Thực hư thông tin nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng
Trên Facebook, TikTok,… xuất hiện nhiều cảnh báo về việc chỉ nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng khiến nhiều người lo lắng.
Cụ thể, theo một chia sẻ của tài khoản tên N.D.S thì “đồng nghiệp của tôi nhận được cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ấy đã được tiêm phòng ấn phím 1, chưa tiêm phòng ấn phím 2. Kết quả, anh ta ấn phím 1 và điện thoại bị chặn… Mọi ng điện thoạiười cẩn thận nha. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của nó trong vòng 3 giây là nó lấy được hết thông tin tài khoản ngân hàng, nó vô hiệu hóa điện thoại mình, máy chủ mình nó điều khiển. Khi nó rút tiền, ngân hàng nhắn OTP vào số mình nhưng nó nhận được,…”.
Hiếu PC khẳng định thông tin cảnh báo trên là tin giả
Hay một tài khoản khác kể còn ly kỳ hơn “cuộc gọi 5 giây và sự việc mất 30 triệu đồng sau đó” và khẳng định “đây là câu chuyện có thật mẹ em gặp phải”.
Theo đó, mẹ nhân vật này nhận được cuộc gọi từ số 059xxx và có nhấc máy trả lời “a lô” nhưng không có hồi âm… Người mẹ khẳng định không có nhắn tin hay vào app, link linh tinh nhưng ngủ 1 đêm thì điện thoại sập nguồn. Sáng hôm sau vào app ngân hàng thì ngân hàng yêu cầu đặt lại mật khẩu, vào rồi phát hiện tài khoản bị trừ 30 triệu đồng!
Những thông tin trên thu hút khá đông người xem bởi các giao dịch online càng nhiều, tiện lợi cũng kéo theo nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, khi Báo Người Lao Động trao đổi với chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) – người sáng lập Dự án Chống lừa đảo – về thông tin trên thì Ngô Minh Hiếu khẳng định: “Đây là tin giả! Làm gì có chuyện nghe điện thoại bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng hay dữ liệu máy tính. Nếu như vậy thì xã hội loạn!”.
Video đang HOT
Cách nhận biết chiêu ghép mặt, giọng nói giống hệt người thân để lừa đảo
Theo Hiếu, trường hợp người nghe điện thoại ấn các phím theo hướng dẫn có thể bị trừ tiền điện thoại ở mức cước cao (tùy thuộc đầu số) chứ không thể mất tiền ngân hàng.
“Người dùng chỉ mất tiền tài khoản ngân hàng khi nhấn phím theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, rồi làm theo dẫn dụ của chúng như vào đường link, hay tải file mã độc, hay app độc hại, hoặc dẫn dụ đầu tư tài chính, hoặc bị đe dọa theo kiểu giả mạo công an…. thì lúc đấy mới bị lừa mất tiền” – Ngô Minh Hiếu phân tích.
Lý giải về những cảnh báo trên, chuyên gia Ngô Minh Hiếu cho rằng có thể do một số người không rành về công nghệ, đến khi bị lừa, thì lại không hiểu sao, cứ thế cứ viết rồi đăng lên mạng. Hoặc một số nạn nhân đã bị lừa, cảm thấy ngại và xấu hổ nên khi chia sẻ thông tin mình bị lừa thì cắt ghép thông tin nhằm giảm đi mức độ của việc mình bị lừa.
Thậm chí, có trường hợp vì thiếu hiểu biết hoặc thích câu view mà lan truyền tin giả, vô tình cố ý câu view, gây kích động và mất trật tự xã hội.
Tập đoàn FLC bị phong tỏa 3 tài khoản ngân hàng
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định cưỡng chế gần 224 tỉ đồng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa 3 tài khoản của Tập đoàn FLC mở tại 3 ngân hàng.
Tập đoàn FLC trải qua nhiều sóng gió kể từ khi cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt - Ảnh: NAM TRẦN
Bà Bùi Hải Huyền - tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) - vừa gửi thông tin đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, về việc công ty nhận được 3 quyết định từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ban hành 3 quyết định vào ngày 29-7, về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của Công ty CP Tập đoàn FLC mở tại 3 ngân hàng gồm: OCB chi nhánh Hà Nội, VIB chi nhánh Q.1 - TP.HCM và BIDV chi nhánh Thanh Xuân.
