Thực hư clip CSGT TP.HCM khống chế người chạy xe máy rẽ trái từ Võ Văn Kiệt vào Ký Con
Mạng xã hội đang chia sẻ đoạn clip CSGT TP.HCM khống chế một người chạy xe máy, giữa CSGT và người vi phạm có xô xát.
Theo người đăng tải, dù được CSGT nhắc không được rẽ trái nhưng người này vẫn cố tình rẽ, ủi luôn vào CSGT mới dẫn tới sự việc như trên?
Sau vài giờ chia sẻ trên nhóm mạng xã hội chuyên bàn luận về giao thông, đoạn clip CSGT TP.HCM khống chế người chạy xe máy nhận được gần 800 lượt tương tác và hàng trăm lượt bình luận.
Theo đoạn clip dài 2 phút 18 giây, chiếc xe máy đã ngã xuống đường, người đàn ông mặc áo xám cố gắng dựng xe lên. Ngay sau đó, CSGT đã khống chế vật người này cùng chiếc xe ngã lại xuống đường.
CSGT TP.HCM khống chế người đi xe máy cố tình rẽ ở nơi có biển cấm
CSGT nói: “Đã nhắc nhở vậy rồi mà không chấp hành”. Người đi xe máy lấy điện thoại ra chụp ảnh CSGT rồi dựng xe lên lại.
Lúc này, 2 CSGT khác chạy mô tô đặc chủng tới. CSGT ban đầu tiếp tục nói: “Bao nhiêu người ở đây thấy nè, em đứng bên kia đường em nói đi thẳng đi. Em nhắc từ bên kia đường luôn, đứng lủi em luôn”.
Người đi xe máy sau đó tiếp tục trình bày ý kiến với những CSGT vừa tới hiện trường.
Đoạn clip nhận nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Chia sẻ với Thanh Niên, anh M.H (người đăng clip) cho biết, sáng nay anh đi ngang đường Võ Văn Kiệt, đoạn giao nhau với Ký Con (Q.1, TP.HCM) nên chứng kiến câu chuyện này.
Theo anh H., khoảng 3 – 4 ngày trước, biển cấm rẽ trái từ đường Võ Văn Kiệt được dựng lên và thông báo cấm quay đầu và rẽ trái từ đường Võ Văn Kiệt vào đường Ký Con có hiệu lực từ hôm nay ngày 26.4.
Khi tới giao lộ này, anh H. nhìn thấy CSGT nhắc nhở không được rẽ trái vào Ký Con, yêu cầu các xe đi thẳng nhưng người đàn ông kia vẫn cố tình rẽ.
“CSGT chạy theo, anh này chống đối ủi luôn CSGT”, anh H. nói.
2 CSGT khác tới sau đó. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Từ clip này, cư dân mạng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng người đi xe máy đã không tuân thủ sự hướng dẫn của CSGT khi tham gia giao thông trên đường. Một nửa số ý kiến còn lại nhận xét, hành vi của CSGT chưa phù hợp trong hoàn cảnh này.
Nguồn tin của Thanh Niên cho biết, CSGT trong clip là cán bộ đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM). Hiện CSGT Bến Thành đang trích xuất camera để nắm lại toàn bộ sự việc, báo cáo cấp trên.
“Lúc này CSGT đang phân luồng, đã nhắc nhở rồi nhưng người đi xe máy vẫn cố tình rẽ dù đã có biển cấm. Người này còn lủi luôn vào CSGT”, nguồn tin này nói.
Nhóm sinh viên giả cảnh sát hình sự để cướp xe lãnh án
Sau khi hẹn người bán xe không rõ nguồn gốc ra gặp mặt, Vương cùng các đồng phạm đưa thẻ ngành công an "dỏm", xưng cảnh sát hình sự để khống chế, còng tay người bán và cướp xe.
Nhóm giả cảnh sát hình sự nghe tòa tuyên án - Ảnh: ĐAN THUẦN
Ngày 25-4, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trịnh Minh Vương (27 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) 20 năm tù về tội cướp tài sản, 4 năm tù về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Tổng hợp hình phạt mà Vương phải nhận là 24 năm tù.
Các bị cáo Mai Thế Công (22 tuổi), Đoàn Gia Hải Thiên (22 tuổi), Trương Kim Phát (25 tuổi), Trần Ngọc Tuyến (29 tuổi), Trần Quang Khang (22 tuổi) nhận các mức án từ 7 đến 15 năm tù cùng về tội cướp tài sản.
Trong số các bị cáo trên thì Công, Thiên, Tuyến, Khang trước khi bị bắt đều là sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học ở TP.HCM.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 5-2019, các bị cáo biết trên mạng xã hội có nhiều người bán xe máy không rõ nguồn gốc nên nảy sinh ý định dàn cảnh cướp xe.
"Kịch bản" của nhóm là hẹn người bán để xem xe. Khi người bán đem xe máy đến một địa điểm do nhóm chỉ định thì Vương đưa ra "thẻ ngành", xưng cảnh sát hình sự và cùng đồng phạm khống chế bị hại để cướp tài sản.
Vương lên mạng đặt người làm giấy chứng minh công an, quân phục công an quân hàm thiếu úy, hai khẩu súng bắn đạn cao su cùng một số viên đạn và ba còng số 8.
Vương quy định mỗi vụ cướp mỗi người sẽ được chia 500.000 đồng, sau khi tiêu thụ được xe thì các thành viên của nhóm sẽ được chia thêm tiền.
Sau đó, Vương phân chia các thành viên thành ba nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Vương và Công đi chung xe, mang theo súng, "thẻ ngành", còng số 8, bộ đàm. Trong lúc Thiên, Phát đang giả vờ xem xe không giấy và giao dịch với bị hại thì Vương và Công chạy xe máy đến chặn đầu, ép xe của bị hại. Nếu bị hại chống cự thì sẽ bị Vương, Công dùng còng số 8 khóa tay.
Nhóm 2: Phát, Thiên lên mạng tìm người bán xe không rõ nguồn gốc rồi hẹn ra giao dịch. Sau khi chiếm đoạt được xe thì Thiên có nhiệm vụ mang về nhà Vương cất giấu, sau đó mang đi tiêu thụ.
Nhóm 3: Tuyến và Khang đi cùng xe, mang theo còng và bộ đàm để liên lạc với các thành viên khác và có nhiệm vụ chặn phía sau người bị hại, hỗ trợ khi bị chống trả.
Từ đầu tháng 9-2019 đến 15-11-2019, Vương cùng các đồng phạm thực hiện 25 vụ cướp xe máy trên địa bàn các quận 2, 9 (nay là TP Thủ Đức) và tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên đến nay cơ quan điều tra mới tìm được 6 bị hại nên chỉ truy cứu trách nhiệm nhóm này đối với 6 vụ cướp, giá trị hơn 255 triệu đồng.
Đối với hành vi tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ của các bị cáo, quá trình điều tra cơ quan điều tra đã xử phạt hành chính. Đối với tội làm giả tài liệu, con dấu cơ quan, tổ chức, cơ quan điều tra đã tách vụ án để tiếp tục truy tìm các đối tượng liên quan để xử lý.
Nữ MC bị đối tượng cướp xe máy đâm trọng thương Dừng xe dưới dốc cầu để nghe điện thoại, nữ MC bị một đối tượng dùng dao khống chế, đâm trọng thương và cướp đi chiếc xe gắn máy. Ngày 25/4, Công an quận 7, TP Hồ Chí Minh cho biết đang điều tra làm rõ trình báo của chị P.T.X.N (SN 1994, ngụ Nhà Bè) về việc chị N bị đối tượng...