Thức khuya gây hại cho gan như thế nào?
Thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Người hiện đại thường thức khuya do làm việc ngoài giờ hoặc đơn giản là lạm dụng thiết bị thông minh. Điều này làm rối loạn cơ chế phục hồi của gan ở một mức độ nhất định và làm tổn thương gan. Thói quen này càng nguy hiểm hơn với những người đã có sẵn những bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan…
Đông y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động, học tập, làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Buổi tối vào khoảng từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau là thời gian hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại mà cơ thể đã hấp thụ.
Từ 1 đến 3 giờ sáng là lúc túi mật đẩy mạnh tiêu hóa chất béo, mỡ xấu và cholesterol. Các chức năng này sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu cơ thể ở trong trạng thái ngủ say. Do đó nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan.
Không những thế, thiếu ngủ hoặc nghỉ ngơi không hợp lý có thể dẫn đến sự thiếu hụt máu ở gan, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Với người nhiễm virus viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phục hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Vì vậy nên nghỉ ngơi trước 23 giờ để có được giấc ngủ sâu vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Đồng thời, nên ngủ đủ giấc, trung bình 8 tiếng mỗi ngày.
[ẢNH] Những hiểm hoạ 'không ngờ tới' của việc ngủ muộn đối với sức khoẻ
Thức khuya được coi là một trong những 'độc dược' cực nguy hiểm cho cơ thể. Nó không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh như trí nhớ kém, nhức đầu, chóng mặt, hay quên...
Để hiểu rõ hơn về tác hại của việc ngủ muộn, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Ảnh hưởng đầu tiên của việc thức khuya là suy giảm sức đề kháng của cơ thể một cách nghiêm trọng
Ngủ muộn thường xuyên sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, sa sút tinh thần, dễ nhiễm các bệnh như cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng...
Video đang HOT
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thức khuya sẽ dễ mắc chứng rối loạn tâm trạng, dễ cáu kỉnh và nguy cơ trầm cảm hơn so với những người ngủ đúng giờ
Tác hại tiếp theo của việc thức khuya là khiến mạch máu khó lưu thông, luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ cho tai giữa
Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác, thậm chí, nguy cơ dẫn đến điếc tai là rất cao
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, ngủ muộn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến béo phì
Bởi việc này khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng cao, ngay cả khi, bạn tập thể dục thường xuyên hoặc ngủ đủ 8 tiếng trong ngày nhưng vẫn thức khuya sau 23h30
Vì chỉ số cơ thể sẽ bị ảnh hưởng từ việc ngủ muộn, không phải số giờ ngủ được
Chưa kể một số người còn có thói quen ăn đêm khi thức khuya, kéo theo nhiều hệ lụy không tốt cho dạ dày như đau dạ dày, ung thư dạ dày...
Bởi sức sống các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, bình quân khoảng 2-3 ngày tái tạo một lần và thường diễn ra vào ban đêm
Do vậy, ăn uống vào ban đêm sẽ gây nguy hiểm cho dạ dày, khiến đường tiêu hóa phải làm việc liên tục và gián đoạn quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày
Thêm vào đó, ăn đêm sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa, ứ lại ở dạ dày khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, kích thích niêm mạc, dẫn đến hiện tượng viêm loét
Ngủ muộn còn ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và thái độ của con người
Bạn sẽ trở nên nóng tính, khó chịu, thường xuyên nổi nóng, tức giận, thiếu kiên nhẫn... đối với mọi việc và mọi người xung quanh
Tác hại tiếp theo, ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nữ giới và nam giới
Bởi khi thức quá khuya sẽ gây rối loạn sản xuất hoóc-môn buồng trứng và chu kỳ rụng trứng, còn ở nam giới có thể giảm số lượng tinh trùng
Đặc biệt, ở phụ nữ, ngủ muộn còn được coi là "kẻ thù số 1" của làn da, gây thương tổn và khiến làn da không được khỏe mạnh, mịn màng và săn chắc
Không chỉ vậy, nó ảnh hưởng xấu đến chức năng của tế bào biểu bì, khiến làn da bị lão hóa, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu
Vì làn da đã chịu tác động cả ngày từ không khí, khói bụi, các chất ô nhiễm, ban đêm chính là lúc, da tái tạo lại các tế bào bị tổn thương
Theo nghiên cứu, các tế bào da sẽ tái tạo với tốc độ nhanh gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23h đến 4h sáng, collagen được sản sinh nhanh chóng và các chất có hại cũng bị tiêu diệt, tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng hơn...
Thức đêm thường xuyên khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, dẫn đến môi trường trong âm đạo bị khô, gây ra hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa có thể mắc như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ... làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Chính vì vậy, để đảm bảo một cách tốt nhất cho sức khỏe, tránh các loại bệnh tật có thể xâm nhập vào cơ thể, bạn nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần
Thức khuya dậy muộn có hại gì cho sức khỏe? Ai cũng biết thức khuya có hại cho sức khỏe, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Những người thức khuya dậy muộn, có nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa cao hơn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Giờ đây, một nghiên cứu mới đã chứng minh rõ ràng rằng ngủ...