Nguyên nhân vì Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật quản lý thuế. Trong đó tổng số tiền bị cưỡng chế lên gần 224 tỉ đồng.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 22-7 lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Bình xác nhận Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất, trong đó nợ quá hạn 220 tỉ đồng.
Số tiền nợ quá hạn này là của dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình - một trong 10 dự án mà FLC Quảng Bình đang triển khai trên địa bàn hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Ông Ngô Văn Thuận - phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Bình - cũng cho biết nếu biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng không thực hiện được thì sắp tới sẽ áp dụng các hình thức cưỡng chế khác như không cho sử dụng hóa đơn, cưỡng chế kê biên tài sản. Biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy phép.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 vừa được công bố, Tập đoàn FLC phải trải qua thời điểm khó khăn, làm ăn sa sút.
Cụ thể, trong quý 2, doanh nghiệp chỉ gặt hái được xấp xỉ 576 tỉ đồng doanh thu thuần, tương đương giảm gần 66% so với cùng kỳ năm trước. Dưới áp lực từ khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, chưa kể các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... đều tăng, khiến FLC bị lỗ ròng sau thuế hơn 640 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn còn lãi gần 21 tỉ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm, FLC đạt hơn 1.660 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 60% so với bán niên trước, đồng thời lỗ sau thuế hơn 1.100 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 64 tỉ đồng.
Sau nửa năm, khoản nợ phải trả của tập đoàn tăng gần 15% lên hơn 27.500 tỉ đồng, trong đó khoảng 70% là nợ vay ngắn hạn.
Mặc dù đã trả xong toàn bộ hơn 573 tỉ đồng nợ vay ngắn hạn tại OCB chi nhánh Hà Nội, gần 176 tỉ đồng của BIDV chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long, gần 64 tỉ đồng vay tại Sacombank chi nhánh Hà Nội, 10 tỉ đồng tại VietinBank Leasing, nhưng FLC cũng thêm hai chủ nợ mới với khoản vay ngắn hạn.
Cụ thể, FLC mới vay ngắn hạn hơn 185 tỉ đồng từ Tập đoàn Homeliday và 621 tỉ đồng từ ông Lê Thái Sâm - thành viên hội đồng quản trị FLC vừa được bổ nhiệm.
Xem xét đình chỉ giao dịch cổ phiếu FLC Faros
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa cho biết đang xem xét đình chỉ giao dịch với cổ phiếu của Công ty CP FLC Faros (mã chứng khoán ROS), do doanh nghiệp tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính quý 2-2022.
Trước đó, HoSE cũng ra quyết định chuyển 3 cổ phiếu gồm ROS, FLC (Tập đoàn FLC) và HAI (Công ty CP Nông dược HAI) sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1-6, do doanh nghiệp trễ hạn nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán so với quy định. Hiện tại ba mã này chỉ được giao dịch phiên chiều.
Sau khi lập đỉnh vào đầu tháng 1 năm nay, các cổ phiếu "họ FLC" đã phải hứng chịu các cuộc bán tháo của nhà đầu tư từ khi vụ ông Trịnh Văn Quyết "bán chui" cổ phiếu bị phanh phui và bị bắt vì thao túng chứng khoán.
Hiện các mã FLC, HAI và ROS đã bị giảm lần lượt 73%, 74% và 81% so với giá đỉnh, xuống còn 6.090 đồng/cổ phiếu, 3.100 đồng/cổ phiếu và 2.610 đồng/cổ phiếu.
Mua lại thẻ căn cước của mình từ một... cặp đôi thuê phòng khách sạn bỏ lại Anh N.Đ.A. mất ví, trong có thẻ căn cước công dân. Sau đó, anh A. bất ngờ biết căn cước của mình được tài khoản "H.L." rao bán. Người bán nói đang làm lễ tân nhà nghỉ, do các cặp đôi thuê phòng bỏ lại căn cước nên đem bán... Thanh niên có tài khoản "H.L." ra giá CCCD của anh A. là...