Thực phẩm hữu cơ – thực phẩm mang nhiều lợi ích cho cơ thể và môi trường sống
Dinh dưỡng hữu cơ hay thực phẩm hữu cơ là cụm từ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất từ chị/em nội trợ vì những lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại.
Dinh dưỡng hữu cơ hay thực phẩm hữu cơ là cụm từ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất từ chị/em nội trợ vì những lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại. Thế nhưng lại ít người hiểu được thế nào là thực phẩm hữu cơ là gì, những lợi ích nào về mặt dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại, cũng như cách lựa chọn các loại thực phẩm này.
1. Thực phẩm hữu cơ là gì?
Thuật ngữ này dùng để chỉ các thực phẩm được trồng, xử lý và chế biến theo cách an toàn cho môi trường. Đối với nông sản đó là sản phẩm được trồng mà không sử dụng đến hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen. Đối với các loại thịt động vật thì không được tiêm kháng sinh hoặc hormone.
2. Lợi ích của thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ thường tốt cho môi trường. Tuy nhiên nó cũng đắt hơn một cách tương đối: USDA (bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) thống kê rằng chi phí của trái cây và rau hữu cơ thường cao hơn 20% so với những sản phẩm thông thường. Đôi khi sự chênh lệch còn có thể cao hơn rất nhiều, đặc biệt đối với một số mặt hàng như sữa hữu cơ và trứng.
Những người ủng hộ thì nói rằng thực phẩm hữu cơ an toàn hơn, có thể bổ dưỡng hơn và thường ngon hơn thực phẩm không hữu cơ. Họ cũng nói rằng quá trình sản xuất hữu cơ mang lại lợi ích bền vững cho môi trường và cũng an toàn hơn đối với động vật.
Và ngày càng nhiều người tiêu dùng dường như bị thuyết phục bởi điều đó. Mặc dù thực phẩm hữu cơ thường có giá cao hơn – hoặc cao hơn rất nhiều – doanh số trong ngành này vẫn tăng đều đặn.
Nhà Tiến sĩ về thực phẩm Alyson E. Mitchell, và đồng nghiệp của ông tại Đại học California, Davis đã nghiên cứu các hợp chất gọi là flavonoid. Bằng chứng gần đây cho thấy những vi chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.
Flavonoid cũng là hợp chất có tác dụng bảo vệ thực vật. Chúng bảo vệ chống lại bức xạ UV. Chúng giúp chống lại nấm và vi khuẩn. Ngoài ra flavonoid không phải vị ưa thích sâu bệnh. Bình thường nếu một cây bị bọ xít tấn công thì bắt đầu tạo ra nhiều flavonoid. Mitchell cho rằng thực vật phun hóa chất diệt côn trùng và nấm sẽ không tạo ra nhiều flavonoid như thực vật được trồng hữu cơ.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu của cô đã so sánh mức độ flavonoid trong trái cây và rau quả được trồng ở cùng một nơi nhưng bằng các phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấy Flavonoid được tìm thấy nhiều hơn ở loại rau quả được trồng hữu cơ.
3. Đọc nhãn của các sản phẩm hữu cơ như nào?
Video đang HOT
Bạn biết cách đọc nhãn trên các sản phẩm hữu cơ giúp chúng ta có sự lựa chọn thực phẩm để sử dụng tốt hơn. Có 3 loại nhãn hữu cơ thường gặp:
“100% hữu cơ”: tức là tất cả các thành phần trong thực phẩm được chứng nhận hữu cơ.
“Hữu cơ”: ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
“Được làm bằng các sản phẩm hữu cơ”: ít nhất 70% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
4. Sự thật về thuốc trừ sâu trong các sản phẩm hữu cơ
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết sự thật này, nhưng những thực phẩm hữu cơ không phải là những thực phẩm hoàn toàn không có hóa chất bảo vệ thực vật. Người làm nông dân không được phép sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc phân bón tổng hợp.
