Thực hư đông trùng hạ thảo “made in Việt Nam”
Dựa vào đặc điểm địa hình, khí hậu giúp đông trùng hạ thảo (ĐTHT) sinh sôi, phát triển, nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á cũng bắt tay vào tìm kiếm loài sinh vật nửa con, nửa cây kỳ lạ này.
Trong số đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước tiếp theo sau Trung Quốc tuyên bố tìm ra ĐTHT. Ở nước ta, các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu đề tài này từ khá lâu và cho thấy nhiều kết quả khả quan; hứa hẹn trong tương lai không xa, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng vị thuốc quý hiếm “của nhà trồng được”.
Những khu vực địa hình cao của nước ta như Sa Pa, Lâm Đồng… có đủ điều kiện để nuôi trồng đông trùng hạ thảo (ảnh V.X).
Phát hiện đầu tiên từ ấu trùng xén tóc
Nghiên cứu đầu tiên về ĐTHT Việt Nam được công bố là của GS. Đái Duy Ban, nguyên Giám đốc Trung tâm Hóa sinh Ứng dụng và Chủ tịch Hội Hóa sinh Y học Việt Nam. GS. Ban cùng các cộng sự bắt tay vào tìm kiếm ĐTHT từ năm 2003, sau khi nghiên cứu kỹ càng điều kiện sinh trưởng của loài Đông dược này. Nhóm nghiên cứu đã đi rất nhiều nơi, từ dãy Hoàng Liên Sơn tuyết phủ đến dãy Trường Sơn mây mù – những khu vực có độ cao lý tưởng cho ĐTHT phát triển.
Công cuộc tìm kiếm khá khó khăn; không chỉ bởi địa hình, khí hậu mà còn bởi niềm tin mông lung về một loại sinh vật nằm sâu dưới lòng đất chưa ai dám khẳng định nó có tồn tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, đúng như dự đoán của nhiều người rằng thổ nhưỡng nước ta hoàn toàn phù hợp với ĐTHT; năm 2009, lần đầu tiên ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của GS. Ban tuyên bố tìm thấy ĐTHT trong tự nhiên. Loài trùng thảo này được đặt tên khoa học là Isaria Cerambycidae vì phát triển trên ấu trùng xén tóc thuộc họ Cerambycidae.
Xén tóc là loài côn trùng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng có kích thước lớn, con đực dài khoảng 35-40mm, rộng khoảng 10-15mm. Theo như nghiên cứu của GS. Đái Duy Ban thì chu trình hình thành ĐTHT từ xén tóc Việt Nam tương tự như từ sâu bướm ở Trung Quốc. Xén tóc đẻ trứng dưới đất, mỗi con có thể đẻ khoảng 300 trứng. Trứng đẻ vào mùa hè và khoảng 14-15 ngày thì nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển trong đất, dạng sâu không có chân, đầu màu nâu. Sau đó, ấu trùng biến thành nhộng ở trong kén.
Nhộng trưởng thành có dạng ấu trùng cánh cứng, màu trắng vàng có đủ mắt, chân và mầm cánh để sau đó thành xén tóc. Khi trong lòng đất, một số ấu trùng xén tócnhiễm nấm, vì đau nên chúng cố bò lên cách đất 2-3 mm thì chết. Sau đó, nấm xâm chiếm toàn bộ ấu trùng. Xác nó nằm uốn mình, đầu mọc các cây nấm mầu trắng, phần đuôi và đầu phình to. GS. Ban cho biết, ngoài xén tóc thì ấu trùng của các loài ve sầu, châu chấu, chuồn chuồn… cũng có thể là vỏ bọc để loài nấm ĐTHT lợi dụng để sinh trưởng. Sau khi phát hiện ĐTHT trên ấu trùng xén tóc, nhóm nghiên cứu của GS. Ban đã tiến hành phân tích các acid amin bằng máy phân tích sắc ký acid amin và thấy rằng, có 17 acid amin trong loài trùng thảo này; trong đó nhiều acid amin mà ngay con người cũng không tổng hợp được.
