹ năng đơn giản dễ dùng với người mới. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư đã thua lỗ vì không áp dụng đúng cách. Kỹ năng này thường phù hợp với các nhà đầu tư trường lực vốn, nhiều tiền và cũng hợp với các quỹ đầu tư.
Lưu ý rằng chúng ta chỉ áp dụng trung bình giá khi có một kế hoạch đầu tư bài bản, nghĩa là biết được mua bao nhiêu lần, mua vùng nào, nắm giữ bao lâu.
2. Phải kiên nhẫn
Tùy vào từng thời điểm trên thị trường sẽ tồn tại các sóng ngành khác nhau. Nếu chúng ta đã lỡ không bắt kịp sóng ngành thì cũng không nên hoảng loạn cutloss và nhảy sóng ngành. Vì nếu khi nhảy vào rất có thể ngành đó đã tăng trưởng hết rồi.
3. Sóng Blue, Mid, Penny
Tiếp tục là sóng, nhưng lần này là chọn sai cổ phiếu. Sẽ có từng giai đoạn cho Blue, Mid, Penny chạy. ( Bluechip, Midcap hay Penny là cách gọi các nhóm cổ phiếu được phân loại theo vốn hoá thị trường từ lớn đến nhỏ).
4. Không bao giờ cutloss (cắt lỗ) ở hỗ trợ
5. "Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng"
Đây cũng là tip cuối cùng, bạn phải biết mình hợp với phong cách đầu tư nào nhất. Từ đó bạn sẽ đưa ra được danh mục đầu tư đúng đắn và phân bổ cổ phiếu hợp lý.
Tham gia vào cuộc đua chứng khoán chắc chắn sẽ có lúc thắng lúc thua, quan trọng là nhà đầu tư phải biết mình sai ở đâu để khắc phục ngay ở đó, có như thế mới hi vọng chiến thắng được thị trường trong năm nay.
Đây cũng là video thứ 2 mà Dương Lớ x MoneyZ thực hiện dựa trên kinh nghiệm đầu tư cá nhân. Xem phần 1 tại đây: "TikToker rút ra 5 kinh nghiệm "xương máu" khi đầu tư chứng khoán trong năm cũ".
Còn bạn, có tips nào cần rút ra cho chặng đầu tư "chứng cháo" trong năm mới này không?
Đến dâu tương lai nhà tỷ phú cũng chơi chứng khoán, nhưng lại mắc một lỗi mà 99% "ma mới" đều dính Chắc là nhiều người đồng cảm với Linh Rin lắm nè! Kể từ khi công khai hẹn hò với Phillip Nguyễn - thiếu gia nhà tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cũng rời xa con đường nghệ thuật. Thời gian gần đây cô nàng còn tập tành kinh doanh, đầu tư và mới nhất là tham gia "mặt trận" chứng khoán. Trên trang cá...