Thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu
Bổ sung chế độ ăn uống nhiều chất sắt là điều cần thiết giúp phụ nữ giảm mệt mỏi khi bầu bí.
Bạn có biết rằng trong thời gian mang thai 24 tuần đầu, cơ thể thai phụ phải sản xuất thêm hơn 1 lít máu không? Lượng máu thêm này sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải bổ sung thêm lượng sắt vào trong cơ thể.
Nếu thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng này khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có khi còn ngất xỉu. Mặc dù sắt rất quan trọng khi mang bầu nhưng tình trạng thai phụ thiếu sắt là khá phổ biến. Chính vì vậy bạn cần bổ sung thêm loại viên lang bổ và những thực phẩm giàu chất sắt để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.
Dưới đây là top những thực phẩm giàu chất sắt, bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
Bí ngô
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng
tới chức năng thành thục của hồng cầu.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Thịt bò, thịt nạc
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Video đang HOT
Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu.
Mía
Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.
Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.
Nho
Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu chất sắt
Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, bạn cần lưu ý những điểm sau khi ăn:
- Không uống cafe hay trà khi ăn. Chúng chứa thành phần gọi là phenol có thể ngăn cản hấp thu sắt.
- Ăn những thực phẩm giàu vitamin C (như cam, dâu tây, súp lơ), đặc biệt là ăn rau xanh giàu sắt như đậu đỗ (chứa vitamin C có thể tăng hấp thu sắt gấp 6 lần).
- Rất nhiều đồ ăn lành mạnh ức chế sắt (làm giảm lượng sắt mà cơ thể thu được từ thực phẩm sử dụng cùng với thực phẩm khác cùng lúc). Chất phytates trong ngũ cốc và cây họ đậu oxalate trong thực phẩm đậu nành và rau chân vịt canxi trong những thực phẩm sữa cũng là ví dụ làm ức chế sắt. Tất nhiên không phải bạn cắt giảm thực phẩm trên trong chế độ ăn. Đơn giản là ăn chúng với những chất hỗ trợ sắt (thức ăn chứa vitamin C hoặc lượng nhỏ thịt, cá).
- Do canxi trong những sản phẩm sữa có thể giảm hấp thu sắt, nếu bạn phải bổ sung canxi hoặc antacid có chứa canxi, nên uống chúng giữa hai bữa ăn.
Theo vietbao
Ăn gì khi bạn ở độ tuổi 20,30,40... ?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Nếu thực phẩm bạn ăn ở tuổi 20 chủ yếu là các loại thức ăn nhanh như xúc xích, đồ uống có gas như coca- cola... thì đến tuổi 30, những tác động từ thực phẩm bạn đã ăn rất khó để sửa chữa. Sự thực là, chế độ ăn của bạn cần phù hợp với từng độ tuổi.
Độ tuổi 20: Bạn nên lựa chọn thực phẩm tốt nhất để tăng mật độ xương. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân nặng ổn định cần được quan tâm ngay từ tuổi 20, độ tuổi cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con. Ở giai đoạn này, việc ngăn ngừa chứng loãng xương, tăng huyết áp hay bệnh tim có thể chưa phải là ưu tiên số một, nhưng những gì bạn ăn ở tuổi 20 có thể giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh đó sau này.
Ở độ tuổi này, bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên thay vì được chế biến: một quả táo thay vì nước ép trái cây táo, các loại ngũ cốc thay vì bột mì trắng... Một số loại thức ăn sau nên được bổ sung trong khẩu phần ăn ở tuổi 20:
Sữa tách béo: là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin D, giúp tăng cường khả năng tổng hợp các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Mật độ xương trong cơ thể bạn dày đặc nhất ở độ tuổi 25. Hầu hết phụ nữ cần từ 1000 đến 1200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta đang chưa đáp ứng được nhu cầu đó của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương khi ở độ tuổi 50 - 60. Thực tế, việc ngăn ngừa loãng xương cần được phòng tránh ngay từ tuổi 20.
Sữa chua: giàu vitamin, giúp tăng cường mật độ xương và duy trì răng chắc khỏe cũng như chứa các chất có lợi cho đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Thịt đỏ: giàu protein và chất sắt. Thiếu máu do thiếu sắt rất hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi 20, điều này có thể dẫn tới suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, giảm sức đề kháng và khó điều hòa nhiệt độ cơ thể, ăn thịt đỏ là một trong những cách đơn giản nhất để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể.
