Thức khuya, ăn uống thất thường, uống nước có gas thay nước lọc… cậu bé 12 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối
Mới đây, truyền thông Trung Quốc xôn xao về thông tin cậu bé mới 12 tuổi ở Vĩnh Châu ( Hồ Nam, Trung Quốc) đã mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Nguyên nhân xuất phát từ hàng loạt thói quen xấu của cậu bé.
Trong quan niệm của nhiều người, ung thư chỉ là “bệnh của người lớn”, còn ở trẻ nhỏ hầu như không thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, mới đây, Khoa Lồng ngực 2 của Bệnh viện Ung Bướu Hồ Nam đã tiếp nhận trường hợp của Xiaojia, một cậu bé 12 tuổi ở Vĩnh Châu mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, mẹ của Xiaojia, bà Trần, phát hiện thấy một cục u có kích thước bằng quả trứng cút trên xương đòn bên trái của con, nó cứng nhưng không đau nên cô đã vội vàng đưa Xiaojia đến bệnh viện để điều trị. Khối thượng đòn đã được lấy ra để làm sinh thiết và được xác định là Sarcoma Ewing (một loại ung thư mới bắt đầu ở mô mềm hoặc cơ).
Xiaojia đang được các bác sĩ Khoa Lồng ngực 2, Bệnh viện Ung bướu Hồ Nam kiểm tra (Ảnh: Sanxiang Metropolis Daily).
Tuy nhiên, sau khi Xiaojia được chuyển lên Khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viện Ung bướu Hồ Nam để hội chẩn, nhiều chuyên gia nhận định trường hợp của cậu bé là ung thư không biệt hóa. Do kết quả chẩn đoán giữa 2 lần khám có sự khác nhau, cô Trần lập tức đưa con trở lại bệnh viện để xét nghiệm kĩ hơn, kết quả báo cáo bệnh lý cuối cùng cho thấy ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa thấp.
Tổng hợp tất cả các kết quả khám, các chuyên gia của bệnh viện chẩn đoán là cậu bé bị ung thư phổi phế quản nguyên phát, hiện tại xương sườn và xương đòn đã bị tế bào ung thư “ăn” đi một phần, di căn vào hạch trung thất. Tức Xiaojia đang ở giai đoạn nặng (giai đoạn cuối) của ung thư phổi. Do tuổi còn trẻ và giai đoạn lâm sàng muộn, bệnh lý cho thấy khối u ác tính cao và tiên lượng cực kỳ xấu.
Video đang HOT
Chẩn đoán cuối cùng cho thấy Xiaojia đang ở giai đoạn nặng (giai đoạn cuối) của ung thư phổi (Ảnh minh họa: Bilibili).
Để điều trị cho Xiaojia, bác sĩ Wu Lin, Trưởng Khoa Lồng ngực 2, Bệnh viện Ung bướu Hồ Nam đã ngay lập tức tổ chức cuộc hội chẩn tổng quát và thận trọng xây dựng kế hoạch điều trị, liều lượng thuốc, bước tiếp theo là chuẩn bị cho hóa trị liệu toàn thân kết hợp với liệu pháp miễn dịch. Chi phí nằm viện hàng năm của Xiaojia ước tính lên tới khoảng 200-300 nghìn Nhân dân tệ.
Nguyên nhân đứa trẻ 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối
Tìm hiểu về lối sinh hoạt của Xiaojia, cô Trần cho biết cậu bé có tính cách chống đối. Cô không thể kiểm soát được việc tiêu tiền của cậu bé, Xiaojia thường xuyên mua đồ uống và đồ ăn nhẹ bằng tiền tiêu vặt mà cô để trên bàn.
Cô Trần chia sẻ trong nước mắt: “ Chúng tôi không kiểm soát con nhiều. Thằng bé hầu như không ăn sáng và chỉ có thể ăn nửa bát cơm vào bữa trưa, bữa tối cũng chỉ ăn vài miếng. Thằng bé không uống nước, khi khát nó uống nước có gas và nước trái cây“. Bên cạnh đó, Xiaojia rất thích chơi game trên điện thoại, cậu bé thường thức đêm để “cày game” trong khi bố mẹ đang ngủ say.
Nguyên nhân của căn bệnh là do Xiaojia có nhiều thói quen xấu như thức khuya, ăn uống thất thường, uống nước có gas thay nước lọc… (Ảnh minh họa: Freepik),
Theo bác sĩ Wu Lin, độ tuổi khởi phát ung thư phổi trung bình là 60 tuổi, thường xảy ra ở những bệnh nhân nam hút thuốc nhiều trong thời gian dài. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ vị thành niên giống như Xiaojia là rất thấp, có rất ít trường hợp như vậy kể từ khi Khoa được mở ra.
