Thực nghiệm – ‘Lối riêng’ sẵn sàng nhân lực cho doanh nghiệp
17 tín chỉ thực hành, 1 học kỳ đi làm, 450 điểm tiếng Anh chuẩn Toiec, 6 kỹ năng làm việc hiệu quả… là những “định lượng” cụ thể để ĐH Đông Á tạo “ lối riêng” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) tại miền Trung – Tây Nguyên hiện nay.
“Điểm nhấn” thực nghiệm
Hương Trang tại văn phòng làm việc Modern English
“Có một thực tế là nhân lực tại DN đang rất thiếu trong khi ngoài xã hội thì lại thừa do trong thị trường lao động, có rất ít ứng viên sẵn sàng các kỹ năng và chuyên môn để bắt tay ngay vào việc, điều mà DN nào cũng cần”, ông Lê Trọng Thanh – Giám đốc khu vực miền Trung của CMC Telecom chia sẻ trong buổi ký kết tuyển dụng 50 SV ĐH Đông Á thực tập hưởng lương (21.10) vừa qua.
Cũng theo ông Thanh, “độ chênh” này đã được ĐH Đông Á giải quyết rốt ráo nhờ vào quy trình “khép kín” từ bước khảo sát lấy ý kiến DN, các buổi seminar hướng nghiệp đến cải tiến sâu chương trình đào tạo hướng thực nghiệm với thời lượng thực hành 17 tín chỉ, các thỏa thuận hợp tác về đào tạo, thực tập, tuyển dụng … với DN. Từ đó tạo sự tin tưởng của DN cho chất lượng đầu ra của trường ngay khi tiếp nhận hồ sơ xin việc của SV.
Tham gia trực tiếp trong Hội đồng bảo vệ đề tài tốt nghiệp khoa KT Điện – Điện tử, ông Đặng Lê Kim Hòa – Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Điện chiếu sáng Đà Nẵng, cho biết: “Tôi đánh giá cao hướng đào tạo theo thực nghiệm mạnh mẽ tại ĐH Đông Á mà ít nhà trường khác có thể làm được”. Quá trình hướng dẫn SV làm đề tài, ông Hòa tỏ ra hài lòng khi các kỹ thuật và kỹ năng mà DN cần đã được SV ứng dụng vào việc học tập thường xuyên và cả trong làm đồ án tốt nghiệp.
Mô hình hệ thống “Nhà trường – Sinh viên – Doanh nghiệp” tại ĐH Đông Á, mà cụ thể hóa bằng chương trình làm việc tại DN ít nhất 1 học kỳ trước khi tốt nghiệp luôn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía DN. Các DN uy tín như Searee, Bà Nà Hills, Lotte Mart hay Angsana luôn đưa ra mức lương học việc hấp dẫn và cơ hội việc làm ngay khi kết thúc chương trình học việc để “săn” nhân sự chất lượng cao từ ĐH Đông Á.
Thêm ưu thế với kỹ năng và ngoại ngữ
Khi chuyên môn ngang nhau thì kỹ năng và ngoại ngữ vượt trội hơn sẽ là “điểm quyết định” của các ứng viên. “Quán triệt” suy nghĩ này, ngay từ năm học đầu tiên còn nhiều ngỡ ngàng với những câu từ tiếng Anh, Nguyễn Thị Ngọc Bích – giờ là cựu SV khoa Kế toán Tài chính đã chủ động hoàn thành 450 điểm Toiec theo chuẩn đầu ra của trường. Đồng thời, Bích cũng tự học thêm để “cán đích” chứng chỉ IELTS 6.5 và 3 năm kinh nghiệm làm việc trong vai trò nhân viên kế toán trong ngày tốt nghiệp. Hiện nay, với vai trò Giám đốc, Bích khá bận rộn quán xuyến toàn bộ hoạt động của công ty Windflow chuyên về điện hoa và tổ chức sự kiện do Bích sáng lập.
