Thực phẩm giúp nhanh liền xương
Khi không may bị gãy xương, cơ thể bạn cần nhiều canxi, magiê, kẽm, phốt pho, axít folic, vitamin B6, B12… để xương nhanh liền.
1. Can-xi và magiê
Can-xi có nhiều trong sữa, cá hồi, quả hạnh nhân, vừng, cải bắp.
Canxi cần kết hợp với magiê – chất quan trọng cho phản ứng sinh hóa tạo xương mới.
Ma-giê có nhiều trong chuối, lúa mì, rau xanh, cá thờn bơn, cá chép, cá mú, cá trích, cá thu, cá tuyết, tôm, quả hạnh nhân, sản phẩm sữa, ngũ cốc, bánh mì.
2. Kẽm
Video đang HOT
Kẽm có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động và tăng hấp thụ canxi. Kẽm có nhiều trong cá biển, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu đỗ, nấm, ngũ cốc.
3. Phốt pho
Có nhiều trong trứng cá muối, đậu, lòng đỏ trứng, pho mat, gan bò, bột yến mạch, kiều mạch, hạt óc chó, bí ngô.
4. Axit folic và vitamin B6
Rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, lúa mì, cải trắng, cải đường, men bia, gan bò, cam quýt, đâu van. Vitamin B6 có trong chuối, giăm bông, lúa mì, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà, gan bò, hạt hướng dương.
5. Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Vitamin B12 có trong thịt bò, sữa, cá mòi, cá thu, trứng.
Các thức ăn nên tránh khi bị gãy xương
1. Rượu làm rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh hơn.
2. Cafein cũng làm mất can-xi vì vậy không nên uống cà phê, trà đặc, sôcôla, nước ngọt có ga.
3. Thức ăn nhiều mỡ làm giảm hấp thụ can-xi vì chất béo kết hợp với can-xi tạo nên một dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra ngoài.
TheoDantri/womenhealthnet
Ăn kiêng cả năm với khoai lang vẫn đủ chất
Khoai lang rất tốt cho sức khỏe nên chẳng có lý do gì mà bạn không lựa chọn loại củ này cho thực đơn ăn kiêng cả năm của mình.
Nhiều vitamin và chất dinh dưỡng
Khoai lang là cả một "kho" vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau mà ít người biết đến như: vitamin A, vitamin B6, vitamin C, các chất đồng, chất sắt, mangan, kali và cả những thớ mô thực vật rất tốt cho quá trình ăn kiêng.
Giàu Vitamin A
Beta-Carotene là tiền chất của vitamin A, cần thiết cho việc sản xuất vitamin A và có tác dụng chống oxy hóa. Trong khoai tây, lượng beta-carotene rất nhiều, tương đương với lượng chất này có trong cà rốt.
Theo một số nghiên cứu, chất beta-carotene còn có khả năng chống ung thư, các bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn và viêm khớp mãn tính. Khoai lang càng đậm màu thì lượng beta-carotene càng nhiều.
Carotenoids chống ô xy hóa hữu hiệu
Lượng carotene trong khoai lang ẩn dưới dạng beta-carotene. Carotenoid là một trong nhóm sắc tố trong tự nhiên có khả năng chống oxy hóa hữu hiệu.
Ngoài ra, đây còn là chất có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và hạn chế sự phản ứng với insulin, do đó nó còn đặc biệt tốt cho những người bị tiểu đường.
Nhiều hợp chất Antioxidants chống độc tố
Ít ai biết rằng, trong khoai lang, lượng antioxidant rất nhiều. Mà đây lại là hợp chất dinh dưỡng chống độc tố trong cơ thể, bảo vệ những tế bào cơ thể khỏi những tổn thương và làm lành những tế bào đã bị tổn thương do độc tố.
Chế biến khoai lang như thế nào để không bị mất chất dinh dưỡng?
Những nghiên cứu khoa học cho thấy, quay hoặc nướng là hai cách chế biến khoai lang phổ biến nhất mà không làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có trong khoai.
Còn nếu bạn cho khoai lên luộc chính là cách bạn đã vô tình bạn làm mất đi một lượng lớn vitamin và chất dinh dưỡng ở khoai lang đấy.
Ngoài ra, tất cả các phần của khoai lang đều có thể ăn được khi đã rửa sạch sẽ.
Theo PLXH
Ăn uống theo tuổi thai Trong những ngày đầu, các tế bào lớp trong của phôi sẽ phát triển thành em bé của bạn, còn các lớp tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành nhau thai. Tuần 1 - 4 Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của nhau thai có liên quan trực tiếp với thức ăn của mẹ, cũng như các phụ nữ có dinh...