Thực phẩm thảo dược Kratom nhiễm khuẩn salmonella
Lần đầu tiên, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) cho biết họ buộc phải ra yêu cầu thu hồi vì công ty Triangle Pharmanaturals từ chối hợp tác với cơ quan quản lý.
Viên con nhộng Kratom – Ảnh: Yahoo.
Ngày 3-4, ông Scott Gottlieb, ủy viên FDA, cho biết: “Hành động này được thực hiện do lo ngại những nguy cơ đối với sức khỏe từ nhiễm khuẩn salmonella và công ty từ chối hành động nhằm bảo vệ người tiêu dùng và thu hồi sản phẩm”.
Theo số liệu thống kê liên bang, gần 90 ca nhiễm khuẩn salmonella ở 35 tiểu bang ở Mỹ có liên hệ với các sản phẩm có chứa kratom. Salmonella là một loại vi khuẩn gây sốt, chuột rút, tiêu chảy và buồn nôn và có thể đe dọa đến tính mạng nếu mắc bệnh nghiêm trọng. Gần 30 trường hợp bệnh nặng đã phải nhập viện.
Kratom được bán trong các viên con nhộng hoặc dạng bột và được sử dụng phổ biến ở Mỹ như là cách chữa thay thế các chứng đau, lo lắng và phụ thuộc thuốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi FDA phân tích thành phân của nguyên liệu này, xuất phát từ một loại cây mọc tự nhiên ở Đông Nam Á, cơ quan này khẳng định kratom không có chứng nhận cho phép được sử dụng trong y khoa và về hóa tính khá giống với opioid, một loại thuốc có thể gây nghiện nếu lạm dụng.
Lá cây Kratom – Ảnh: theconversation
Chính quyền tiểu bang và liên bang ở Mỹ ghi nhận salmonella có trong một số sản phẩm của Triangle nhưng công ty này đã từ chối không cho thanh tra của FDA tiếp cận các tài liệu lưu của công ty và thảo luận về vấn đề nhiễm khuẩn này.
FDA đã phát hành thông báo ngày 30-3 về việc ngừng phân phối và thu hồi các sản phẩm có chứa kratom đến công ty. Ngày 2-4, FDA công bố lệnh thu hồi các sản phẩm.
Quốc Hội Mỹ cho phép FDA quyền thu hồi thực phẩm từ năm 2011 sau khi một vụ nhiễm độc thực phẩm liên quan đến bơ đậu phộng, rau bó xôi và nhiều lại thực phẩm khác bùng nổ ở Mỹ.
HỒNG VÂN
Theo tuoitre.vn
Sốc: Gần 70% mẫu thịt tại TP HCM nhiễm vi khuẩn gây viêm dạ dày
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 80 trong số 117 mẫu thịt do OUCRU lấy ở các siêu thị, chợ tại TP HCM, tồn dư kháng sinh, nhiễm khuẩn salmonella.
Nhóm nghiên cứu của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) đặt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã mua 117 mẫu thịt gà, bò, lợn từ các điểm siêu thị và chợ truyền thống trong thành phố từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017. Kết quả phân tích vừa được công bố cho thấy 80 mẫu (68,4%) bị nhiễm vi khuẩn salmonella.
Thịt nhiễm vi khuẩn salmonella nếu không nấu chín kỹ có thể khiến người ăn bị viêm dạ dày ruột. Vi khuẩn salmonella trong khảo sát này là loại không gây bệnh thương hàn. Người nhiễm khuẩn hầu hết đều tự khỏi, một số trường hợp diễn biến nặng, tùy vào lượng salmonella nhiễm.
Bà Nguyễn Thị Nhung, tác giả chính nghiên cứu cho biết: "So với châu Âu thì tỷ lệ nhiễm này là cực kỳ cao". Số liệu giám sát từ Liên minh Châu Âu năm 2014 chỉ ra tỷ lệ các mẫu thịt nhiễm salmonella là 2,26%, 0,62% và 0,23% đối với gà, lợn và bò. Tỷ lệ tương ứng của nghiên cứu lần này trên mẫu thịt lấy từ TP HCM là 71,8%, 70,7% và 62,2%.
Thịt lợn bán tại chợ Việt Nam. Ảnh: Tuệ Minh.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn salmonella phân lập từ thịt. Các chủng salmonella được nuôi trong phòng thí nghiệm rồi kiểm tra độ nhạy với 32 thuốc kháng sinh. Có đến 52,2% các chủng salmonella đa kháng thuốc, nghĩa là kháng với ít nhất ba nhóm kháng sinh.
Một chủng từ thịt lợn thể hiện tính kháng với colistin. Đây là lần đầu tiên vi khuẩn kháng với colistin được tìm thấy trên thịt ở Việt Nam. Colistin là thuốc kháng sinh dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn nặng, thường chỉ được sử dụng cho người như giải pháp cuối cùng, khi các thuốc khác không hiệu quả.
Người có thể bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh khi tiếp xúc xử lý thịt hoặc ăn thịt, trứng, rau chưa chế biến kỹ. Để phòng tránh lây nhiễm, người chế biến nên rửa tay sạch và cẩn thận trong khâu chế biến thực phẩm, bao gồm việc rửa rau.
Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích tổng cộng 357 mẫu thịt gà, lợn và bò mua từ chợ truyền thống và siêu thị ở TP HCM, Hà Nội và Đồng Tháp để kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thịt. Kết quả cho thấy 7,3% các mẫu chứa tồn dư kháng sinh. Cụ thể tỷ lệ mẫu thịt có kháng sinh ở chợ truyền thống là 9,6%, cao hơn tỷ lệ ở siêu thị là 2,6%.
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, như thịt, sữa và trứng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người ăn, như gây dị ứng, ngộ độc, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Tồn dư kháng sinh còn có thể dẫn đến sự hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh. Nguyên nhân tồn dư là do người chăn nuôi không tuân thủ thời gian ngưng sử dụng kháng sinh cho vật nuôi trước khi xuất chuồng.
Theo Lê Phương (VNE)
Việt Nam dừng lưu hành thêm 99 lô sữa Pháp nghi nhiễm khuẩn Số sữa này của Tập đoàn Lactalis, Pháp, bị Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) dừng lưu hành do nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Cục An toàn thực phẩm ngày 18/1 cho biết, như vậy hiện có tổng cộng 153 lô sữa Lactalis thuộc 33 mặt hàng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella Agona, được nhập khẩu vào Việt Nam. Cục...