Thực phẩm thô: Lợi bất cập hại khi dùng sai cách
Chúng ta luôn được khuyến cáo về những lợi ích của lương thực thô nhưng không phải ai cũng biết ăn uống đúng cách. Nếu mắc phải những lầm tưởng này coi chừng lợi bất cập hại.
Sử dụng lương thực thô kiểu này cẩn thận lãng phí dinh dưỡng mà còn dễ phản tác dụng
Dùng lương thực thô thay thế hoàn toàn cho thực phẩm chính
Nói đến “thực phẩm chính” chủ yếu chính là cơm mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày, bên cạnh đó có thể kết hợp với bún, phở, hủ tiếu vv… để thay đổi khẩu vị. Mặc dù đây là thành phần thiết yếu nhất trong bữa ăn nhưng hiện nay, nhiều người vì muốn giảm cân mà thực hiện chế độ ăn kiêng một cách mù quáng, trong đó có cả tình trạng cắt giảm thực phẩm chính mà thay bằng các loại lương thực thô hoàn toàn.
Trên thực tế, hành động này là hoàn toàn vô ích đối với những người vốn có chức năng tiêu hóa kém, thậm chí có khi còn gây bệnh tật vì lương thực thô khi ăn vào sẽ trở thành gánh nặng cho đường ruột của bạn. Ví dụ như nếu bạn ăn khoai lang quá nhiều mà tiêu hóa không tốt sẽ dễ sinh ra nhiều dịch vị dạ dày, gây chướng bụng. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu các nguyên tố vi lượng khác, đồng thời còn làm trễ “ngày dâu” ở phụ nữ, nghiêm trọng còn gây rối loạn kinh nguyệt.
Chỉ ăn đơn nhất một hoặc hai loại lương thực thô
Có thể do sở thích khẩu vị của mỗi người khác nhau, hoặc vì lương thực thô thường khó nấu chín mềm nên để cho tiện lợi mà nhiều người chỉ chọn loại nào dễ chế biến nhất để sử dụng. Chẳng hạn như bắp và yến mạch là khá lý tưởng để bạn kết hợp với sữa bò, cách chế biến cũng đơn giản.
Tuy là có thể tiết kiệm thời gian, công sức nhưng nếu bạn cứ ăn uống đơn nhất chỉ với một hoặc hai loại lương thực thô thì về lâu dài sẽ gây thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nếu bạn có thói quen thích ăn các loại này thì cần chú ý kết hợp đa dạng hơn, thay đổi mỗi ngày với một loại lương thực thô khác nhau như bắp, khoai, đậu, ngũ cốc v.v…
Nhầm lẫn với chế phẩm từ lương thực thô
Lương thực thô và chế phẩm từ lương thực thô là ai khái niệm không giống nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa thành phần từ lương thực thô như bánh quy ngũ cốc, bánh mì lúa mạch v.v… Những thực phẩm này nếu không cẩn thận chẳng những không giúp bạn giảm cân, khỏe mạnh mà còn có thể gây béo hơn.
Do trong quá trình sản xuất, ngoài lương thực thô thì còn có một phần lương thực tinh, cộng với nhiều chất phụ gia khác như đường, bơ, sữa nên sau khi thành phẩm mà ăn nhiều trong thời gian dài sẽ làm cơ thể bạn mất đi không ít hàm lượng chất xơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác.
Lương thực thô nhưng lại quá tinh chế
Mặc dù các loại lương thực thô phải nấu chín mềm mới dễ hấp thu và tiêu hóa nhưng nếu quá lạm dụng có thể khiến thành phần tinh bộ bị “nhão hóa”, làm tăng tiết dịch mật ở tuyến tụy, dễ khiến bạn bị tăng đường huyết mà còn gây tích tụ mỡ thừa.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến, nhiều người thích nêm gia vị đậm đà, vô tình khiến cơ thể bạn hấp thu nhiều nhiệt lượng hơn, thậm chí còn có những độc tố có hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng lương thực thô nên kiểm soát tốt độ chín cũng như chế biến thanh đạm để đảm bảo những ích lợi cho sức khỏe.