Nói chung, nguyên nhân của ung thư phổi có thể liên quan đến hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, căng thẳng tinh thần, yếu tố di truyền… và ở trường hợp của cậu bé nêu trên đó có lẽ là do thói quen sinh hoạt xấu như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không đều đặn.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng đối với trẻ vị thành niên, tốt nhất nên được duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ 3 bữa một ngày, cân bằng thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi để tránh gặp tình trạng như Xiaojia.
Sinh non con ốm yếu, nghe bác sĩ nói nguyên nhân mẹ ôm đầu: "Do công việc văn phòng"
Thói quen xấu khi làm công việc văn phòng suýt nữa đã khiến Tiểu Hồng phải hối hận.
Khi mang bầu, nếu có sức khỏe tốt, thai kỳ ổn định thì hầu hết các mẹ đều lựa chọn đi làm, duy trì công việc đến thời điểm sinh con. Tuy nhiên, lúc này mọi thói quen sinh hoạt, ăn uống của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu cần rất cẩn thận. Gần đây, trên một diễn đàn dành cho chị em phụ nữ tại Trung Quốc, một bà mẹ trẻ đã chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo những mẹ bầu khác về một thói quen hầu hết các dân văn phòng đều gặp phải.
Bà mẹ Trung Quốc này tên là Tiểu Hồng, sau khi tốt nghiệp đã kết hôn ngay. 3 tháng sau, gia đình cô vui mừng đón tin cô mang thai bé đầu lòng. Vậy nhưng lúc này, do mới xin đi làm nên Tiểu Hồng không muốn nghỉ việc ở nhà dưỡng thai dù cả bố mẹ và chồng đều thuyết phục.
Tiểu Hồng chia sẻ bản thân cô là người khá cầu toàn nên luôn muốn tự mình hoàn thành mọi công việc, dù mang thai mệt mỏi cũng không muốn nhờ vả đồng nghiệp giúp đỡ. Khi mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu trẻ cảm thấy bé chuyển động không bình thường nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ cho biết con cô có dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai do mẹ thường xuyên thức khuya, ăn uống thất thường.
Con trai Tiểu Hồng chào đời khi mới hơn 7 tháng và rất ốm yếu.
Vậy nhưng vì "tham công tiếc việc", cô vẫn không chịu nghỉ việc mà chỉ cố gắng điều chỉnh lại chế độ ăn. Cuối cùng đến tháng thứ 7 của thai kỳ, sau khi hoàn thành một dự án lớn, Tiểu Hồng mới quyết định xin nghỉ sớm để chuẩn bị sinh con vì gia đình thuyết phục quá nhiều.
Vậy nhưng lúc này, cô lại gặp một bất thường là thường xuyên cảm thấy đau buốt khi đi vệ sinh. Linh cảm có chuyện chẳng lành, cô lập tức cùng chồng đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi siêu âm và nghe tim thai, các bác sĩ lập tức yêu cầu mổ lấy thai gấp. Đứa bé đang có dấu hiệu yếu dần do thiếu oxy. Cuối cùng con trai Tiểu Hồng chào đời sớm tới 10 tuần, ốm yếu và phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt hơn 1 tháng mới được xuất viện. Sau khi về nhà, việc chăm sóc một đứa trẻ sinh non cũng khiến Tiểu Hồng mệt mỏi và vất vả hơn nhiều.
Lúc này các bác sĩ mới tìm hiểu và kết luận nguyên nhân gây suy thai của Tiểu Hồng có thể đến một phần từ thói quen nhịn tiểu của cô. Bà mẹ trẻ lúc này mới ôm đầu hối hận. Cô cho biết bởi vì khi mang thai nhu cầu đi tiểu rất nhiều nhưng lượng công việc lớn khiến cô thường xuyên nhịn hoặc cố tình uống ít nước đi để hạn chế đào thải. Vì nguyên nhân này mà Tiểu Hồng còn bị viêm đường tiết niệu, phải điều trị suốt 2 tháng sau sinh.
Bác sĩ cho rằng một phần nguyên nhân đến từ thói quen xấu của nhiều người làm việc văn phòng là nhịn tiểu.
Theo các bác sĩ, nhịn tiểu khi mang thai là thói quen xấu tất cả các mẹ bầu cần phải bỏ ngay lập tức. Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu - một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt dẫn đến nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, nhịn tiểu lâu còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, vì niệu đạo ngắn, hơn nữa xung quanh niệu đạo có nhiều nguồn vi trùng (hậu môn, âm đạo) có thể khiến chúng ngược dòng lên trên gây nhiễm trùng.
Nghèo thì được, nhưng bệnh thì không được phép, bác sỹ tốt nhất chính là bản thân Có câu "bị gì thì bị đừng có bị bệnh, thiếu gì thì thiếu đừng thiếu tiền", có thể thấy sức khỏe và tiền bạc là lý tưởng chung của mỗi người. Nếu không thể có cả hai, vậy thì thà là không có tiền còn hơn là bị bệnh. Người trưởng thành, đặc biệt là dân công sở, vì thành tích, vì...