Thực hư chuyện trẻ nhỏ không cần ngoáy tai?
Bạn đọc Nguyệt Anh (tranmy…@yahoo.com) hỏi: Thấy con tôi (2 tuổi) khóc, vùng vằng khi tôi ngoáy tai cho cháu, chị tôi cho biết nghe bác sĩ nói tai con nít tự làm sạch, không nên ngoáy. Nhưng tôi thấy con tôi có rất nhiều ráy tai, không ngoáy thấy không ổn?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Cách tốt nhất để làm sạch tai cho bé 2 tuổi con bạn là dùng khăn mềm lau bên ngoài, hoặc bông ngoáy tai mềm làm sạch nhẹ nhàng vùng ống tai ngoài khi thấy có chất bẩn đọng hay khi tai bị ướt.
Tai trẻ em có cơ chế tự làm sạch nên không cần phải ngoáy tai (Ảnh minh họa từ Internet)
Video đang HOT
Không chỉ tai trẻ em mà kể cả tai người lớn đều có cơ chế tự làm sạch, lông mao sẽ tự đẩy chất bẩn bên trong ra ngoài. Vì vậy việc ngoáy sâu không những làm bé đau, có nguy cơ gây thủng màng nhĩ nếu lỡ tay mà còn không cần thiết.
Nếu bạn ngoáy tai mà bé khóc, hãy coi chừng bạn đã ngoáy quá sâu hay quá mạnh tay, hay dùng dụng cụ cứng khiến bé bị đau, khó chịu.
Còn nếu bạn thấy con mình đã làm sạch vùng tai ngoài rồi mà tai vẫn còn nhiều ráy tai, ráy tai nằm sâu, bé bị ngứa ngáy, khó chịu hay có tiết dịch bất thường từ vùng tai, coi chừng bé bị viêm tai hay một bệnh lý nào khác.
Với trẻ em tuổi này còn có nguy cơ dị vật trong tai do trẻ nghịch dại, nhét vào hay bị côn trùng chui vào. Các trường hợp này tuyệt đối đừng cố ngoáy tai mà hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Rắn lục đuôi đỏ cắn, bé trai 20 tháng tuổi bị rối loạn đông máu nặng
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 20 tháng tuổi, trú tại Trà Vinh bị rắn lục cắn gây rối loạn đông máu nặng.
Bệnh nhi được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc bệnh viện, khai thác bệnh sử ghi nhận: Bé xuống nhà bếp chơi, thò tay lấy quả bóng ở góc bếp thì bị rắn cắn ở mu bàn tay phải gây chảy nhiều máu ở tay. Gia đình phát hiện, lấy gòn cầm máu và tức tốc đưa bé đến bệnh viện địa phương, sơ cứu cầm máu, truyền dịch rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, các bác sĩ trực ghi nhận bệnh nhi sưng bầm bàn tay phải, máu chảy thấm gạc, vẻ mặt lừ đừ, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông máu nặng, cùng với người nhà mang theo con rắn bắt được là rắn lục đuôi đỏ.
Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ.
Kết quả, tình trạng bệnh nhi có cải thiện một phần sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn. Tuy nhiên, sau 24 giờ, bệnh nhi tiếp tục ra máu tại vết thương rắn cắn, bầm da rải rác, xét nghiệm chức năng đông máu vẫn còn nặng.
Bệnh nhi được điều trị truyền thêm huyết thanh kháng nọc rắn lục và điều trị oxy cao áp để phục hồi các ngón tay phải, không bị hoại tử tháo khớp.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, mùa hè sắp đến, phụ huynh lưu ý phát quang xung quanh nhà tránh cho rắn, ong, côn trùng vào nhà tấn công trẻ. Luôn có người giữ trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc tại nhà như uống nhầm hóa chất, té xô ngạt nước, hóc dị vật, phỏng, điện giật.
Thiếu niên bị rắn lục đuôi đỏ cắn 4 lần Gia Huy 15 tuổi, quê Cần Thơ bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang cắt cỏ. Em hoảng hốt, vô tình giẫm lên con rắn nên bị tấn công thêm ba lần nữa. Khi về nhà, bàn chân trái sưng tấy, em được bố đưa đi đắp thuốc ở thầy lang, sau đó chân hoại tử. Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ,...