Thực nghiệm chương trình phổ thông mới, giáo viên nói gì?
Một phó hiệu trưởng cho biết bước đầu mới chỉ cảm nhận rõ học sinh có hứng thú nếu tiết học được đổi mới phương pháp, song chưa thể đánh giá mức độ ‘thích nghi’ của học sinh với tất cả môn học.
Theo lộ trình, chương trình mới sẽ thực hiện với học sinh lớp 1 vào năm 2020. Trong ảnh: học sinh lớp 1 Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) – Ảnh: H.HG.
“Thực nghiệm có thành công, có không thành công. Những tiết học, giáo viên thành công đều do có sự đầu tư chuẩn bị tốt cho tiết dạy và nắm chắc phương pháp
GS Nguyễn Minh Thuyết
Nhận xét về đợt thực nghiệm chương trình phổ thông mới tại cuộc họp báo ngày 3-5, GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết phần lớn giáo viên tham gia thực nghiệm đáp ứng tốt yêu cầu.
Giáo viên tiểu học thực hiện tốt hơn giáo viên trung học. Sự chênh lệch này lớn dần ở cấp học cao hơn.
Giải thích về thực tế trên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng ở bậc trung học, nhất là THPT, giáo viên bị phân tâm hơn do chịu áp lực trong việc đảm bảo để học sinh vượt qua các kỳ thi cuối cấp, chuyển cấp, thi THPT quốc gia nên việc đầu tư cho đợt thực nghiệm có khác với giáo viên tiểu học.
Theo số liệu của Ban phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), có gần 1.500 giáo viên ở cả ba cấp từ tiểu học đến THPT tham gia đợt dạy thực nghiệm, với 372 tiết thực nghiệm ở ba cấp, mỗi tiết dạy 2 lần.
Ngoài ra có gần 3.000 phiếu phản hồi online được thu nhận từ giáo viên các cấp. Thống kê cho thấy chỉ có 0,37% số ý kiến không đồng ý với các chương trình môn học, số còn lại có góp ý điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý khi triển khai trong thực tế.
Chia sẻ tại cuộc họp báo, ông Thuyết cho biết đây là lần đầu tiên giáo viên được tiếp cận và thực nghiệm chương trình. Vì các lần đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) trước, giáo viên chỉ thực nghiệm và được tập huấn thay SGK. Giáo viên cũng chỉ quan tâm tới SGK, nhất là sách giáo viên mà không biết đến chương trình.
Điểm mới của lần này là Ban phát triển các chương trình môn học chỉ thực nghiệm chương trình, tập trung vào hai dạng: dạng nội dung kiến thức cũ nhưng phương pháp dạy học mới và nội dung kiến thức/môn học mới, phương pháp mới.
Video đang HOT
Theo các chủ biên chương trình môn học, có những địa bàn, trường học khó khăn nhưng lại đáp ứng tốt yêu cầu do có sự quan tâm sát sao của chính quyền, ngành giáo dục địa phương và nỗ lực của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường.
Nhiều ý kiến từ chính giáo viên trực tiếp dạy thực nghiệm đã được tập hợp và theo ông Thuyết, những ý kiến xác đáng đã được tiếp thu để điều chỉnh.
Trao đổi về những băn khoăn khi “kiểm tra, đánh giá chưa triển khai đồng bộ với đổi mới chương trình”, ông Thuyết cho biết đợt thực nghiệm mỗi giáo viên chỉ dạy vài tiết nên việc thực nghiệm kiểm tra, đánh giá không thích hợp.
Tuy nhiên, mỗi môn học, các thành viên soạn thảo đều đề xuất về việc kiểm tra, đánh giá, xây dựng đề kiểm tra như thế nào và những nội dung kiểm tra, đánh giá này cũng sẽ được thẩm định.
Theo ông Thuyết, sau khi Bộ GD-ĐT thành lập hội đồng thẩm định chương trình, sẽ có khoảng 15 ngày để thành viên hội đồng thẩm định đọc các dự thảo chương trình, nghe phổ biến về tiêu chí thông qua chương trình và nghe báo cáo trực tiếp của các ban soạn thảo chương trình môn học.
Việc thẩm định chương trình có thể kéo dài một tháng trước khi được phê duyệt, ban hành chính thức. Lộ trình tiếp theo sẽ là tập huấn cho các nhóm tác giả viết SGK, tập huấn giáo viên trên toàn quốc, rà soát các điều kiện tối thiểu để thực hiện.