Video đang HOT
“Chất lượng ĐTHT từ xén tóc ở Việt Nam không thua kém gì các nước bạn. Cordyceps – loại nấm phát triển trong ấu trùng sâu bướm ở Trung Quốc thuộc ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes. Có tới 600 loài nấm khác nhau thuộc chủng này và có 21 loại có thành phần tương tự Cordyceps. Loại nấm Isaria mà chúng tôi tìm thấy nằm trong 21 loại ấy. Trong trùng thảo Việt Nam chứa hàm lượng cao cordycepin, acid cordyceptic, adenosine, nội tiết tố steroid, nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs)… có thể sử dụng để hỗ trợđiều trị ung thư, khối u, suy thoái thận, phổi, gan, lão hóa tuổi già, các bệnh virus (HIV/AIDS), điều hòa đường huyết, phục hồi chức năng tình dục… Chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy trùng thảo trong tự nhiên thành công, hi vọng trong tương lai nguồn dược liệu này sẽ phục vụ đủ nhu cầu của người dân trong nước”, GS. Ban cho biết.
GS. Đái Duy Ban giới thiệu về trùng thảo tìm thấy từ ấu trùng xén tóc (ảnh V.X).
Nghiên cứu về ĐTHT Việt Nam của nhóm các nhà khoa học do GS. Đái Duy Ban đứng đầu đã nhận được giấy khen xuất sắc tại Hội nghị Sinh học phân tử và Hóa sinh Y học toàn quốc lần 2 của Bộ Y tế. Sau nghiên cứu thực nghiệm, GS. Ban cùng các cộng sự tiếp tục nhân nuôi thành công khối lượng lớn ĐTHT và tiến hành sản xuất các sản phẩm hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh dưới dạng bột, nước, viên nén, viên nang.
Nhiều nghiên cứu khả quan tiếp theo
Sau phát hiện đầu tiên của GS. Đái Duy Ban, năm 2010, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục công bố về việc phát hiện loài nấm có tên Cordyceps takaomontana Yakushiji & Kumazawa có chứa các thành phần tương tự ĐTHT. Theo các nhà khoa học, đây là loại dược liệu quý, sản sinh ra hợp chất có tác dụng điều trị bệnh ung thư và bệnh máu trắng ở người. Hiện loài nấm này được ghi nhận phân bố ở rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, ở độ cao 800-1.000 m so với mặt nước biển tại Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) và Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Nấm thường mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, chùm, sống ký sinh trên nhộng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Đây loại dược liệu quý, vốn được nuôi trồng và sử dụng ở Hàn Quốc đã lâu, nhưng nay mới được phát hiện và mô tả lần đầu tại Việt Nam.
Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng cũng cho biết đã hoàn thiện quy trình nghiên cứu, sản xuất loại nấm đông trùng hạ thảo dâu tằm (Paeclomyces tenuipes hay Cordyceps takaomontana) sau 4 năm nghiên cứu. Tiến sĩ Nguyễn Mậu Tuấn, Giám đốc Trung tâm cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam hoàn tất quy trình hoàn chỉnh về sản xuất đông trùng hạ thảo trên con tằm, một loại côn trùng được người dân Việt Nam nuôi từ lâu đời; với quy trình này, có thể sản xuất đại trà loại dược liệu quý này ngay trên đất Lâm Đồng.
ĐTHT hiện có ba loại khác nhau, gồm loại có sẵn trong tự nhiên, loại nuôi cấy bằng phương pháp lên men và loại nuôi cấy nhân tạo. Loại thứ nhất thu hái trong tự nhiên hiện rất hiếm và có giá rất đắt (khoảng 1 tỷ đồng/kg). Loại thứ hai được thực hiện trong phòng thí nghiệm với những thiết bị hiện đại tốn kém. Loại thứ ba là nuôi cấy nhân tạo trong môi trường tự nhiên theo một quy trình riêng, có thể sản xuất đại trà. Với nhiệt độ trung bình 23-25 độ C, Bảo Lộc (Lâm Đồng) là “thủ phủ” của ngành sản xuất dâu tằm phía Nam nên rất thuận lợi để sử dụng vật chủ – nhộng và dâu tằm nuôi cấy thành sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo dâu tằm.
Theo VNE
Nhận dạng đông trùng hạ thảo thật và phương pháp sử dụng đúng cách
Có được Đông trùng hạ thảo trong tay nhưng sử dụng sao để vị thuốc quý này phát huy tối đa tác dụng thì không phải ai cũng biết.
Vì nổi tiếng khắp thế giới là vị thuốc bổ quý hơn cả nhân sâm, có công dụng thần kỳ trong việc tăng cường sinh lực, trị chứng liệt dương, chăm sóc sắc đẹp... nên Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được săn lùng ngày một ráo riết hơn.
