Thực phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cực tốt
Chuyện ăn đúng cách, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ giúp cho trẻ phát triển hoàn thiện về chiều cao, cân nặng mà còn có được sức đề kháng tốt…
Ai cũng biết hệ miễn dịch là rào chắn giúp bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch và sức đề kháng càng có ý nghĩa hơn trong sự phát triển của bé.
Hãy cho trẻ ăn những dưỡng chất thiết yếu nhất để có được sức đề kháng khỏe mạnh
Chuyện ăn đúng cách, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ giúp cho trẻ phát triển hoàn thiện về chiều cao, cân nặng mà còn có được sức đề kháng tốt, chống lại được tiêu chảy, nhiễm trùng da, viêm đường hô hấp, v.v..
Đặc biệt, trong điều kiện sống hiện nay, trẻ phải chịu tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo thì hệ thống miễn dịch tốt càng trở nên quan trọng.
Để trẻ có thể tự mình chống chọi với các “tác nhân” bên ngoài, hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ “lướt” qua hơn, mau khỏi bệnh hơn so với những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém.
Chất đạm
Để bé có hệ miễn dịch tốt, bạn nên đảm bảo cung cấp cho trẻ chất đạm có nguồn gốc từ cá, tôm, cua, mực và thịt (gà, heo, bò). Có thể linh động thay đổi những món này trong các bữa ăn, nhất là cá vì đạm từ cá được xem là một trong những loại đạm tốt nhất cho sức đề kháng của trẻ. Đặc biệt, nên duy trì thói quen uống sữa của trẻ.
Đạm từ cá được xem là một trong những loại đạm tốt nhất cho sức đề kháng của trẻ
Mỗi ngày, tùy theo độ tuổi, trẻ cần được cung cấp 1 – 2 ly sữa. Có thể dùng sữa bột, sữa tươi hoặc tăng cường sữa chua (yaourt) vì chúng đều được dùng bổ sung các khoáng chất thiết yếu.
Trái cây, rau củ
Video đang HOT
Mẹ cũng nên chú ý tăng cường các loại trái cây, rau củ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Những loại trái cây đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch có thể kể đến: chuối (chuối cau càng tốt), cam, bưởi, đu đủ, sơ ri, dâu, ổi, v.v..
Các loại rau củ được xếp vào nhóm có khả năng hỗ trợ khả năng miễn dịch tốt cho trẻ là bí đỏ, bí đao, rau ngót, rau cải, cà rốt, cà chua, khoai tây, giá, v.v.. Tốt nhất là nên cho trẻ ăn cả xác.
Trong điều kiện trẻ hơi “kén”, bạn có thể dùng máy xay sinh tố (tốt hơn máy ép vì giữ được xác), cho bé thưởng thức mỗi ngày một ly sinh tố trái cây. Bên cạnh đó, những chén nước giá luộc, nước rau luộc, v.v. cũng rất tốt cho trẻ.
Massage cho bé giúp tăng cường hệ miễn dịch
Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ mát-xa thường xuyên sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn. Ngoài tác dụng thư giãn, massage còn giúp cả thiện hệ tuần hoàn, kích thích hệ miễn dịch, luân chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể nhằm loại bỏ những độc tố gây hại.
Massage còn có tác dụng làm giảm đau và giảm triệu chứng của một số bệnh thường gặp. Ngoài ra, Massage còn là một trong nhiều cách giúp xây dựng thêm tình cảm giữa mẹ và con. Qua cách trò chuyện âu yếm giữa chúng ta với trẻ, bé sẽ có thêm cơ hội để tích lũy vốn từ vựng được nhiều hơn.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn cho bé
Giữ vệ sinh môi trường chung quanh, giữ ấm cơ thể cho bé, không cho bé ăn uống đồ lạnh
Giữ vệ sinh môi trường chung quanh, giữ ấm cơ thể cho bé, không cho bé ăn uống đồ lạnh. Bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng. Tiêm chủng cho trẻ đúng thời gian quy định.