Tại buổi họp báo, cô Bùi Thị Hồng Hạnh, phó hiệu trưởng một trường ở Văn Bàn, Lào Cai, cho biết: “Vẫn có một số tiết hơi nặng kiến thức so với thời lượng 35 phút/tiết. Giáo viên đã trao đổi và góp ý trực tiếp với tác giả chương trình ngay sau đợt thực nghiệm”.
Còn cô Nguyễn Thị Hồng Liên, phó hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ, thừa nhận bước đầu mới chỉ cảm nhận rõ học sinh có hứng thú nếu tiết học được đổi mới phương pháp, còn chưa thể đánh giá mức độ “thích nghi” chương trình của học sinh với tất cả các môn học.
Lớp 1 sẽ triển khai đại trà trước vào năm 2020
Trao đổi với Tuổi Trẻ tại cuộc họp báo về lộ trình tiếp theo trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết từ việc thực nghiệm cũng cho thấy để việc triển khai thành công có những điều kiện cần thiết phải đảm bảo, ví dụ như giảm sĩ số học sinh/lớp, thay đổi trong quản lý chuyên môn, tăng chủ động cho các nhà trường… Vì thế, cùng với việc hoàn thiện chương trình, Ban phát triển các chương trình môn học cũng kiến nghị các điều kiện bắt buộc phải đạt được. Và điều này cần sự cùng vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương.
Theo GS Thuyết, với tiến độ này, kế hoạch triển khai đại trà chương trình vẫn có thể thực hiện theo đúng dự kiến. Cụ thể chậm nhất sẽ thực hiện ở lớp 1 vào năm 2020 và mỗi năm sau đó triển khai đại trà với một lớp/cấp học.
Theo tuoitre.vn
Thầy cô chỉ làm tốt nếu hiểu rõ, hiểu đúng về chương trình mới
Nếu giáo viên hiểu rõ chương trình, nhuần nhuyễn phương pháp tổ chức dạy học sẽ triển khai tốt chương trình mới. Các chuyên gia xây dựng chương trình cho biết như vậy qua quá trình thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đã thực nghiệm ở 48 trường phổ thông
Thông tin từ giáo sư, Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết, việc tổ chức thực nghiệm dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện ở 6 tỉnh thành phố, thuộc 6 vùng kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước (Lào Cai, Hà Nội, Bình Định, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ).
Mỗi tỉnh/thành phố tham gia thực nghiệm chọn 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 2 trường THPT, đại diện cho các vùng thuận lợi, khó khăn trên địa bàn với tổng số 350 tiết dạy. Nếu mỗi bài thực nghiệm được dạy 2 lượt, nhân với 48 trường thì số giờ dạy thực nghiệm tương đối lớn.
Tinh thần là chỉ thực nghiệm những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy học của chương trình các môn học so với chương trình hiện hành.
Một trong những mục đích của đợt thực nghiệm là nhằm đánh giá tác động, kiểm nghiệm tính khả thi của dự thảo 19 chương trình môn học; đồng thời, lấy kiến, tạo đồng thuận của giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là những môn học mới chưa có trong chương trình phổ thông hiện hành.
Khó khăn nhất là năng lực đổi mới phương pháp
Chương trình đã thực nghiệm trên các lớp học sĩ số đông và thấy rằng với những lớp này hiệu quả khó đạt như mong muốn. Do đó, việc địa phương quan tâm đến cơ sở vật chất, trường lớp học để sĩ số trên lớp học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT là vô cùng quan trọng.
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Chủ biên chương trình môn Sinh học - chia sẻ kết quả thực nghiệm khả quan với môn Khoa học tự nhiên sau 38 tiết thực nghiệm tại 18 trường học. Bài thực nghiệm "Bản chất hóa học và gen" được cho là khó và giáo viên là do nhà trường chọn. Tuy nhiên, qua thực nghiệm, điều khó khăn nhất cũng được PGS Tuấn rút ra chính là năng lực đổi mới phương pháp của giáo viên.
"Khi chúng tôi hỏi giáo viên về khó khăn của họ, những vấn đề được đưa ra là thiếu thiết bị, máy chiếu, phòng học bộ môn... Nhưng qua thực tế, tôi thấy khó khăn nhất chính là năng lực đổi mới phương pháp của giáo viên.
Do đó, tôi cho rằng, cốt lõi vẫn là tập huấn và đào tạo cho giáo viên, trong đó những môn mới phải được ưu tiên nhiều nhất vì giáo viên còn bỡ ngỡ" - PGS.TS Mai Sỹ Tuấn cho hay.
