Thực phẩm và đồ uống nên ăn để kiểm soát huyết áp
Một chế độ ăn uống chứa nhiều trái cây, rau quả như chuối, hành tây, bông cải, trà xanh, nước ép lựu… được coi là tuyệt vời để kiểm soát huyết áp.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân chính của tăng huyết áp hoặc huyết áp cao là căng thẳng. Nhưng nó cũng có thể do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh thận và thói quen lối sống không lành mạnh. Nếu không được quản lý kịp thời, việc tăng huyết áp có thể dẫn tới những cơn đau tim, đột quỵ và các vấn đề khác.
Thực hiện những thay đổi lành mạnh trong lối sống của bạn là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, thực phẩm từ sữa ít béo, được coi là tuyệt vời khi cố gắng kiểm soát vấn đề huyết áp cao, theo The Times of India.
Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của mình để kiểm soát huyết áp:
Trà dâm bụt chứa nhiều anthocyanin và các chất chống oxy hóa khác. Cả hai làm việc cùng nhau để ngăn chặn sự thu hẹp của các mạch máu, điều này giúp giảm huyết áp.
Trà xanh
Trà xanh cũng có hiệu quả trong việc chống lại huyết áp cao vì nó chứa polyphenol. Polyphenol là một nhóm các chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật mạnh mẽ và được tìm thấy trong trà xanh với số lượng dồi dào.
Các polyphenol có trong trà xanh giúp tăng quá trình oxy hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn và giảm huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH
Video đang HOT
Nước ép quả lựu
Nước ép lựu giúp giảm huyết áp cao, cải thiện mức cholesterol và thậm chí giảm các mảng bám trong động mạch.
Nước ép cần tây
Cần tây chứa 3-n-butylphthalide, có tác dụng làm giãn các thành cơ của mạch máu. Huyết áp giảm khi các mạch máu giãn ra và cho phép máu lưu thông dễ dàng và tự do hơn. Nước ép cần tây, táo, cà rốt và củ dền rất tốt cho bệnh cao huyết áp.
Nước
Nếu bạn đang bị huyết áp cao, hãy uống đủ nước. Đây là cách dễ nhất để kiểm soát vấn đề huyết áp cao. Mất nước có thể dẫn đến sự co lại của các mạch máu.
Uống đủ nước cũng là cách giúp điều hòa huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH
Chuối
Ăn thực phẩm giàu kali cũng giúp giảm huyết áp. Điều này làm cho chuối trở thành một lựa chọn tuyệt vời.
Bông cải xanh
Giàu magiê, canxi và kali, bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời để điều chỉnh và kiểm soát huyết áp. Mầm bông cải xanh rất giàu các hợp chất giúp giảm thiểu huyết áp.
Hành tây
Hành tây chứa nhiều prostaglandin A, có thể làm giãn mạch máu, giảm sức cản của mạch máu, giảm độ nhớt của máu và cải thiện vi tuần hoàn của máu. Hơn nữa, vỏ hành tây có chứa quercetin (một sắc tố thực vật), có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch.
Hành tây chứa sắc tố quercetin có thể giúp cơ thể hạ huyết áp một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Ảnh: NHẬT LINH
Hạt lanh
Ngay cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, tiêu thụ hạt lanh sẽ rất có lợi cho bạn. Hạt lanh chứa axit alpha-linolenic, lignans, peptit và chất xơ có thể hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp cao.
Muối hoặc natri
Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng muối ăn vào. Không tiêu thụ nhiều hơn 1 thìa cà phê muối hoặc 5 g muối mỗi ngày. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm giàu natri như: bột nở, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bảo quản, dưa muối, khoai tây chiên, các loại hạt, bỏng ngô và bánh quy, theo The Times of India.
Nguy cơ kháng kháng sinh từ thực phẩm
Theo GS Nguyễn Gia Bình không chỉ có tình trạng kháng kháng sinh do sử dụng thuốc bữa bãi khi ốm đau mà tình trạng hiện nay thì kháng kháng sinh còn len lỏi trong cả bữa cơm.
Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IX ngày 26 - 27/11/2020 do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "Phòng chống kháng kháng sinh" nhằm tiếp nối các hoạt động của tuần lễ truyền thong phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế.
Trong khi đó, các thuốc kháng sinh sử dụng ngoài ngành y tế rất nhiều, khó kiểm soát. Điều đáng ngại là các loại kháng sinh này có giá thành rất rẻ và thường có trong thức ăn của người cũng như của gia súc. Hiện nay Việt Nam có nguy cơ toàn kháng kháng sinh nghĩa là không còn thuốc kháng sinh nào có khả năng tiêu diệt được các loại vi khuẩn.
GS Bình cho biết muốn ngăn chặn được tình trạng kháng kháng sinh, quan trọng nhất là công tác phòng chống vi khuẩn.
Từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch quốc gia phòng chống kháng thuốc để giải quyết tình trạng kháng thuốc. Bộ Y tế đã soát hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng, quản lý việc kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất hạn chế.
Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.
Kế hoạch Hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam kết thúc vào cuối năm 2020, hiện tại Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021-2030.
Đừng làm 3 việc này khi nấu ăn, nếu không có thể dính hàng loạt bệnh đáng sợ Trong công cuộc nấu ăn, có 3 hành động được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh. Mọi sinh vật trên thế giới đều cần ăn uống để tồn tại. Con người cũng vậy, dù lành hay bệnh đều cần cung cấp dinh dưỡng để phát triển. Chúng ta quen có châm ngôn: "Đói...