Video đang HOT
SV nhận chứng nhận và hợp đồng làm việc ngay sau học kỳ đi làm tại Sandy Beach
Tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng, cựu SV Huỳnh Thị Hương Trang hiện đang làm việc tại Trung tâm Modern English với vai trò tư vấn đào tạo.
Theo Trang, tốt nghiệp QTVP hay một ngành nào đó, bạn vẫn có thể đảm nhận được nhiều vị trí khác khi có kỹ năng, ngoại ngữ. Đó là ưu thế chung SV Đại học Đông Á tạo được khác biệt cần thiết khi cạnh tranh trên thị trường lao động.
Theo đánh giá của ông Tony Vatthanachai Phiphatthongpant – Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng Sandy Beach, chất lượng làm việc vượt trội ngay trong thời gian học việc chính là yếu tố giúp SV “giành điểm” trong mắt các nhà tuyển dụng. Sandy Beach cũng là đơn vị luôn dành ưu tiên tuyển dụng sinh viên ĐH Đông Á sau hai “học kỳ đi làm” năm 2012 và 2013.
Phương thức đào tạo theo hướng thực nghiệm kết hợp ngoại ngữ và kỹ năng làm việc trong môi trương chuyên nghiệp đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình đào tạo tại ĐH Đông Á sẽ phát huy tối đa năng lực người học, đáp ứng thiết thực cho nhu cầu nhân lực trong xu thế hội nhập quốc tế đa chiều hiện nay.
Theo TNO
Mơ hồ về đào tạo nhân lực địa phương
Chủ trương đào tạo nhân lực cho các địa phương khó khăn nếu không khéo sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Tài chính - Marketing. Năm nay lần đầu tiên trường này đào tạo nhân lực cho khu vực Tây nguyên và Tây Nam bộ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chưa biết thực hiện thế nào
Ngày 20.9 vừa qua, Bộ GD-ĐT ban hành công văn gửi UBND tỉnh thành thuộc các khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ và các cơ sở giáo dục ĐH về kế hoạch tuyển sinh năm 2013 cho khu vực này.
Theo đó, riêng trình độ ĐH nhóm ngành sức khỏe, khoa học giáo dục - đào tạo giáo viên, luật và báo chí, năm nay Bộ đã giao 760 chỉ tiêu cho 10 trường ĐH và học viện. Bên cạnh đó, hàng loạt trường ĐH cũng được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành khác, như: Lâm nghiệp, Thương mại, Văn hóa TP.HCM, Kinh tế TP.HCM, Học viện Tài chính... Lần này có thêm nhiều trường so với năm 2012.
Việc tuyển sinh đào tạo nhân lực thời điểm này quá chậm trễ. Dù chưa hết thời gian xét tuyển nhưng những thí sinh có điểm trên sàn hầu hết đã trúng tuyển và nhập học vào các trường khác
Ông Lê Quang Hảo, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau
Là năm đầu tiên được giao nhiệm vụ đào tạo cho 3 khu vực này, đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tỏ ra khá bối rối. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết đến thời điểm này trường vẫn chưa nhận được chỉ đạo chính thức từ Bộ, các địa phương cũng chưa có phản hồi gì. Bộ cũng không quy định mốc thời gian tuyển sinh cụ thể nên việc triển khai muộn như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào tạo của các trường.
Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay đây là năm đầu tiên triển khai kế hoạch đào tạo này. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có thông tin cụ thể. ĐH này dự kiến chỉ tuyển sinh một số ngành ở 3 trường thành viên gồm: Kinh tế - Luật, Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn.