Giá cả của nó cũng vì thế mà cao ngất ngưởng; hiện tại, khoảng nửa lạng ĐTHT tinh chế được bán với giá khoảng 50.000 USD (khoảng 1 tỷ VNĐ). Dựa vào sự quý hiếm và đắt đỏ này có thể thấy rằng, ĐTHT là "miếng bánh" kinh doanh ngon mà nhiều người sẵn sàng lợi dụng để chuộc lợi và người tiêu dùng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị "qua mặt" bởi những sản phẩm được làm giả một cách tinh vi.
Làm sạch và đóng gói Đông trùng hạ thảo tại một hiệu thuốc lớn ở Thành Đô (Trung Quốc). Ảnh T.G.
Thật ít, giả nhiều
ĐTHT sinh trưởng trong điều kiện rất đặc biệt. Quá trình kỳ diệu biến đổi từ một con ấu trùng thành nấm này chỉ xảy ra trên những cao nguyên khắc nghiệt của vùng cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya ở độ cao từ 3.000 - 5.000m. Loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất hơn 5 năm trước khi trồi lên khỏi mặt đất và đến nay, con người vẫn chưa tạo ra được ĐTHT nhân tạo. Giá trị của loại đông dược này tăng lên chóng mặt theo từng năm, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
Vào năm 2008, 1kg ĐTHT chất lượng thấp nhất đã có giá 3.000 USD (khoảng 60 triệu VNĐ); còn loại có chất lượng cao nhất thì lên tới 18.000 USD/1kg (khoảng 360 triệu VNĐ). Hiện tại, khoảng nửa lạng đông trùng hạ thảo tinh chế có thể được bán với giá 50.000 USD (khoảng 1 tỷ VNĐ). Nguồn lợi này đã góp phần nâng cao đời sống cho nhiều người dân nghèo miền Tây Trung Quốc nhưng kéo theo đó lại là tình trạng khai thác quá mức do cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Những người thu hái thường đào tất cả những côn trùng tìm thấy, bất kể kích cỡ khiến những củ non chưa kịp lớn. Sau khi đã khai thác cạn kiệt một khu vực, họ lại chuyển sang khai thác vùng khác.
Trái ngược với tình trạng quý hiếm trên, ĐTHT trên thị trường Việt Nam hiện nay lại nhan nhản và có giá khá mềm; từ nguyên con đến các sản phẩm tinh chế dưới dạng viên, bột, nước đóng chai. Như vậy có thể thấy rằng, để mua được ĐTHT thật không phải là điều dễ dàng; nếu người tiêu dùng không có kinh nghiệm thì rất khó nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Vị thuốc quý này từng bị phát hiện được làm giả từ thân củ của địa tàm và thảo thạch.
Ngoài ra còn một loại giả nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao... Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Ở mức độ tinh vi hơn, trùng thảo còn được làm giả nguyên con y hệt trùng thảo thật từ con sâu chít (sâu thân nhộng sống trong cây chít) với đủ cả thân sâu và sợi nấm mọc trên đỉnh đầu, rất khó phân biệt.
Để tránh "tiền mất, tật mang", những ai có ý định bỏ ra số tiền lớn để mua về vị thuốc lừng danh này nên "giắt lưng" những kinh nghiệm sau đây để nhận biết đâu là ĐTHT thật. Thứ nhất, nhìn bên ngoài, bộ phận đầu sâu non và đầu thảo của ĐTHT gắn với nhau một cách tự nhiên phát triển, chỗ nối với nhau rất khớp, hoàn toàn không thấy dấu vết nối; vì vậy, nếu là hàng giả thì rất dễ nhìn thấy vết nối. ĐTHT thật con nào cũng có 8 chân đối xứng nhau, sau khi tách ra có thể thấy những đường vân rõ nét, ở phía giữa có lõi màu đen giống hình chữ V mà hàng giả không thể có được.
Thứ hai, có thể phân biệt bằng cách dùng mũi ngửi. ĐTHT thật có mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm; những con ĐTHT làm giả không có mùi này, nếu có thì là mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học. Ngoài ra, có thể phân biệt bằng phương pháp nếm; đó là cho ĐTHT vào miệng nhai. Nếu nó vụn như nhai hạt đậu nành, tấm, càng nhai càng thơm như mùi thịt gà thì là thật.