Nhưng họ hoàn toàn có thể sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên và những sản phẩm này vẫn có thể có hại cho sức khỏe của bạn. Cách hạn chế ở đây là bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, bạn sẽ không bị tiêu thụ một lượng lớn một loại thuốc trừ sâu nào đó (loại mà thường hay được sử dụng cho riêng một loại rau/quả nào đó).
5. Một số loại thực phẩm bạn nên chọn hữu cơ
5.1. Thịt bò hữu cơ
Gia súc được nuôi trong các trang trại phi hữu cơ thường được tiêm thêm hormone giới tính với mục đích kích thích tăng trưởng, chẳng hạn như estrogen và testosterone, vì vậy gia súc sẽ lớn nhanh hơn.
Thịt bò hữu cơ không chứa các chất độc hại giúp bảo vệ sức khoẻ người dùng
Một số chuyên gia cho biết những hormone này có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ gái, nhưng cũng một số chuyên gia khác cho rằng nó không có tác dụng nào đối với cơ thể. Một số gia đình mua thịt hữu cơ vì lý do này. Một số nghiên cứu cho thấy thịt bò hữu cơ có thể có nhiều chất béo omega 3 tốt cho tim hơn. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định kết luận trên.
5.2. Thịt gia cầm và thịt lợn hữu cơ
Các loại thịt gia cầm và lợn hữu cơ là thịt không được nuôi bằng các loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón tổng hợp. Các loại gia cầm và lợn này cũng không được phép sử dụng kháng sinh với mục đích tăng trưởng.
Đây là tiêu chuẩn cơ bản cho các loại thịt gia cầm và thịt lợn hữu cơ. Còn đối với các loại thịt thông thường thì có khả năng các loại thịt này vẫn được dùng các loại kháng sinh thường xuyên với các mục đích tăng trưởng, phòng bệnh, điều trị bệnh,…Điều này đang góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh hiện tại.
5.3. Bỏng ngô lò vi sóng
Trong nhiều năm, nhiều túi bỏng ngô vi sóng đã sử dụng axit perfluorooctanoic (PFOA) để ngăn chặn các hạt bỏng ngô dính vào. Sau khi phát hiện ra hóa chất này liên quan đến một số bệnh ung thư, FDA đã cấm nó. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng một thành phần trong bơ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo các bạn nên mua các sản phẩm hữu cơ đối với món bỏng ngô sẽ hạn chế được phần nào các nguy cơ về sức khỏe.
5.4. Lựa chọn hải sản
Tổ chức lương thực và thực phẩm Mỹ cũng như nhiều quốc gia hiện không có tiêu chuẩn dành cho hải sản hữu cơ. Vì vậy bạn chỉ cần mua hải sản thông thường. Tuy nhiên bạn nên lưu ý để lựa chọn những loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Các loại hải sản kích cỡ nhỏ như tôm, cá hồi và cá cơm là những món có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn.
5.5. Trái bơ
Các nhà khoa học đã phân tích 48 loại trái cây và rau quả khác nhau, họ phát hiện ra rằng bơ có ít thuốc trừ sâu nhất. Và có 1 nguyên tắc thú vị là những trái cây mà bạn phải gọt vỏ trước khi ăn ví dụ dứa và dưa hấu thì có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp hơn. Bạn nên rửa sạch các thực phẩm này trước khi gọt bỏ vỏ hay cắt nhỏ.
5.6. Dâu tây và rau cải xoăn
Đây là hai loại nông sản hay được phun nhiều hóa chất bảo vệ thực vật nhất do rất dễ bị sâu hại, vì thế bạn nên chọn các sản phẩm hữu cơ hoặc chọn một nông trại tin cậy để mua các sản phẩm này.
Ăn theo kiểu Bắc Âu
Ít nôi tiêng hơn chê đô ăn Đia Trung Hai, lôi ăn uông theo phong cach Băc Âu đem nhiều lơi ich cho sưc khoe va môi trương.
"Chế độ ăn của người Bắc Âu chú trọng đồ ăn tươi chưa qua chế biến, rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm hữu cơ tại địa phương. Trong các sản phẩm động vật, hải sản tự nhiên được ưa chuộng hơn thịt", theo chuyên gia dinh dưỡng Maria Marlowe.
