Thức khuya dậy muộn có hại gì cho sức khỏe?
Ai cũng biết thức khuya có hại cho sức khỏe, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Những người thức khuya dậy muộn, có nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa cao hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giờ đây, một nghiên cứu mới đã chứng minh rõ ràng rằng ngủ sớm giúp tim khỏe hơn.
Ngủ sớm dậy sớm có lợi gì?
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí về y học và khoa học Scandinavian Journal of Medicine & Science in Sports, cho thấy những người ngủ sớm dậy sớm, hoạt động nhiều hơn, dẫn đến làm tăng khả năng giữ cho trái tim khỏe mạnh hơn, theo Best Life.
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 5.156 người tham gia về thói quen đi ngủ và thức dậy.
Sau đó, những người tham gia được yêu cầu đeo máy đo gia tốc ở cổ tay trong 14 ngày để theo dõi thói quen ngủ và mức độ hoạt động của họ.
Người thức khuya dậy muộn dễ mắc chứng rối loạn tâm trạng và trầm cảm hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Kết quả đã phát hiện những người có thói quen ngủ sớm dậy sớm hoạt động tích cực hơn những người còn lại. Những người đàn ông có thói quen ngủ sớm dậy sớm, trung bình đi bộ nhiều hơn khoảng 30 phút mỗi ngày; những phụ nữ có thói quen ngủ sớm dậy sớm, trung bình đi bộ nhiều hơn khoảng 20 phút, theo Best Life.
Video đang HOT
Chỉ một ngày thì không thấy rõ sự khác biệt. Nhưng qua nhiều năm hoặc nhiều thập niên, sẽ dồn thành một con số rất lớn, có tác động tốt đến sức khỏe tổng thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đối với những người có thói quen thức khuya, dậy muộn?
Theo đánh giá của The New York Times về kết quả nghiên cứu, những người thức khuya dậy muộn, có nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa cao hơn.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc thức khuya dậy muộn, như sau:
Một nghiên cứu năm 2015 được xuất bản bởi Tạp chí Rối loạn Tâm thần (Mỹ) cho biết người thức khuya dậy muộn dễ mắc chứng rối loạn tâm trạng và trầm cảm hơn.
Một nghiên cứu khác năm 2019 trên Tạp chí Y học Nội khoa (Anh) đã xem xét thói quen ngủ của hơn 300.000 người ở Anh, và đã nhận thấy rằng, những người có thói quen thức khuya dậy muộn, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 25% so với những người ngủ sớm dậy sớm, theo Best Life.
Tiến sĩ Phyllis Zee, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Giấc ngủ và Nhịp sinh học, tại Bệnh viện Northwestern Memorial (Mỹ), cũng lưu ý rằng thường xuyên thức khuya dẫn đến thói quen ăn uống kém.
Tiến sĩ Zee cho biết, nhịp sinh học của con người được đồng bộ với vòng quay hằng ngày của trái đất, do đó mặt trời lặn, là lúc để ngủ chứ không phải ăn.
Khi thời gian ăn ngủ không khớp với đồng hồ bên trong cơ thể, có thể dẫn đến những thay đổi về cảm giác thèm ăn và trao đổi chất, có thể dẫn đến tăng cân.
Mặc dù thói quen ngủ sớm hay ngủ trễ thường là tự nhiên, nhưng nó thường kéo dài trong suốt cuộc đời một người.
Nhưng nếu cố gắng, vẫn có thể thích nghi và thay đổi được.
Tiến sĩ Andrew Bagshaw, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Não bộ Con người tại Đại học Birmingham (Anh), đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2019, trong đó ông yêu cầu 22 người khỏe mạnh, có thói quen thức khuya dậy muộn, làm 4 việc trong vòng 3 tuần để trở thành người ngủ sớm, dậy sớm.
Kết quả là, nhìn chung, những người tham gia có thể đi ngủ và thức dậy sớm hơn khoảng 2 giờ.
Những việc nên làm để giúp bạn ngủ sớm, dậy sớm hơn
Thức dậy sớm 2 – 3 tiếng trước giờ thức dậy bình thường của mình và đón nhận càng nhiều ánh nắng tự nhiên càng tốt, theo Best Life.
Tập thói quen ngủ sớm trước 2 – 3 giờ so với giờ đi ngủ bình thường của mình và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình.
Duy trì lịch trình ngủ cố định trong cả ngày làm việc lẫn ngày nghỉ.
Ăn sáng sau khi thức dậy, ăn trưa vào cùng một giờ mỗi ngày và không ăn gì sau 7 giờ tối, theo Best Life.
Những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bạn có thói quen 'xấu' này
Thức khuya đang là thói quen khó bỏ của nhiều bạn trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, về lâu dài, tác hại gây ra cho cơ thể là không hề nhỏ.
Suy giảm trí nhớ
Theo một nghiên cứu của các Giáo sư tại Đại học California, Hoa Kỳ, tỉ lệ suy giảm trí nhớ khi bạn thức khuya cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Nguy hiểm hơn, khi thức khuya những chất độc hại trong cơ thể không được đào thải sẽ dẫn đến bộ não dần mất tập trung, hay quên và không đủ tỉnh táo, minh mẫn để giải quyết công việc.
Những nguy hại đến cơ thể khi bạn có thói quen thức khuya. Ảnh Cafebiz
Nguyên nhân gây ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tự nhận mình là "cú đêm" có nhiều khả năng mắc các bệnh liên quan đến lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, việc thức khuya nhiều cũng là tác nhân gây ung thư.
Trong thời gian ngủ, não sẽ sản xuất ra melatonin - nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các tế bào dẫn đến ung thư. Do vậy, việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến việc sản sinh nhanh các tế bào gây ung thư.
Bệnh tim mạch
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn duy trì một lịch trình ngủ khá đều đặn trong suốt cả tuần và chỉ thức khuya? Một nghiên cứu cho thấy điều này cực kì có hại cho sức khoẻ tim mạch của mình. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cứ mỗi giờ lịch trình giấc ngủ của bạn thay đổi, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 11%.
Giáo sư Francesco Cappuccio thuộc ĐH Warwick đã đưa ra kết luận việc ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm thì bạn phải đối mặt với 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ tử vong vì một cơn đột quỵ.
Nguyên nhân gây trầm cảm
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người tự coi mình là "cú đêm" cũng có nhiều khả năng "báo hại" các triệu chứng trầm cảm. Nếu bạn bị thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, và ngày hôm sau rất căng thẳng. Điều này vừa có hại cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng tới công việc của mình.
Với những tác hại trên, hãy nhớ rằng không nên thức khuya các bạn nhé. Hãy sắp xếp đi ngủ trước 22h để bảo vệ sức khoẻ chính bản thân mình nhé.
Trần Ngọc (T/h)
Năm biểu hiện suy thận hay bị mọi người bỏ qua Ăn không ngon, đi tiểu đêm nhiều lần hoặc đau khớp có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan tới thận. Các bệnh về thận có rất nhiều lý do khác nhau như hút thuốc, lạm dụng rượu, nhịn tiểu, thức khuya và chế độ ăn. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ gửi nhiều tín hiệu khác nhau ngay từ giai...