Sử dụng đúng cách mới phát huy hết công dụng
Có được ĐTHT trong tay nhưng sử dụng sao để vị thuốc quý này phát huy tối đa tác dụng thì không phải ai cũng biết. Có rất nhiều cách dùng ĐTHT nhưng nhìn chung lại có thể chia làm hai dạng: một dạng là nấu cùng thức ăn và một dạng là ăn sống hoặc pha trà, ngâm rượu. Các vua chúa xưa thường chuộng các món cháo và canh nấu cùng ĐTHT vì nó vừa dễ ăn vừa bổ sung các chất dinh dưỡng khác. Ngày nay, người ta lại chuộng cách ăn sống hơn vì cho rằng như vậy sẽ hấp thu được hết công dụng của loại động thảo dược quý giá này.
Thực ra, mỗi cách sử dụng đều có ưu, nhược điểm riêng mà người dùng có thể dựa vào mục đích sử dụng của mình để thực hiện. Với những người sử dụng ĐTHT với mục đích bồi bổ sức khỏe thì nên chọn cách nấu cùng với thực phẩm bởi vừa đảm bảo vệ sinh vừa kết hợp được với các thành phần dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, cách này có thể làm mất đi một lượng nhất định các thành phần dưỡng chất trong vị thuốc quý hiếm và đắt đỏ.
Việc ăn trực tiếp ĐTHT sống chưa qua chế biến thường được những người bệnh đang cần hồi phục sức khỏe trong thời gian ngắn áp dụng. Ưu điểm của cách ăn sống này là các thành phần bổ dưỡng hầu như không bị mất đi chút nào. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc ăn trực tiếp trùng thảo là không thích hợp và không thể mang lại hiệu quả ngay tức thì như người ta vẫn nghĩ, thậm chí còn trì hoãn hiệu quả điều trị bởi các loại đông dược, thảo dược sống trong tự nhiên nếu không qua chế biến đều có chứa nhiềuký sinh trùng có hại cho sức khỏe con người.
Như vậy, các phương pháp sử dụng ĐTHT có lợi cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt nhất vẫn là sắc nước, làm súp hoặc hầm. Trùng thảo nên được nấu chín trong ít nhất 1 - 2 giờ, thời gian quá ngắn hay nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Ngoài ra, có thể ngâm trùng thảo với rượu trong vòng 1 tháng và uống. Điều cần lưu ý là chỉ nên coi trùng thảo là một loại thuốc bổ, có tác dụng lâu dài lên chức năng tình dục chứ không phải là "tiên dược" phòng the chỉ cần ăn vào là ngay lập tức biến ông lão thành thanh niên như người ta vẫn đồn thổi. Mọi loại thuốc nếu lạm dụng đều cho kết quả không tốt.
Một số bài thuốc chữa rối loạn tình dục có đông trùng hạ thảo Thạc sĩ - Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, ĐTHT là vị thuốc có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ, bồi bổ cơ thể. Nó có vị ngọt, tính ấm, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, xuất tinh sớm... Bác sĩ Toàn cũng đề xuất một số bài thuốc chữa rối loạn tình dục có đông trùng hạ thảo là: Rượu trùng thảo nhân sâm (Đông trùng hạ thảo và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ; có công dụng bổ thận, tráng dương, dùng cho người bị suy nhược, liệt dương); Rượu lộc nhung trùng thảo (Đông trùng hạ thảo 90 g, nhung hươu 20 g, cho 1.500 ml rượu tốt vào ngâm trong 10 ngày, uống mỗi ngày 20-30 ml; có công dụng ôn thận, tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết, dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục); Trà trùng thảo nhân sâm (Đông trùng hạ thảo 5 g, nhân sâm 3-5 g, cho vào bình kín, hãm với nước sôi trong 10 phút, uống thay nước trà trong ngày; có công dụng ích khí, tráng dương, dùng cho người liệt dương, di tinh); Canh đông trùng hùng áp (Đông trùng hạ thảo 10 g, vịt đực 1 con, rượu trắng, gừng tươi, hạt tiêu, gia vị đầy đủ. Vịt làm thịt xong, cho đông trùng hạ thảo vào bụng rồi hầm nhừ, nêm gia vị. Ăn thịt, uống nước, mỗi tuần ăn 1 lần. Thuốc có công dụng bổ hư, trợ dương, dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục)...
Theo VNE
Đông trùng hạ thảo: Làm đẹp hay cải thiện sinh lý đều "đệ nhất" Đông trùng hạ thảo là loại đông dược đặc biệt "có một không hai" trên thế giới bởi sinh ra từ sự kết hợp giữa động vật và thực vật. Từ lâu, Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) đã nổi tiếng khắp thế giới là "thần dược của các loại thần dược" với tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài...