Thực hư mèo quý trị giá tiền tỉ bị nhóm thanh niên xẻ thịt
Các chuyên gia động vật học đã giải mã về con mèo được cho là trị giá tiền tỉ bị một nhóm thanh niên xẻ thịt.
Những hình ảnh được cho là một nhóm thanh niên đã bắt và xẻ thịt một con mèo quý hiếm
Nhiều ngày qua, cộng đồng mạng đang xôn xao về thông tin được cho là một nhóm thanh niên tại Việt Nam bắt được một con mèo lạ và đã xẻ thịt. Theo cộng đồng mạng, con mèo này có lông như loài báo và được nhận định là giống mèo Ashera trị giá hàng tỉ đồng.
Hiện chưa rõ những bức ảnh lan truyền trên internet được chụp ở vùng nào của Việt Nam. Tuy nhiên, trao đổi với PV về những bức ảnh trên, Th.S Đặng Huy Phương – Trưởng Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) nhận định: “Theo các ảnh chụp thì đây chỉ là loài mèo báo Felis bengalensis tự nhiên. Loài mèo này phân bố ở nhiều vùng của Việt Nam, thuộc nhóm IB, tức nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định của Chính Phủ”.
Hình ảnh một con mèo báo (bên trái) và mèo Ashera (bên phải) ngoài thực tế
Video đang HOT
Cùng nhận định, TS. Nguyễn Hữu Trí – Giảng viên bộ môn Sinh học (khoa Khoa học, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM) cho biết: “Qua những bức ảnh chụp có thể thấy đó không phải là mèo Ashera như người ta nói, mà là mèo báo hay còn có tên khoa học là Felis bengalensis. Loài mèo này thuộc bộ ăn thịt và họ mèo Felidae”.
Theo TS. Trí, mèo báo là mèo tự nhiên hoang dại, có phạm vi phân bố rộng (thường phân bố ở vùng Nam Á và Đông Á), thường được rao bán trên thị trường với giá hàng chục triệu đồng. Trong khi đó, mèo Ashera là một dạng mèo lai phức tạp giữa ba giống mèo khác nhau, gồm mèo châu Phi, mèo báo và mèo nhà, có giá hàng tỉ đồng.
Mèo châu Phi được dùng lai tạo có kích cỡ trung bình nhưng chân rất dài, tên Leptailurus serval. Còn mèo báo được sử dụng cho việc lai tạo có tên Prionailurus bengalensis, và mèo nhà được sử dụng là Felis catus. Kết hợp 3 giống mèo trên, công ty Lifestyle Pets của Mỹ tạo ra mèo Ashera.
“Theo tôi biết, có khoảng 100 con mèo Ashera được tạo ra mỗi năm và trong đó khoảng 50 con được bán ở Mỹ. Lý do công ty Lifestyle Pets không tạo ra nhiều mèo này là họ muốn giữ giá trị của nó, càng hiếm sẽ càng bán được với giá cao. Khách hàng sẽ phải trả tiền trước và có thể phải đợi đến 9 tháng mới nhận được sản phẩm”, TS. Trí giải thích.
Hình ảnh các vùng phân bố của mèo báo (vùng màu đỏ)
Từ đó, TS. Trí nhận định: “Những lý do này càng chứng tỏ con mèo mà nhóm thanh niên kia bắt được và làm thịt là mèo báo, vì số lượng mèo Ashera ít như thế kia thì rất khó để tìm thấy trong môi trường tự nhiên”.
Theo trang 97 của sách “Thú Đông Dương và Thái Lan”, mèo báo có hình dạng giống mèo nhà, nặng 3 – 5kg, thân dài 0,45 – 0,55m, đuôi dài 0,25 – 0,29m. Mèo có lông mềm màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen có viền vàng nâu. Bụng và chân của loài mèo này có màu xám trắng; còn đầu có những sọc màu đen, trắng chạy dọc từ đỉnh đầu đến mũi. Mũi mèo có màu hồng nhạt, lông quanh miệng màu trắng.
Mèo rừng (mèo báo) sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các savan cây bụi, các bãi cây ven nương rẫy, không có nơi ở cố định. Loài mèo này vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi, kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín. Chúng thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua thì nhảy ra vồ và ngoạm vào gáy.
Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, lưỡng cư và các loại côn trùng (cào cào, châu chấu). Thức ăn ưa thích là chuột nên rất có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Theo Danviet
Kiểm lâm truy tìm người giết mèo rừng đăng ảnh Facebook
Nam thanh niên đưa nhiều hình ảnh đang mổ thịt mèo rừng lên Facebook để khoe "chiến tích" bị nhà chức trách truy tìm.
Sáng 19/11, tài khoản Facebook cá nhân có tên Bi Kyo (được cho là ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đăng nhiều bức hình khoe giết thịt một cá thể mèo rừng. Trong ảnh, một nam thanh niên cầm hai chân con mèo rừng kéo ra hai bên. Hình ảnh khác cho thấy hoạt động mổ thịt mèo. Nhiều người vào bình luận phê phán hành động của nam thanh niên.
Theo ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy đây là cá thể mèo rừng thuộc nhóm 1B, là nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
"Tôi đã chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh việc này", ông Tuấn nói.
Một trong những hình ảnh trên Facebook Bi Kyo.
Tại Quảng Nam, một số người khoe ảnh giết thịt động vật quý hiếm lên Facebook đã bị nhà chức trách xử lý.
Hồi tháng 10/2015, bốn người ở xã Duy Sơn, Duy Xuyên bắt được 2 con chồn và chụp ảnh khoe trên Facebook đã bị xử phạt 6 triệu đồng.
Tháng 11/2015, một cán bộ huyện Tây Giang khoe ảnh chồn bay lên Facebook và bị kiểm lâm xử lý.
Sơn Thủy
Theo VNE
Mèo rừng quý hiếm lạc vào nhà dân ở Đà Nẵng Phát hiện mèo con có bộ lông đặc biệt như báo gấm trong vườn nhà, anh Lâm Văn Thiên bắt giữ rồi giao nộp công an để thả về rừng. Ngày 10/4, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Đà Nẵng) cho biết đã thả một con mèo rừng, giống cái,...