Thực hư việc ăn mít, xoài, vải, nhãn…sẽ bị nóng, trẻ mọc rôm sẩy
Rất nhiều người thích những loại quả này nhưng lại sợ nóng và “đoạn tuyệt” với nó.
Hiện đang vào mùa vải, mít, xoài, nhãn. Rất nhiều người thích những loại quả này nhưng lại sợ nóng và “đoạn tuyệt” với nó. Vậy, thực hư mít, xoài, vải, nhãn,…có nóng hay không?
Ths.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ lý giải rõ hơn về điều này.
Quả chín là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người.
Theo BS Lê Thị Hải, quả chín là nguồn cung cấp viatmin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất. Các loại quả chín rất đa dạng, nhiều chủng loại và mùi vị khác nhau, thay đổi theo mùa.
BS Hải cho biết, một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt như: xoài, vải , nhãn, mít, dứa là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy.
“Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng, ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào cũng không hề bị nóng”, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo BS Hải, đối với những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
Ăn quả vải không hề bị nóng.
Mặt khác, một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Như vậy, không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe, còn những người không thuộc diện phải ăn kiêng thì vẫn ăn bình thường.
Ths. Lê Thị Hải khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn từ 400g – 500g quả chín, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc uống.
Theo Eva
Cách sơ cứu khi con bị hóc hạt mận, hạt vải
Hóc là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do sự vô tình và bất cẩn của người chăm sóc. Khi cho con ăn các loại quả có hột như mận, vải, chôm chôm,...bố mẹ phải hết sức chú ý. Hãy trang bị kiến thức sơ cứu cơ bản dưới đây để tránh gặp hậu quả đau lòng
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc hạt
Hóc - sặc là những hiện tượng thường gặp ở trẻ. Đôi khi trong những trường hợp nặng, nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa.
Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc - sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh... trào ra từ mũi, miệng của bé. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc - sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo các chuyên gia y tế thì sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.
2. Cách xử lý khi trẻ bị hóc hạt
Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich, đây được xem như thủ thuật tạo ra "thời gian vàng" để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ. Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.
Vì thế, cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo... Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần.
Cha mẹ cần chú ý không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.
3. Thủ thuật cấp cứu Heimlich
Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.
Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.
Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.
4. Một trong số cách sơ cứu sai lầm &'dại dột' phổ biến của phụ huynh
Vuốt xuôi: Một phản xạ tự nhiên thường gặp ở các gia đình khi thấy trẻ sặc, nghẹn hay nôn ói thức ăn chính là việc dùng tay vuốt xuôi ngực trẻ. Đây là cách làm sai vì có thể khiến thức ăn chui sâu hơn vào phổi và đẩy bé vào tình trạng nguy hiểm.
Dùng tay móc họng: Cách làm này lại vô tình đẩy dị vật càng chui sâu hơn. Bên cạnh đó, khi lấy tay hoặc các vật cứng không đảm bảo vệ sinh để chọc, ngoáy trong họng sẽ khiến họng bị trầy xước gây ra các biến chứng như viêm họng có mủ, viêm thanh quản...
Theo www.phunutoday.vn
Những lợi ích tuyệt vời của quả vải đối với sức khỏe Quả vải là một loại cây nhiệt đới rất đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Quả vải với hương vị tuyệt vời còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, thải độc và chống lão hóa. Các bạn xem những lợi ích tuyệt vời khác của vải nhé Theo mô tả của các nhà thực vật học tại...