Thực phẩm làm sạch dạ dày
Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm sau đây có thể giúp làm sạch dạ dày, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Cà chua. Đây là thực phẩm có tác dụng làm sạch dạ dày hiệu quả. Cà chua còn chứa nhiều hợp chất chống ô xy hóa lycopene, chất giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại.
Cà rốt. Ăn 2 củ cà rốt mỗi ngày được cho có thể giúp tăng tuổi thọ lên 10 năm. Cà rốt cũng chứa vitamin A và nhiều khoáng chất khác.
Quả bơ. Có tác dụng làm sạch ruột nhanh. Nó có công dụng ngăn chặn mọi tình trạng viêm ruột và dạ dày. Ăn bơ, bạn sẽ không lo sợ cơ thể bị thiếu vitamin C, A và B1.
Sữa chua. Chứa nhiều lợi khuẩn chống lại vi khuẩn gây hại phá hủy tiến trình tiêu hóa của cơ thể.
Trà xanh. Hợp chất chống ô xy hóa trong trà xanh giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, vốn là tác nhân gây nhiều bệnh tật. Uống trà xanh còn có tác dụng chống béo phì và thừa cân.
Nước dừa. Không chỉ giúp giải nhiệt tốt, nước dừa còn kích thích ruột và dạ dày hoạt động hiệu quả.
Quả mọng. Chẳng hạn như quả mâm xôi, quả việt quất giàu chất chống ô xy có tác dụng tống khứ các gốc tự do khỏi cơ thể.
Hạt. Bổ sung a xít béo omega 3 từ hạt óc chó, hạnh nhân… giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Gừng từ lâu đã được biết có công dụng hỗ trợ tiến trình tiêu hóa. Hợp chất carminative có nhiều trong gừng giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi.
Nước cam, quýt, bưởi chứa một loại a xít hòa tan giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Các loại trái cây có múi này cũng giúp ruột hấp thu dưỡng chất tốt hơn trong quá trình tiêu hóa.
Tỏi. Nhắc đến thực phẩm tốt cho tiêu hóa không thể thiếu tỏi. Hợp chất allacin có trong tỏi cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Video đang HOT
Khoai lang. Ngoài việc chứa nhiều hợp chất chống ô xy hóa, ăn khoai lang sẽ giúp ruột hoạt động tốt hơn.
Theo Thanh niên
Ngửi mùi bắt bệnh
Nếu hơi thở bạn bỗng dưng... có mùi. Khoan hãy đổ lỗi cho kem đánh răng hay nước súc miệng, bởi rắc rối có thể xuất phát từ những căn nguyên khác.
Ảnh minh họa: Internet
Mùi chua: Rối loạn tiêu hóa
Đôi khi bạn đang nỗ lực tìm mọi cách để loại bỏ hơi thở có mùi bằng các loại kẹo cao su không đường, nước súc miệng mà không biết nguyên nhân lại xuất phát đến từ cái dạ dày.
Rối loạn đường tiêu hóa với các biểu hiện khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng chính là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi chua. Thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa sẽ gây tiết acid trong dạ dày, không thoát được ra ngoài. Nên khi nói, thở sẽ tạo ra mùi chua khó chịu.
Để phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa, bạn cần lưu ý:
Hạn chế ăn những thức ăn được chế biến sẵn.
Hạn chế thực phẩm nhiều lipid, protein vì những chất này thường no lâu và khó tiêu hóa.
Nên dành nhiều thời gian cho luyên tập thể thao, trung bình 30 phút/ngày.
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nước lọc sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mùi táo ủng: Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường hay nhiễm ceton acid do dịch chảy ra từ khoang mũi cũng khiến hơi thở có mùi giống như mùi táo ủng lâu ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do những người mắc bệnh tiểu đường thường bị thiếu hormone tuyến tụy. Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, không chỉ tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn sản sinh hormone insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.
Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin, khiến đường máu tăng cao. Khi lượng đường dư thừa trong máu vượt ngưỡng một phần đường sẽ bị đào thải qua nước tiểu, phần còn lại chúng sẽ tích lũy trong cơ thể, trong máu, dạ dày. Và chính lượng đường dư thừa này khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi như táo ủng.