Video đang HOT
Những nhóm người nào không thích hợp ăn nhiều lương thực thô?
Người có chức năng tiêu hóa kém
Đối với người có dạ dày và đường ruột không tốt thì khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ có thể làm tăng gánh nặng cho hai cơ quan tiêu hóa này, dễ sinh ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu hoặc rối loạn đại tiện. Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày hoặc xơ cứng gan cũng nên hạn chế ăn lương thực thô vì có thể dẫn đến xuất huyết.
Người thiếu dinh dưỡng, khả năng miễn dịch yếu
Lương thực thô mặc dù có những giá trị nhất định đối với sức khỏe nhưng đồng thời nó cũng làm chậm lại tốc độ hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Chính vì vậy nhóm thực phẩm này không thích hợp cho người bị thiếu dinh dưỡng sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, người có khả năng miễn dịch yếu cũng có thể gặp bất lợi khi ăn thực phẩm này.
Thanh thiếu niên đang trong thời kỳ phát dục
Giai đoạn này ở con người thường phải tiêu hao rất nhiều năng lượng và cần hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn thức uống bù vào. Trong khi đó, ăn nhiều lương thực thô lại làm trở ngại quá trình hấp thu dưỡng chất, dễ gây thiếu chất và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoàn thiện của độ tuổi thanh thiếu niên.
Đường ruột thông thì tuổi thọ cao: Bí quyết "vàng" để thải độc và làm thông đường ruột
Đường ruột có vấn đề thì không thể khỏe mạnh. Khi đường ruột hoạt động trơn tru thì mới có thể có tuổi thọ cao. Đây là những giải pháp chữa táo bón, thông ruột, thải độc hiệu quả.
Nhiều người trong cuộc sống hàng ngày có những thói quen xấu gây ra béo phì và thiếu thời gian nên làm việc và nghỉ ngơi không được bố trí bình thường, hợp lý.
Trên thực tế, ngoài béo phì, những thói quen ăn uống xấu cũng có khả năng gây ra táo bón, đường ruột không vận hành trơn tru, sạch sẽ.
Vậy ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống để điều trị táo bón, làm thông sạch đường ruột, chúng ta còn có thể điều trị táo bón bằng những cách nào khác? Nên phòng ngừa như thế nào để đường ruột luôn hoạt động trơn tru, khỏe mạnh?
Những mối nguy hiểm của táo bón, đường ruột bẩn
1. Táo bón lâu dài có thể gây ra các triệu chứng tự nhiễm độc như đầy hơi, chán ăn, hôi miệng (khó thở), khó chịu và các triệu chứng khác do các chất có hại của cơ thể gây ra không thể thải ra kịp thời, chúng tự hấp thụ trở lại vào máu.
2. Khi bị táo bón, đường ruột ách tắc, ngoài việc làm cho cơ thể trở nên béo phì và lão hóa da, nó cũng có thể gây thiếu máu, nứt hậu môn, trĩ, loét trực tràng và tăng tỷ lệ mắc ung thư trực tràng.
3. Nếu bạn lớn tuổi và mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não, táo bón có thể là một yếu tố nguy cơ gây tử vong.
Táo bón khiến bạn phải "làm việc vất vả" khi đi đại tiện, do đó huyết áp sẽ tăng, mức tiêu thụ oxy của cơ thể sẽ tăng lên, rất dễ dàng gây ra xuất huyết não, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Giải pháp điều trị và cải thiện chứng táo bón, làm thông đường ruột
Về vận động thể dục, thể thao
1. Tay chống cằm
Khi bạn đi đại tiện (dù ngồi tư thế cao hay ngồi xổm), hãy giữ cằm bằng cả hai tay và nâng nó lên. Chẳng mấy chốc hậu môn sẽ có phản ứng với việc thúc đẩy phân. Sau khi thực hiện động tác này, phân sẽ bị tống ra ngoài ngay lập tức.
2. Phương pháp ngồi vắt chéo đùi
Ngồi đại tiện trên bồn cầu như bình thường, đặt đùi trái lên đùi phải, chờ một lát sau lại đổi chân. Cách làm này sẽ giúp bạn đại tiện dễ dàng và nhanh chóng hơn, không mất nhiều thời gian và sức lực.