Theo phương pháp ăn uống này, cá hồi sông tốt hơn cá nuôi, dâu dại ngon hơn loại ở nông trại. Thực phẩm ngoài tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng và ngon hơn vì chúng có thể tươi hơn hoặc được thu hoạch khi dinh dưỡng và hương vị ở độ hoàn hảo.
Ngoài ra, Marlowe cho biết các loại quả mọng dại - thứ quả chủ yếu trong chế độ ăn Bắc Âu - thường nhỏ hơn, nhưng đậm vị và giàu dinh dưỡng hơn so với những quả mọng lớn ở cửa hàng tạp hóa. Một phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2010 cho thấy quả việt quất dại có chất chống oxy hóa nhiều gấp đôi các quả trồng tại trang trại. Các loại thực phẩm không thể thiếu khác bao gồm yến mạch, rau củ, các loại đậu, sữa chua skyr, dầu hạt cải, cá thu, cá hồi.
Lợi ích của chế độ ăn Bắc Âu rất lớn, bao gồm giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ giảm cân lâu dài. Nhìn rộng ra, đây là phong cách sống mà bạn không thể chỉ theo đuổi nhất thời.
Ăn kiểu Bắc Âu không hẳn là hiện tượng mới. Người dân ở Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển đã áp dụng nó trong nhiều thế kỷ, nhưng mãi gần đây, khái niệm này mới được công bố và chính thức hóa. Từ năm 2010, cái tên Noma ở Copenhagen 4 lần giành danh hiệu Nhà hàng hàng đầu thế giới, giúp ẩm thực Bắc Âu tạo danh tiếng và dần mở rộng tầm ảnh hưởng.
Mads Refslund, đầu bếp nổi tiếng và người đồng sáng lập Noma, dự định tổ chức những lớp học nấu ăn và buổi trao đổi để người tham gia học cách đưa chế độ ăn Bắc Âu vào đời sống. Anh Refslund cho biết lối ăn uống này còn mang tính bền vững. "Khẩu phần ăn chủ yếu là thực vật gây ít áp lực lên môi trường vì cần ít tài nguyên hơn. Chúng tôi tự trồng phần lớn các nguyên liệu, hạn chế đồ ăn làm sẵn, ăn ít thịt bò mà chủ yếu tiêu thụ cá thu, cá hồi, động vật có vỏ, thị lơn nạc và gia cầm", Refslund cho biết.
Bằng cách này, không chỉ người ăn mà tất cả mọi người đều hưởng lợi. "Tôi nghĩ người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các nguyên liệu tươi, tự nhiên ở địa phương khi họ nhận thức rõ hơn tác động tích cực lên môi trường của cách ăn này", anh nói thêm.
Nhà hàng Noma tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Vogue .
Tuy nhiên, đây lại chính là điểm bất tiện của chế độ ăn Bắc Âu. Thực phẩm tự nhiên rất khó kiếm tại thành phố và không phải siêu thị nào cũng bán, vì thế nó không thực tế với nhiều người. Tuy vậy, Marlowe khuyến khích mọi người áp dụng linh động các nguyên tắc của phương pháp ăn này, ví dụ như ăn nhiều rau và quả mọng hữu cơ, hạn chế tối thiểu carbohydrate tinh chế cũng như đồ ăn chế biến sẵn, chọn nguồn thịt cá chất lượng.
Hoặc, bạn có thể ăn theo đầu bếp Refslund. "Tủ lạnh của tôi luôn có bánh mì đen cũng như nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt chia, yến mạch; trái cây tươi, rau xanh, rau củ, trứng, quả hạch, cá, sữa chua và pho mát", Refslund cho hay.
5 loại thực phẩm quen thuộc giúp hạn chế mắc bệnh alzheimer Một số loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng hàng ngày có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh alzheimer. Cá béo Cá béo là loại thực phẩm tốt cho trí não và giúp hạn chế mắc bệnh alzheimer. Đồ họa: Hồng Nhật DHA có trong axit béo không no của cá béo có vai trò quan trọng trong quá...