Thực phẩm rẻ bèo bán đầy chợ Việt cực kỳ tốt cho xương khớp
Để giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai và tránh được tình trạng thoái hóa khớp, phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn xương khớp của bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Các loại sụn và nước hầm xương ống
Các món hầm từ sụn bò, xương ống chứa nhiều glucosamin và chondroitin – hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Đồng thời, trong các loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn canxi – thành phần cấu tạo xương giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.
Rau xanh và trái cây có tác dụng tốt với bệnh cơ xương khớp nhờ chứa lượng lớn vitamin và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe những người bị đau khớp. Bạn có thể tìm được trong nhiều loại trái cây như dứa, chanh, bưởi, đu đủ,… các men kháng viêm và vitamin C giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Các loại rau xanh như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải… là những nguồn thực phẩm có tác dụng tốt để giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
Bệnh nhân bị bệnh về khớp có thể sử dụng trứng gà giúp bổ sung nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể như vitamin A, D, E…; các chất dinh dưỡng khác như canxi, magie, sắt, kẽm. Ảnh minh họa: Internet
Các loại cá
Omega-6, protein chứa trong hải sản, cá thu, cá hồi rất phù hợp cho người bị bệnh khớp. Ngoài ra, chúng ta còn tin dùng cá trong khẩu phần ăn uống vì cá rất tốt cho hệ tim mạch, hỗ trợ phát triển xương một cách khỏe mạnh, tốt cho phát triển trí não, ngừa ung thư thận. Do đó, thay vì ăn thịt mỗi ngày, chúng ta cần dùng cá để làm mới bữa ăn, và hỗ trợ điều trị bệnh an toàn.
Trứng
Bệnh nhân bị bệnh về khớp có thể sử dụng trứng gà giúp bổ sung nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể như vitamin A, D, E…; các chất dinh dưỡng khác như canxi, magie, sắt, kẽm. Thành phần lòng trắng trứng giúp làm tăng độ dẻo dai cho cơ bắp. Đặc biệt, chính lượng protein dồi dào và nhiều axit cần thiết khác trong trứng sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhằm giảm các cơn đau từ bệnh khớp.
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Sữa luôn luôn là thực phẩm được mọi người khuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa chứa nhiều canxi – là thành phần cấu tạo nên xương – do vậy việc uống sữa đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng.
Video đang HOT
Sữa luôn luôn là thực phẩm được mọi người khuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Bông atisô
Bông atisô cung cấp chất xơ cho xương chắc hơn: Hoa atisô trong Đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau dạ dày, đau gan, tiểu đường hay ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị thấp khớp, đau đốt sống cổ, đau lưng. Dùng atisô mỗi ngày bạn sẽ phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.
Giá đỗ
Trong các loại giá đỗ có chứa rất nhiều chất Hormone Oestrogen thực vật là: Phyto-oestrogen và Isoflavon. Đây là các chất giúp chống lại quá trình loãng xương, đặc biệt là trong giai đoạn các xương mỏng đi nhanh chóng (giai đoạn mãn kinh) khiến nguy cơ gãy xương xảy ra lớn.
Nấm có công dụng cải thiện sức đề kháng, kìm hãm quá trình lão hóa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Trà xanh
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trà xanh rất nhiều lượng chất chống oxy hóa và chất flavonoid giúp giảm nguy cơ gây loãng xương. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo mọi người không nên uống trà xanh vào trước bữa ăn hoặc sau khi ăn dưới 30 phút. Tình trạng khó tiêu, rối loạn tầm nhìn, thở gấp, đau đầu có thể xảy ra nếu như bạn sử dụng quá 3 cốc trà xanh mỗi ngày.
Các loại nấm
Nấm có công dụng cải thiện sức đề kháng, kìm hãm quá trình lão hóa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư. Tình trạng thoái hóa xương khớp cũng được cải thiện rõ rệt. Những món ăn được chế biến từ những loại nấm kết hợp cùng một số loại rau củ như cà rốt, ớt, bông cải,… sẽ giúp bổ sung Vitamin A, E, C, K… giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn.
Luôn cung cấp rau cho cơ thể hàng ngày không chỉ đối với người bị bệnh khớp mà còn dành cho mọi đối tượng khác để giúp bổ sung vitamin D, B, K, sắt và ngăn chặn bệnh khớp gây tác động đến người bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Đối với những bệnh nhân bị tình trạng thoái hóa khớp hay bệnh viêm đa khớp dạng thấp, cần ưu tiên chọn lựa các loại thực phẩm sau đây như:
Thịt heo, gà, bò, vịt: Cần lưu ý ăn thịt ít mỡ nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau khớp diễn biến gây tác động đến đời sống sinh hoạt.
Khi muốn dùng hải sản cần phải chú ý hải sản đó có gây dị ứng với bản thân hay không. Nếu không gây dị ứng thì mới được phép sử dụng.