Tổ chứ y tế thế giới (WHO) khuyến cáo là cho trẻ uống vắc xin ngừa Rotavirus để tránh bệnh tiêu chảy cấp từ 6 đến 8 tuần tuổi, lần uống kế tiếp cách nhau ít nhất 4 tuần.
Tốt nhất nên hoàn tất việc chủng ngừa trước 6 tháng tuổi. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tốt cho bé giúp khả năng tự phòng bệnh của bé sẽ tốt hơn vì hệ miễn dịch được kích thích hoạt động, nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ sẽ giảm, sức khỏe ngày càng tốt hơn.
Theo Khỏe và đẹp
Những lợi ích không ngờ từ quả dứa
Dứa không nóng như bạn tưởng, mà lại còn có tác dụng giải nhiệt ngày hè, ngừa được một số loại bệnh dễ mắc.
1. Giúp xương chắc khỏe
Dứa có chứa mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Bạn thậm chí không cần phải ăn nhiều loại trái cây, chỉ cần một bát dứa đã cung cấp cho cơ thể bạn 73% lượng mangan cần thiết.
2. Giảm cân
Dứa là trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin B1, mangan, và các protein thuộc enzym. Bromelaine là một enzym hủy protein được tìm thấy trong thân và lõi dứa, có tác dụng chữa bệnh. Trung bình, một lát dứa chỉ bao gồm 40 đơn vị calo, còn lại thành phần chủ yếu là nước và chất xơ. Cả hai chất này đều có tác dụng cản trở quá trình tăng cân.
Dứa chứa mangan - một chất giúp xây dựng xương và mô liên kết. Ảnh: spoonuniversity.
3. Chống ung thư
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy dứa chống lại chất sinh ung thư và đóng vai trò bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Một cốc dứa tươi chứa khoảng 70mg Vitamin C, đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể và 95 mg vitamin A tương đương khoảng 1/5 lượng khuyến cáo hàng ngày. Các hợp chất này bảo vệ tế bảo khỏe mạnh khỏi sự phá hủy của các gốc tự do và chữa lành các tế bào đang bị tổn thương, làm giảm lão hóa và sự phát triển của các bệnh khác.
4. Tăng cường sức đề kháng
Vitamin C có trong dứa luôn được coi là một loại thuốc tự nhiên cung cấp cho bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe. Ăn dứa hằng ngày còn giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
5. Tốt cho mắt
Ít ai biết rằng ăn dứa rất tốt cho thị lực, nhất là đối với người bị tổn thương võng mạc, làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng đến 35%. Hơn thế nữa, loại trái cây này còn chứa Beta Carotene, một chất giúp mắt bạn có thể nhìn rõ hơn.
6. Cải thiện hệ tiêu hóa
Bromelain là một chất chiết xuất được tìm thấy trong thân dứa có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Bromelain cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn. Đặc biệt với những ai thường gặp các triệu chứng khó chịu bệnh táo bón, có thể ăn kèm vài lát dứa tươi cùng bữa sáng.
Một cốc nước dứa tươi chứa khoảng 70mg Vitamin C, đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ảnh: beautyhealthtips.
Những vấn đề cần lưu ý khi ăn dứa
- Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.
- Không ăn dứa dập nát, ngâm rửa dứa bằng nước muối trước khi ăn.
- Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết...) không nên ăn dứa.
- Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu...
Trần Quỳnh tổng hợp
Theo VNE
Lợi ích cực tốt của tinh trùng với phụ nữ Tinh dịch của nam giới có công dụng giúp chị em tăng cường sức đề kháng, giảm đau và giảm viêm nhiễm âm đạo. Chị em có biết có bao nhiêu "chú" tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh của chồng? Mỗi nam giới trong cuộc đời có khoảng bao nhiêu tinh trùng?... Rất nhiều vấn đề xung quanh "cậu bé" mà không...