Đồng quan điểm, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn - nhận diện thách thức lớn nhất với môn học này không phải nội dung dạy học mà là phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
"Vẫn là tác phẩm Chí Phèo hay Vợ nhặt, nhưng cách dạy theo hướng truyền đạt nội dung khác cách dạy theo hướng phát triển năng lực thế nào, đó là điều chúng tôi phải tập huấn giáo viên nhiều nhất" - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay.
GS.TS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - thông tin những tiết dạy thực nghiệm môn Lịch sử, kể cả ở trường còn nhiều khó khăn, giáo viên và học sinh tương tác rất tốt. Có nội dung chuyên gia góp ý là nặng nhưng khi đưa vào dạy học sinh lại cảm thấy thích thú.
GS Tung cùng chung nhận định yếu tố then chốt vẫn là giáo viên, ở đâu giáo viên hiểu đúng chương trình, "đọc" đúng chủ ý người soạn chương trình thì họ vận dụng rất thành công. Bởi vậy, hoạt động tập huấn giáo viên là rất quan trọng; cùng với đó là những điều kiện vật chất như phòng học bộ môn, kết nối internet...
Môn Giáo dục công dân đã thực hiện được tổng số 48 tiết thực nghiệm trên 48 trường khác nhau. TS Nguyễn Thị Thu Hoài - thành viên Ban soạn thảo chương trình môn Giáo dục công dân - cho biết, những giờ thực nghiệm có cả chưa thành công và rất thành công. Nhưng dù kết quả thế nào thì đó cũng là phản hồi tốt để ban soạn thảo điều chỉnh, đưa ra sản phẩm tốt nhất.
"Từ những giờ học như vậy, chúng tôi rút ra rằng, nếu giáo viên nhuần nhuyễn phương pháp, biết tổ chức hoạt động dạy học, chuẩn bị trước chu đáo, giờ học sẽ sinh động và thành công. Do đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên rất quan trọng. Thầy cô chỉ làm tốt nếu hiểu rõ, hiểu đúng về tinh thần đổi mới trong chương trình" - TS Hoài nêu quan điểm.
Chia sẻ về động lực đổi mới của giáo viên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về những người biên soạn chương trình, theo đó cần soạn ra được chương trình thực sự phát triển phẩm chất năng lực học sinh; sau đó là trách nhiệm của người viết sách giáo khoa; cuối cùng, cần cải thiện điều kiện làm việc cho giáo viên, trao quyền chủ động mạnh mẽ cho thầy cô sáng tạo.
Ngày 21/11/2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số: 51/2017/QH14, điều chỉnh lộ trình thực hiện chương, trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Thấy gì qua thực nghiệm chương trình mới?: Giáo viên sẽ đuối! Chủ biên chương trình một môn học phải thốt lên 'Giáo viên dạy để sống chứ đâu phải dạy để... chết!'. Trong khi đó nhiều người cũng nhận ra rằng nếu không khéo học sinh sẽ bị bỏ rơi trong chương trình mới khi lớp học quá đông. Với sĩ số lớp học quá đông thì giáo viên rất vất vả khi thực...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công an tỉnh Bình Phước tìm người bị hại tại Dự án Khu đô thị Ruby City
Pháp luật
13:26:06 25/04/2025
Việt Nam có 10 khách sạn lọt top tốt nhất thế giới
Du lịch
13:12:16 25/04/2025
Liên tục che mặt chồng khi đăng ảnh, Sam bị chỉ trích 'thiếu tôn trọng bạn đời'
Sao việt
12:45:37 25/04/2025
Bức ảnh hé lộ sự thật về concert ế vé của siêu sao một thời
Nhạc quốc tế
12:41:30 25/04/2025
Cặp đôi đẹp nhất Vbiz hiện tại: Nhan sắc thắng đời tuyệt đối, chỉ nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry
Hậu trường phim
12:30:49 25/04/2025
Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine
Thế giới
12:14:13 25/04/2025
Bí kíp mix đồ cho nàng chân to: Che khuyết điểm khéo léo, tôn dáng tuyệt đối
Thời trang
12:14:00 25/04/2025
Sau tiết Cốc vũ, 4 con giáp vượng khí bùng nổ: Sống nhẹ nhàng, tiền tài đổ về, lo toan biến mất
Trắc nghiệm
12:13:58 25/04/2025
Phim Trung Quốc khiến netizen "mê chữ ê kéo dài" vì quá hay: Nội dung cực cuốn, dàn cast không một điểm chê
Phim châu á
11:20:27 25/04/2025
7 món đồ nên chọn loại "bền nhẹ dễ dùng" từ tuổi 55 và 5 món nên ngưng vì không còn phù hợp
Sáng tạo
11:15:56 25/04/2025