Tăng cường bổ sung nhiều loại ngũ cốc cần thiết. Khi bị bệnh khớp, việc bổ sung ngủ cốc như lúa mì, lúa mạch… sẽ đảm bảo cơ thể đã được cung cấp đầy đủ thành phần dưỡng chất nhằm làm mạnh hệ miễn dịch, chống lại các cơn đau khớp do chịu ảnh hưởng từ bệnh.
Luôn cung cấp rau cho cơ thể hàng ngày không chỉ đối với người bị bệnh khớp mà còn dành cho mọi đối tượng khác để giúp bổ sung vitamin D, B, K, sắt và ngăn chặn bệnh khớp gây tác động đến người bệnh.
Bổ sung dầu đậu nành, dầu olive, dầu hạnh nhân do chúng chứa nhiều omega-3
QUẢNG AN
Theo tienphong.vn
7 thực phẩm cần tránh ăn khi bị ung thư tuyến giáp
Có nhiều loại thực phẩm gây hại cho tuyến giáp. Vì thế, bạn nên kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này nếu như đang điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Các thực phẩm từ đậu nành không lên men
Sữa đậu nành có thể gây trở ngại cho quá trình hoạt động của tuyến giáp (Ảnh minh họa)
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormones của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu i-ốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Tránh ăn nhiều chất xơ và đường
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa tuy nhiên nó lại không tốt cho quá trình hấp thụ các loại thuốc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên giảm bớt chất xơ trong khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày.
Cũng giống như chất xơ, đường nếu ăn quá nhiều vừa không tốt cho cơ thể, lại ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Ung thư tuyến giáp khiến tuyến giáp bị tổn thương, chức năng suy giảm, quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cũng do đó mà gián đoạn, dẫn đến tình trạng thừa cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tuyến giáp.
Thực phẩm gluten
Người ung thư tuyến giáp nên kiêng các thực phẩm gluten để tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten thường là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay.. gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Thức ăn chế biến sẵn
Người bệnh ung thư tuyến giap cần kiêng ăn các thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp và các thực phẩm nhiều dầu mỡ, bởi các loại đồ ăn này thường chứa rất nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại tác động tiêu cực đến sức khỏe người bênh.
Việc ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn sẽ khiến độc tố tích tụ, gây nên các bệnh nguy hiểm, làm tuyến giáp cũng tổn thương nghiêm trọng. Không những vậy, các thực phẩm này thường chứa hàm lượng muối cao, gây cản trở quá trình hấp thụ thuốc khi điều trị bệnh.
Đồ uống có ga
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng tuyệt đối đồ uống có ga, rượu bia và các chất kích thích, bởi những loại nước uống này rất có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Nước ngọt có ga gây ảnh hưởng đến quá tình điều trị ung thư tuyến giáp (Ảnh minh họa)
Trong các loại nước có ga và chất kích thích thường chứa nhiều chất độc hại, uống quá nhiều những loại nước uống này sẽ khiến sức khỏe bị tác tổng, các cơ quan trong cơ thể đều bị tổn thương, suy giảm chức năng tuyến giáp, làm bệnh tình trở nên trầm trọng và khó điều trị.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật là thực phẩm chứa nhiều chất béo, giàu đạm, acid lipoic, những chất này gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp, làm cho chức năng của tuyến giáp bị ngưng trệ nếu như bạn tiêu thụ quá nhiều chúng. Thậm chí, axit lipoic có trong nội tạng động vật còn có thể khiến cơ thể bạn kháng lại các loại thuốc điều trị tuyến giáp, cơ thể không thể hấp thụ được thuốc.
Các loại rau họ cải
Người mắc ung thư tuyến giáp nên hạn chế tối đa ăn các loại rau họ cải, bởi chất isothiocyanate có trong các loại rau họ cải có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và làm tuyến giáp bị tổn thương nặng hơn.
Người mắc ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn các loại rau họ cải để tốt cho quá trình điều trị bệnh (Ảnh minh họa)
Chất isothiocyanate có thể được loại bỏ nếu người dùng đem nấu chín tuy nhiên nó không tuyệt đối. Do vậy, những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên cẩn trọng và hạn chế ăn các loại bông cải, củ cải, cải xanh, cải bẹ,... Tuyệt đối không ăn các loại rau cải dưới hình thức tươi sống, lúc này hàm lượng isothiocyanate trong thực phẩm rất cao, nó có thể hạn chế việc hấp thu i-ốt, ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Theo giadinhvietnam
Cách nhận biết dấu hiệu không dung nạp gluten có trong bánh mì Theo nhận định của Tổ chức bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten), những người mắc bệnh tự miễn thường không thể tiêu hóa gluten, một loại protein trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Trong khi đó, chỉ có từ 0,5 đến 13% người không mắc bệnh (gọi là NGCS), một dạng nhẹ hơn của Celia. Hãy thận trọng với...