Sợ không có nguồn tuyển
Điều các trường lo ngại nhất hiện nay chính là nguồn tuyển. Theo thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, ngay khi biết thông tin này trường đã liên lạc với các sở GD-ĐT nhưng chưa có sở nào triển khai. Ông Lê Quang Hảo, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, cũng đồng quan điểm: "Việc tuyển sinh đào tạo nhân lực thời điểm này quá chậm trễ. Dù chưa hết thời gian xét tuyển nhưng những thí sinh có điểm trên sàn hầu hết đã trúng tuyển và nhập học vào các trường khác. Do vậy, tôi nghĩ làm gì còn thí sinh có điểm thi thấp hơn 2 điểm so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 các ngành để xét tuyển".
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho biết đến nay chưa thấy địa phương nào gửi danh sách thí sinh. Theo thạc sĩ Đương: "Năm 2012 trường được Bộ giao nhiệm vụ đào tạo 50 chỉ tiêu khu vực Tây nguyên nhưng cuối cùng không có địa phương nào gửi danh sách!".
Có ràng buộc khi tốt nghiệp?
Thực chất đây là cách thức tuyển sinh và đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Năm 2011, theo văn bản hướng dẫn của Bộ, hình thức đào tạo này áp dụng cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Đến năm 2012, việc tuyển sinh và đào tạo này chỉ dành riêng cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ.
Điểm khác biệt lớn nhất trong đào tạo này so với trước kia là kinh phí đào tạo. Nếu trước đây, người được cử đi học sẽ được địa phương hỗ trợ kinh phí đào tạo thì nay chi phí đào tạo do địa phương và người học chi trả trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan. Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2012 và 2013 của nhiều tỉnh như: Tuyên Quang, Đồng Tháp, Cà Mau..., người đi học sẽ phải đóng toàn bộ kinh phí. Mức học phí theo diện này tính theo ngoài ngân sách nên khá cao. Chẳng hạn năm 2012, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là 21 triệu đồng, năm 2013 Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM là 28 triệu đồng...
Điều đáng nói chính là trách nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp. Theo quy định, đối tượng tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ phải có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh thành trong khu vực, có nguyện vọng và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương. Tuy nhiên, lãnh đạo một địa phương cho biết người học đóng kinh phí mà số tiền này lớn hơn nhiều so với học phí bình thường theo quy định của nhà nước nên dù được tỉnh cử đi học, nhưng nếu người học không làm việc theo công việc được bố trí cũng không bị ràng buộc.
Nếu thực tế diễn ra đúng như vậy, thì sẽ có những người được hưởng ưu đãi đầu vào tuyển sinh và hỗ trợ trong đào tạo để về phục vụ địa phương có thể sẽ không quay về địa phương làm việc. Như vậy, việc tuyển sinh đào tạo nhân lực cho khu vực sẽ không còn ý nghĩa.
Đó là chưa kể đến nỗi lo về chất lượng của những đối tượng này. Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương nói: "Sinh viên được ưu tiên đầu vào nhưng ra trường nhất thiết phải theo mặt bằng chung. Nếu đầu vào thấp, người học sẽ rất khó khăn để có thể tốt nghiệp". Vì thế, nhiều người vẫn cho rằng hình thức đào tạo này không nên thực hiện ở các ngành như: y dược, sư phạm, kiến trúc.
Đầu vào thấp hơn 2 điểm
Đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy do Bộ tổ chức, có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh thành trong khu vực, có nguyện vọng và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương, ưu tiên xét tuyển những thí sinh thuộc diện chính sách. Điểm tối thiểu đăng ký xét tuyển thấp hơn 2 điểm so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của ngành học nhưng không thấp hơn điểm sàn (riêng ngành y đa khoa tối thiểu 22 điểm). Các trường tham gia đào tạo được bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh tối đa là 5% tổng chỉ tiêu chính quy đã xác định, trong đó mỗi ngành không vượt quá 10%.
Theo TNO
Nhân lực ngành CNTT, vững chuyên môn chưa đủ Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, một chuyên gia CNTT muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp còn cần trang bị những kỹ năng mềm tối cần thiết khác. Theo thống kê của viện chiến lược CNTT, 72% trong số những sinh viên ngành CNTT được khảo sát ngẫu nhiên không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc...