Thực phẩm nên và không cho tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sinh ra một loại hoóc môn rất quan trọng giúp điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng, hỗ trợ trao đổi chất, điều hòa nhịp tim và sản xuất năng lượng.
Cách đơn giản để có được lượng iốt cần thiết là dùng muối biển – Ảnh: Shutterstock
Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp là ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.
Muối
Tuyến giáp cần iốt để sản sinh ra các hoóc môn cần thiết, có tác dụng cân bằng hoóc môn tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Thế nhưng, không phải ai cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn, nhất là những người sống ở vùng núi cao.
Cách đơn giản nhất để có được lượng iốt cần thiết là dùng muối biển để chế biến thức ăn.
Rau chân vịt, rau diếp, rau có màu xanh thẫm là nguồn tuyệt vời của magiê – một khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình hoạt động của cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp. Những biểu hiện như: mệt mỏi, đau cơ, và những thay đổi ở nhịp tim có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu magiê.
Hạt điều, hạnh nhân, và hạt bí ngô không chỉ là nguồn tuyệt vời của magiê mà còn rất phong phú selen – một khoáng chất hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
Ăn hạt điều giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả – Ảnh: Shutterstock
Cá, tôm, cua, ghẹ chứa hàm lượng iốt tự nhiên khá cao. Iốt rất cần cho tuyến giáp khỏe mạnh, nhưng nên nhớ cần tránh tảo bẹ nếu bạn bị cường giáp. Cường giáp có nghĩa là hoóc môn tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng mất kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như kể trên, còn có một số thực phẩm được coi là kẻ thù của tuyến giáp như sau:
Đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hoóc môn của tuyến giáp.
Vì thế, những người mất cân bằng hoóc môn hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc tránh xa đậu nành hoặc đậu phụ.
Ăn nhiều nội tạng động vật có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp – Ảnh: Shutterstock
Nội tạng động vật
Nội tạng chứa rất nhiều axit lipoic, nếu cơ thể nhận quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Gluten có thể làm hỏng ruột non của những người bị viêm loét dạ dày. Hơn nữa, do gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, nên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Đối phó với ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp xuất hiện khi tình trạng rối loạn hormon ở tuyến giáp kéo dài mà không được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể được cải thiện đáng kể.
Ung thư tuyến giáp khó phát hiện trong giai đoạn đầu.
Tuyến giáp ở vị trí phía trước cổ, tiết ra hormon có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường và chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Đặc biệt là chuyển hóa của các tế bào tại những tổ chức tim, gan, thận... tạo nhiệt và điều hòa thân nhiệt. Hệ miễn dịch rối loạn dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá mạnh (cường giáp) hoặc quá yếu (suy giáp) sẽ làm thay đổi thể trạng người bệnh. Nếu tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp có kèm theo sự tăng sinh lý tế bào tuyến, tức là bệnh đã biến chứng thành ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp được chia nhiều dạng, bao gồm: dạng nhú chiếm 80%, dạng nang chiếm 10%, dạng tủy chiếm khoảng 5% và dạng không biệt hóa hiếm gặp hơn (khoảng 1%). Ung thư tuyến giáp xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Các nguy cơ dẫn tới bệnh lý này thường là: tiền sử xạ trị vùng cổ, phơi nhiễm chất phóng xạ, đột biến gen, do di truyền hay trong vùng phình giáp dịch tễ. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu, nên người bệnh rất khó để nhận biết. Khi khối u ở tuyến giáp phát triển nhanh, xuất hiện các rối loạn tại chỗ do chèn ép, xâm lấn hay khối u hoại tử gây viêm nhiễm tuyến giáp thì sức khỏe toàn thân mới sa sút trầm trọng. Một số triệu chứng có thể nhận biết sớm là: khối u ở cổ to dần, di động theo nhịp nuốt, khản tiếng, khó thở, nổi hạch to ở vùng cổ...
Vì không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng nên việc phát hiện và chữa trị ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật là phương thức chữa trị phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và các mô bị ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ung thư có thể tái phát nếu các tế bào ung thư ở cổ còn sót lại và nguy cơ cao di căn xuống phổi hoặc xương. Ngoài ra, phương pháp tiên tiến hơn là sử dụng i-ốt phóng xạ 131 cũng được nhiều bác sĩ lựa chọn để điều trị, đặc biệt với ung thư tuyến giáp có lan tỏa.
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có nguy cơ biến chứng và tái phát.
Trong phòng ngừa, điều trị ung thư tuyến giáp nói riêng và các bệnh lý tuyến giáp nói chung, hải tảo là dược liệu quý có nhiều tác dụng như: Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể; chống phóng xạ; giảm cholesterol máu; bổ sung lượng i-ốt tự nhiên cho cơ thể, giúp phòng chống rối loạn tuyến giáp; kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố; chống ôxy hóa và thải trừ các gốc tự do; thúc đẩy quá trình ngưng tập hồng cầu; chống khối u và ung thư... Để tăng cường tác dụng của hải tảo trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp, các nhà khoa học đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các dược liệu quý như bán biên liên, ba chạc, khổ sâm, neem,... và bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng có tên là thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương.
Sản phẩm Ích Giáp Vương có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm mềm, giảm viêm, giảm sưng, đau ở các khối u tuyến giáp; ngăn chặn các chất độc có thể gây ra tình trạng nhiễm độc giáp. Vì vậy, Ích Giáp Vương là công thức toàn diện, giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các rối loạn ở tuyến giáp, đặc biệt là ngăn ngừa tái phát sau điều trị ung thư tuyến giáp. Đây là sản phẩm đầu tiên trong dòng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp, không gây tác dụng phụ và được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Năm 2014, Ích Giáp Vương đã vinh dự nhận danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.
Lưu ý cho bệnh nhân rối loạn chức năng tuyến giáp
Đối với bệnh nhân cường giáp:
Nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu goitrogenic để bổ sung calo (cải bắp, súp lơ, củ cải), các thực phẩm giàu vitamin C, E, các vi khoáng canxi, kẽm.
Đối với bệnh nhân suy giáp và bướu lành tuyến giáp:
Ưu tiên bổ sung các vi khoáng như i-ốt, selen, kẽm, magiê và vitamin A, các thực phẩm giàu protein.
Cần hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cyanates (bắp cải, su hào, củ cải), các thực phẩm chứa nhiều chất béo (mỡ lợn, dầu cá, bơ).
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp là các rối loạn miễn dịch, phơi nhiễm chất phóng xạ, di truyền... Sản phẩm Ích Giáp Vương có chứa các thành phần giúp điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể như: hải tảo, neem, KI, MgCl2, do đó, tác động vào cơ chế chung của những trường hợp mắc bệnh tuyến giáp là rối loạn miễn dịch, bao gồm cường giáp và suy giáp, ung thư tuyến giáp.
Theo TPO
Thực phẩm tốt cho người hen phế quản Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho người hen phế quản. Thực phẩm tốt cho người hen phế quản. Thực phẩm giàu magnesium Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động...