Độ tuổi 30: Quá trình trao đổi chất trong cơ thể ở tuổi này đã chậm lại nên bạn cần giảm bớt các loại thức ăn chứa nhiều calo trong khẩu phần ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thường xuyên hơn và chú ý kết hợp cân bằng giữa loại thức ăn có chứa carbohydrates, protein và chất béo. Dinh dưỡng cần thiết trong độ tuổi này là sắt, axit folic và canxi. Bạn cần 18mg sắt mỗi ngày để không bị thiếu máu và tăng cường hệ miễn dịch. Canxi rất cần thiết để có bộ xương chắc khỏe và phòng ngừa sự suy giảm lượng xương sau tuổi 35.
Độ tuổi 40: Mức độ thay đổi hormone có thể gây tác động tới trọng lượng cơ thể, trong chế độ ăn ở độ tuổi 40, nên thay thế các loại thức ăn giàu chất béo và đạm động vật bằng chất béo từ thực vật.
Ăn nhiều chất xơ (ít nhất 25g mỗi ngày) và các thực phẩm giàu kali (4.700mg một ngày) như ngũ cốc hạt, hoa quả và rau xanh. Canxi ở tuổi này vẫn đóng vai trò quan trọng và bạn nên tiếp tục bổ sung đủ 1.000 mg/ ngày.
Dinh dưỡng cần thiết: chất xơ, kali, canxi và thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ở độ tuổi này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn đang chậm lại. Hơn nữa, mức cholesterol và huyết áp có thể tăng lên khi bạn gần đến thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường typ 2 gia tăng.
Độ tuổi 50: Để chống lại béo phì, hãy bỏ qua cà phê, soda và các loại bánh có hàm lượng đường cao, thay vào đó là trà xanh và một chút sôcôla đen giúp hạ huyết áp, tăng cường khả năng chuyển hóa đường trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông - nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
Đây là giai đoạn cơ thể bạn đang trải qua những thay đổi lớn do quá trình mãn kinh, lượng hormore sinh dục giảm mạnh nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và các bệnh tuổi già khác tăng lên. Do vậy, những dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ này là vitamin B (đặc biệt là B6 và B12), các chất xơ, các chất chống oxy hóa, canxi và vitamin D.
Những thực phẩm tốt nhất cho độ tuổi 50: chuối, khoai tây, quả lựu (giàu vitamin B6) trứng, cá, thịt gà (cung cấp vitamin B12) các loại ngũ cốc, rau có lá xanh thẫm, vàng đậm, các loại cam, rau quả khác như cải bông xanh, cải bruxen (có tác dụng phòng ngừa ung thư vú) các loại hạt điều, ngô, táo, đậu nành (nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể với tác dụng giảm triệu chứng thời kỳ mãn kinh) pho mát ít béo, quả hạnh, bông cải xanh (đây là những thực phẩm rất giàu canxi) và cam, măng tây và những loại rau ăn lá (giàu axit folic).
Độ tuổi 60: Đây là giai đoạn cơ thể mất cơ bắp, sự trao đổi chất chậm lại và có nguy cơ tăng cân cao. Trong thời kỳ này nên chọn các loại thức ăn chứa hàm lượng protein cao có thể giúp duy trì cơ bắp và khả năng đốt cháy calo của cơ thể.
Theo nghiên cứu, men tiêu hóa trong dạ dày giảm 31% ở độ tuổi 60, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu hóa thức ăn. Hệ tiêu hóa suy giảm đồng thời chức năng chế tiết ở gan suy yếu, dẫn tới sự giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng (đạm, đường, mỡ, các vi chất...). Do vậy, trong chế độ ăn, phụ nữ tuổi 60 cần giảm lượng đạm động vật trong các loại thịt, thay thế vào đó là các loại tôm, cá, sữa. Chỉ nên ăn dưới 150g thịt các loại trong 1 ngày.
Theo vietbao
Mẹ bầu đi du lịch: Tại sao không? Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận. Trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, cơ thể...