Hơi thở hôi: Bệnh răng miệng
Nếu hơi thở bạn có mùi khó ngửi, đặc biệt là khi thở ra từ miệng, nhiều khả năng bạn đang mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu hoặc chảy máu chân răng, sâu răng hoặc lười vệ sinh răng miệng.
Căn nguyên của mùi hôi này chính là từ các hóa chất bay hơi như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này hình thành do sự phân hủy protein (thức ăn còn sót lại trong khoang miệng hay giữa các kẽ răng) của các vi sinh vật cư trú trong miệng; tạo ra mùi hôi.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm răng, lợi. Dùng bàn chải răng quá cứng, kem đành răng chứa hàm lượng acid flour cao cũng gây tổn thương nướu dẫn tới hôi miệng.
Mùi tanh: Viêm xoang
Những người mắc bệnh viêm xoang hơi thở phát ra thường có mùi tanh nồng rất khó ngửi. BS. Phi Thái Hà, Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: Khi bị viêm xoang, viêm amidan mủ, thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng.
Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác khó chịu như có gì đó vướng ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi tanh khó chịu. Và cũng chính những dịch nhầy này là thủ phạm tạo ra hơi thở cómùi ở bệnh nhân viêm xoang.
Để phòng và hạn chế các triệu chứng của viêm xoang, bạn nên:
Đeo khẩu trang y tế để tránh các bụi bẩn bay vào khí quản, nên giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, không có khói bụi, chất thải.
Không dùng các loại tinh dầu, thuốc nhỏ mũi bừa bãi các loại thuốc này chỉ có tác dụng tức thời, nhưng nếu
dùng thường xuyên sẽ gây nghẹt mũi và gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp dẫn tới viêm
mũi dị ứng, viêm xoang.
Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, lông thú nuôi, gia vị, nhiệt độ thay đổi...
Mùi trứng ung: Dấu hiệu bệnh gan
Khi hơi thở của một người có mùi hôi nồng, nhiều khả năng người đó có vấn đề về gan. Theo BS. Vũ Đức Chung, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV. Quân Y 354, Hà Nội, "những người mắc bệnh gan ngoài những dấu hiệu rất dễ nhận biết như vàng da, vàng mắt, thì hơi thở có mùi, nồng và khó ngửi gần giống như mùi trứng ung hoặc trứng để lâu ngày cũng là một dấu hiệu thường gặp".
Nguyên nhân là do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng. Các vấn đề ở gan thường kéo theo rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất sự ham muốn và khả năng tình dục.
Để có thể chẩn đoán chính xác cần làm thêm một số xét nghiệm thăm dò chức năng gan. Người bệnh nên bỏ các loại thức ăn gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas. Hạn chế ăn nhiều mỡ, đạm khiến cho bệnh tăng nặng.
Mùi chua cay: Ung thư dạ dày
Ở một số người, có thể do bẩm sinh hoặc ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hoá kém, thức ăn hay trệ đọng dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày làm cho khí huyết trệ ứ, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét.
Người mắc bệnh về đường dạ dày thường có những biểu hiện đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, thậm chí nôn hay ợ hơi sau khi ăn... Do thức ăn không tiêu hóa được nên acid trong dạ dày tăng, khiến cho hơi thở người bệnh có mùi chua cay (mùi thức ăn lên mem lâu ngày) kèm theo đó là chứng ợ nóng, khó chịu.
Với những người có biểu hiện mắc bệnh dạ dày nên bỏ rượu, bia, thuốc lá, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất cay... Một chế độ sinh hoạt đều đặn, tập thể dục và ăn uống đúng giờ sẽ giúp cải thiện hội chứng dạ dày tá tràng chức năng tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào.
Theo SKGD
4 tuyệt chiêu cho quý cô muốn giảm cân Thèm ăn vặt, nạp thức ăn khi bạn thực sự không thấy đói chính là thói quen phổ biến và cũng khó từ bỏ của phái đẹp. Tật xấu này vừa không tốt cho dạ dày, lại có thể gây tăng cân nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet Bác sĩ Michelle May - tác giả cuốn sách Ăn những gì bạn thích, thích...