Thực hư lá trầu không chữa viêm tinh hoàn
Trong dân gian có không ít phương thức chữa bệnh truyền miệng, trong đó có bài thuốc lá trầu không chữa viêm tinh hoàn. Cùng tìm hiểu thực hư phướng pháp chữa viêm tinh hoàn bằng lá trầu không nhé.
Viêm tinh hoàn là khi tình trạng một hoặc hai tinh hoàn bị viêm sưng. Viêm tinh hoàn gây ra bởi nhiễm khuẩn lậu, STDs, chlamydia hoặc do virus quai bị gây ra.
Thông thường, bệnh lý có các dấu hiệu như sau: sốt, buồn nôn, đau buốt khi đi tiểu tiện, đau và sưng ở bìu, tinh hoàn có cảm giác nặng nề, đau buốt khi quan hệ tình dục và thậm chí tinh dịch có lẫn máu.
Viêm tinh hoàn nam giới xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở bệnh nhân đang bị quai bị. Nếu không chữa trị kịp thời tinh hoàn của người bệnh có thể bị suy giảm thể tích, nguy hiểm hơn là xảy ra hiện tượng áp xe tinh hoàn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản ở nam giới.
Bệnh lý có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, có thể can thiệp điều trị bằng phương pháp y học. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuôc dân gian như sử dụng lá trầu không.
2. Công dụng của lá trầu không đối với sức khỏe con người
Theo các nghiên cứu khoa học, cứ 100 gram lá trầu không thì có đến 3% protein, 2.3% muối khoáng, 0.8% chất béo, 2.3% chất xơ, 85% độ ẩm và 6% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là vitamin C, caroten, riboflavin, canxi, niacin và thiamin. Riêng giá trị calo của nó lên tới 44.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, lá trầu không có chứa đường, tanin, diataza và tinh dầu. Trong đó, tinh dầu của lá trầu không gồm 2 loại phenol chủ yếu là betel phenol, chavicol có khả năng khử trùng hiệu quả. Do đó, lá trầu không có nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe con người.
Lá trầu không có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ảnh: Internet
Theo Đông y lá trầu có tác dụng khử phong tán hàn, trung hành khí, hóa đàm, chống viêm, và giảm ngứa. Theo Tây lá trầu được biết đến với tác dụng kháng lại các loại vi khuẩn có hại như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực trùng coli.
Với các đặc tính đó lá trầu thường được dùng để điều trị các chứng táo bón, đau đầu, sốt rét, chữa ho, đau lưng … và đặc biệt dân gian thường truyền nhau bài thuốc lá trầu không chữa viêm tinh hoàn ở nam giới.
Video đang HOT
3. Bài thuốc lá trầu không chữa viêm tinh hoàn
- Thành phần: Mật ong và lá trầu không
- Cách dùng: Hãy bôi 1 lượng mật ong lên lá trầu không rồi tiến hành đặt lá thấm mật lên vùng bị bệnh, đau nhức trong vòng 3 – 4 tiếng thì rửa sạch vùng đắp.
- Công dụng: Bài thuốc lá trầu không chữa viêm tinh hoàn được dân gian lưu truyền với niềm tin lá trầu không có thể làm giảm đau đớn và chứng viêm nhiễm ở tinh hoàn.
Trên thực tế các chuyên gia cho rằng bài thuốc lá trầu không chữa viêm tinh hoàn khó có thể thuyên giảm chứng bệnh này, nhất là đối với các bệnh nhân viêm tinh hoàn mãn tính.
Do đó khi gặp phải những dấu hiệu bất thường của bệnh nam giới nên tới các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để bác sĩ lên phác đồ chữa trị thích hợp, đẩy lùi biến chứng xấu có thể xảy ra.
Bài thuốc dân gian lá trầu không chữa viêm tinh hoàn. Ảnh: Internet
4. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khi điều trị
Bên cạnh các phương pháp trị bệnh bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng tác động không nhỏ đến tình trạng bệnh lý.
Những thực phẩm cần tránh: đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích, thực phẩm nhiều protein và chất béo…
Những thực phẩm nên bổ sung: rau xanh, vitamin C, hoa quả, tỏi, hành lá…
Bệnh nhân viêm tinh hoàn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động thể chất, mặc đồ lót rộng rãi thoải mái, tránh quan hệ tình dục hoặc thủ dâm tác động lực lên vùng ảnh hưởng.
Theo Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Khí hư có mùi hôi: Hiện tượng bệnh phụ khoa được dự báo trước
Khí hư có mùi hôi hay tanh, màu sắc khác thường... cũng là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh phụ khoa chị em nên lưu ý.
1. Khí hư có mùi hôi và nhiều bọt
Nếu thấy dịch âm đạo tiết ra có nhiều bọt nhỏ li ti, đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì bạn cần chủ động đi khám phụ khoa ngay. Bởi đây là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng âm đạo do nấm gây ra.
Chính việc tăng tiết dịch âm đạo là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Đồng nghĩa là chúng sẽ phá hủy sự cân bằng trong môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn tốt, từ đó gây nên hiện tượng khí hư có mùi hôi tanh khó ngửi.
2. Dịch âm đạo đặc quánh, có màu trắng đục
Không phải màu trắng trong và nhớt như thông thường, nếu dịch âm đạo có màu trắng đục và đặc quánh như keo, để lâu sẽ khô cứng lại thì rất có thể là do sự thay đổi trong quá trình lưu thông khí huyết, đặc biệt là các cơ quan sinh sản của nữ giới, hoặc tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo do nấm gây ra.
Nguyên nhân có thể là do bạn đã vệ sinh sai cách, lười vận động hoặc mặc quần áo quá chật gây rối loạn chức năng và làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu, khí huyết của các cơ quan vùng chậu.
3. Dịch âm đạo có màu xanh, vàng như mủ
Đây là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản, điển hình là bệnh viêm cổ tử cung mãn tính.
Do trong môi trường ẩm ướt của dịch âm đạo, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển nên làm hoại tử các tế bào biểu mô của cơ quan sinh sản cùng với tế bào nội mạc tử cung. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây ra vô sinh ở nữ giới hoặc hình thành dần các khối u trong cổ tử cung.
4. Dịch âm đạo có lẫn máu
Không phải trong kỳ "đèn đỏ", nhưng bạn lại tiết ra dịch âm đạo có lẫn máu đi kèm với cảm giác đau bụng âm ỉ kéo dài. Hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, cũng có thể là do một số tổn thương lành tính ở cơ quan sinh sản dẫn tới tình trạng dịch âm đạo có lẫn máu như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung...
5. Dịch âm đạo ra quá ít
Ngoài các dấu hiệu trên thì việc dịch âm đạo tiết ra quá ít cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc phải bệnh phụ khoa nào đó. Bởi dịch âm đạo tiết ra quá ít thì vùng âm đạo của bạn sẽ luôn trong tình trạng khô rát. Đây có thể là một biểu hiện của tình trạng rối loạn chức năng hoạt động của buồng trứng và các hormone giới tính. Bạn nên chủ động đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Huyết trắng màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào cần đi khám bác sĩ?
theo Helino
Những sai lầm dễ gặp phải khi điều trị yếu sinh lý ở nam giới Mắc phải căn bệnh yếu sinh lý là một điều không ai mong muốn. Hoang mang, lo sợ là những trạng thái tâm lý thường gặp, khiến bệnh nhân vội vàng và mắc phải nhiều sai lầm khi điều trị yếu sinh lý ở nam giới. Không chỉ riêng bệnh yếu sinh lý mà với bất kỳ căn bệnh nào, muốn tiến trình...