Thực tập ở phòng thí nghiệm ảo
Ấn Độ vừa đưa vào sử dụng mạng lưới phòng thí nghiệm trực tuyến quy mô lớn, cho phép sinh viên (SV) thực hiện các cuộc thí nghiệm khoa học từ xa qua mạng internet.
Theo báo The New York Times, dự án Phòng thí nghiệm ảo (Virtual Labs Project), do Bộ Phát triển nhân lực Ấn Độ tài trợ và điều hành. Hệ thống bao gồm một mạng lưới website nghiên cứu của các trường ĐH hoạt động như những máy chủ. Gần 300 khoa đại diện cho 152 cơ sở đào tạo bậc cao trên khắp Ấn Độ đang tham gia cung cấp phòng thí nghiệm ảo trong khuôn khổ dự án tr
Bộ trưởng Phát triển nhân lực Kapil Sibal tại buổi lễ công bố dự án Phòng thí nghiệm ảo – Ảnh: PIB
Chính phủ Ấn Độ hy vọng cung cấp cho ít nhất 500.000 SV có cơ hội tiếp cận các phòng thí nghiệm ảo nhằm thu hẹp sự cách biệt công nghệ số giữa giảng viên và SV ở đô thị và nông thôn. Với phòng thí nghiệm ảo, các SV trên khắp nước này sẽ có thể tiếp cận các phòng thí nghiệm thật ở cách đó hàng trăm km. SV có thể “tham quan” bất kỳ phòng thí nghiệm nào và học vào bất cứ giờ nào thuận tiện. SV cũng có thể gửi kết quả thí nghiệm của mình nhờ các khoa của Viện Công nghệ Ấn Độ và các cơ sở đối tác khác đánh giá. “Đây là những phòng thí nghiệm đẳng cấp thế giới và chúng tôi sẽ phục vụ mọi chương trình học trong nước”, Bộ trưởng Phát triển nhân lực Kapil Sibal cho biết.
Video đang HOT
Đối với chính phủ Ấn Độ, các phòng thí nghiệm ảo là một phần giải pháp cho tình trạng thiếu thốn các phương tiện khoa học đắt tiền nhưng quan trọng, vốn là một thách thức đáng kể đối với các cơ sở đào tạo ở vùng xa và khó khăn về kinh tế.
Theo TNO
Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam
Trở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ của cuộc sống.
Công việc hiện tại của Tiến sĩ Võ Tá Đức là nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm các nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Mỹ.
TS Võ Tá Đức hồi còn nhỏ tại Việt Nam.
Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em ở Phú Yên, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi đường phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
Đến năm 1981, ba Đức cố xoay xở tìm cách cho cậu theo một người bà con tìm đường sang Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ VN bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.
Cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa ấy suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù.
Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa Vật lý Trường Đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh.
Nói về thành công của mình, Tiến sĩ Đức cho biết: "Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là
Theo DV
ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội: Đào tạo hệ cử nhân trong 3 năm Trong khi các trường đại học tại Việt Nam đào tạo hệ cử nhân kéo dài 4 năm thì trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đào tạo hệ cử nhân thời gian 3 năm. Tại sao lại như vậy? Giải thích về vấn đề này, giáo sư Pierre Sebban - Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học và Công nghệ...