Cứ thực hiện việc vắt đùi lên nhau như vậy có thể chữa táo bón rất tốt, thông đại trực tràng sạch sẽ.
3. Phương pháp ho
Khi bạn đi đại tiện, bạn có thể giả vờ ho nhiều nhất có thể, ho nhiều lần, dừng lại vài lần, sau đó bạn sẽ có thể đi đại tiện dễ dàng.
4. Phương pháp vỗ lưng
Trước khi đi đại tiện, bạn có thể làm nắm đấm bằng một tay rồi đấm vào lưng dưới một số cái. Khi ngồi (ngồi xổm) và đại tiện, nhẹ nhàng đập lưng trong khoảng hơn 10 lần nữa, và phân sẽ dễ dàng được thải ra ngoài.
Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, đường ruột không thông, bạn có thể tiếp tục đập lưng và uống nhiều nước hơn, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.
5. Phương pháp lắc phần thân trên
Lắc phần thân trên của mình khi ngồi trên bồn vệ sinh, bụng chùng xuống và co lại, và sẽ không mất nhiều thời gian để phân được thải ra một cách trơn tru, dễ dàng.
Đó là những phương pháp bạn có thể thử để cải thiện tình trạng táo bón và thông ruột một cách nhanh chóng.
Về ăn uống để giải quyết tình trạng táo bón, đường ruột không thông
1. Cháo chuối
Nguyên liệu: 200 g chuối, 50 g gạo
Phương pháp chế biến: Đun lượng nước vừa đủ đến khi sôi, đổ gạo đã được vo sạch vào nồi và nấu thành cháo. Trước khi tắt bếp khoảng 10 phút, gọt vỏ và cắt chuối thành lát mỏng rồi cho vào nồi cháo, cho đến khi gạo nở bung, chuối và cháo trộn nhuyễn thành hỗn hợp đặc là có thể tắt bếp để thưởng thức.
2. Lá khoai lang xào
Nguyên liệu: 500 g lá khoai lang, 30 g dầu lạc, tỏi, gừng và muối.
Phương pháp chế biến: Rửa sạch lá khoai lang, đổ nước, đun nóng dầu lạc đến 70%, cho tép tỏi, gừng thái nhỏ, lá khoai lang, xào vài lần, thêm lượng muối thích hợp, xào trong 2 phút, cho ra đĩa để thưởng thức.
Về lối sống, sinh hoạt
1. Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày không nên quá ít, ăn nhiều thực phẩm chất xơ thô và thực phẩm tốt cho thông khí, chẳng hạn như hành tây và củ cải trắng.
Ăn nhiều thực phẩm tốt cho đường ruột, nhuận tràng như vừng, quả óc chó, mật ong.
2. Tập thể dục nhiều hơn, tăng cường nhu động ruột và đại tiện theo thời gian biểu định kỳ thường xuyên.
3. Giảm căng thẳng tinh thần và tránh táo bón do hội chứng ruột kích thích gây ra bởi những thay đổi trong quy tắc cuộc sống và áp lực tâm lý.
4. Sắp xếp cuộc sống hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm táo bón, đường ruột trở nên thông thoáng, sạch sẽ, thải độc hoàn toàn.
Đây là những bí quyết vừa đơn giản, vừa khoa học giúp bạn thực hiện dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày. Nên tham khảo kỹ, áp dụng linh hoạt và kiên trì để có một sức khỏe ổn định, tuổi thọ dài lâu.
GS.BS Trần Đông A: Hai bé gái song sinh dính liền có hy vọng đi lại bình thường GS.BS Trần Đông A, tham vấn chuyên môn nhận định, nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, hai bé rất có hy vọng đứng, đi lại bình thường. Video: GS.BS Trần Đông A chia sẻ về ca phẫu thuật hai bé song sinh dính liền Chiều 15/7, GS.BS Trần Đông A, tham vấn chuyên môn trong ca phẫu thuật tách rời cặp...