Thực hư chuyện tỏi “trị” được virus corona
Trước thông tin, tỏi cô đơn Lý Sơn có khả năng chữa được virus theo như facebook Lương Hoàng Anh đăng tải và một số facebook khác cũng đang coi như bí quyết “vàng”, các chuyên gia đã khẳng định: không có chuyện tỏi chữa được virus corona.
Tác dụng của tỏi tới sức khỏe
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100 gam tỏi thì có chứa khoảng 6,36 gam protein, 33 gam carbohydrates, 150gam calo và nhiều loại dưỡng chất cần thiết như vitamin nhóm B, vitamin B1, B2, B3, B6, sắt, canxi và nhiều loại chất khác nữa.
Bên cạnh đó, trong tỏi chứa hợp chất sulfur và glycoside, hàm lượng germanium rất cao. Hợp chất allicin là một trong những nhân tố quyết định tác dụng cơ bản của tỏi. Tuy nhiên, trong tỏi tươi không có allicin tự do mà chỉ có alliin. Nếu muốn hình thành allicin rất đơn giản, chỉ cần bạn đập dập và băm nhuyễn tỏi để vài phút là enzyme trong tỏi sẽ tự kích hoạt giúp chuyển hóa tiền chất alliin thành allicin ngay sau đó.
Ngoài ra, hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, tiêu viêm mạnh. Nếu bạn sử dụng tỏi hàng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm và các bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra. Một thông tin rất hữu ích là thói quen sử dụng tỏi sống sẽ giúp rút ngắn tới 70% thời gian cảm và giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn để sớm khỏe hơn.
Củ tỏi có nhiều tác tốt rất tốt cho sức khỏe
Tỏi có diệt được virus corona?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay: “Từ xưa đến nay, tất cả các loại tỏi đều có kháng sinh và có khả năng chống cúm rất tốt. Khi có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi người ta thường tăng cường ăn tỏi để tăng khả năng miễn dịch đối với cúm. Nhưng, tỏi nó chỉ góp phần làm giảm nguy cơ phát triển của cúm chứ không hề tiêu diệt được virus như những lời chia sẻ trên mạng xã hội”.
Ông Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: “Tỏi là thực phẩm gia vị bổ dưỡng, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, không gây phản ứng phụ cho cơ thể. Sai lầm khi nghĩ ăn nhiều tỏi hoặc sử dụng tỏi để diệt virus nói chung và virus corona chủng mới”.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội Nguyễn Hồng Siêm nói: “Các thông tin lan truyền trên mạng về việc sử dụng tỏi khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt đều là kinh nghiệm dân gian. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy tỏi có khả năng ức chế virus, bất kể loại virus gì”.
Ông cũng cho rằng nhiều người chia sẻ cách giã tỏi pha với nước sôi để nguội ở nồng độ vừa phải để nhỏ mũi, chữa trị triệu chứng cúm. Tuy nhiên đây cũng là cách “không có cơ sở khoa học”.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh viêm phổi, không nên áp dụng những thông tin lan truyền trên mạng xã hội.
Nên rửa tay thường xuyên do viurs corona lây nhiễm từ việc chạm, tiếp xúc với những vật dụng có dịch tiết của người bệnh. Súc miệng, súc họng bằng các dung dịch có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus trước khi chúng xâm nhập vào phổi.
“Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ăn tỏi, dầu mè và Vitamin C giúp trị khỏi nCoV”, WHO thông báo trên tài khoản Twitter chính thức của tổ chức này, cùng với hashtag #KnowtheFacts (Hãy biết sự thật).
Cũng trong thời gian gần đây, nhiều bài viết giả mạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tung lên các trang mạng xã hội, lan truyền thông tin rằng các loại thực phẩm như tỏi, dầu mè hay vitamin C có thể tiêu diệt được vi rút corona chủng mới (nCoV). WHO đã lên tiếng khẳng định hiện chưa có bất kỳ phương thuốc nào có thể chữa trị vi rút nCoV.
Tuy tỏi chưa được chứng minh là có thể diệt được virus corona nhưng bạn nên sử dụng tỏi thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Theo tapchicongthuong
Ngon bổ là thế nhưng khi ăn ốc không được bỏ qua những lưu ý này để tránh rước họa vào thân
Cứ vào giai đoạn tiết trời chuyển sang mát mẻ như hiện nay, món ốc luộc lại vô cùng đắt khách trên từng con phố, vỉa hè. Ăn ốc vào mùa se se lạnh không chỉ ngon miệng mà còn thu được rất nhiều giá trị dinh dưỡng.
Chưa kể, ăn ốc vào mùa thu còn giúp bạn phòng chữa được nhiều bệnh thường gặp. Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) từng nhận định, ốc nhồi có thể chế biến thành nhiều món ăn thuốc chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Y học hiện đại cũng công nhận giá trị dinh dưỡng cao của ốc. Trong đó, ăn ốc thường xuyên sẽ giúp bổ sung nhiều canxi, vitamin B1, B2... Đây cũng là loại thực phẩm rất giàu đạm, kali và chứa nguồn vitamin E, selen, đồng... cực dồi dào.
Ăn ốc ngon miệng là thế, bổ thân là thế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo, có những lưu ý quan trọng không được bỏ qua khi ăn loại thực phẩm này. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng rước họa vào thân.
Những lưu ý khi ăn ốc bất cứ ai cũng cần ghi nhớ là:
Ngâm ốc trước khi luộc là bước bắt buộc trước khi chế biến và ăn ốc
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ốc là loài thủy sinh, sống trong bùn nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cực cao. Nếu không ngâm ốc để ốc nhả hết bùn rồi mới rửa sạch và chế biến thì khi ăn ốc, bạn có thể gặp họa nhiễm ký sinh trùng.
Do đó, bắt buộc cần phải ngâm ốc kỹ trước khi rửa sạch và chế biến. Tốt nhất hạn chế tối đa ăn ngoài hàng quán vì có thể bị bỏ qua bước ngâm ốc kỹ càng này. Hoặc nếu có ăn cũng chỉ nên ăn ở những cửa hàng quen, uy tín, hiểu rõ quy trình nấu luộc.
Bắt buộc cần phải ngâm ốc kỹ trước khi rửa sạch và chế biến.
Làm sạch ốc trước khi chế biến
Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân ốc sống trong bùn lầy. Do đó, nguy cơ nhiễm bẩn là khó tránh, đòi hỏi người chế biến cần phải làm thật sạch. Tốt nhất sau khi ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước chanh... bạn cần cẩn trọng làm từng con ốc. Loại bỏ ruột ốc vì nằm ở đuôi ốc nên chứa rất nhiều chất bẩn. Sau đó, bạn cần bóp muối, vắt chanh và rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch cho hết nhớt và chất bẩn dính trên ốc.
Luộc ốc thật kỹ
Nhiều người thường không quy định cho mình một khoảng thời gian nhất định để luộc ốc. Nhất là nhiều người có thói quen luộc ốc khan (không đổ nước vào luộc cùng). Điều này khiến ốc ra nhiều nước, sôi rất nhanh và do đó cũng tắt bếp nhanh hơn.
Nhiều người thường không quy định cho mình một khoảng thời gian nhất định để luộc ốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, như trên đã nói trong ốc có nhiều ký sinh trùng. Nhiều loài giun, sán ẩn náu trong thực phẩm ngon miệng, khoái khẩu này. Nếu không đun thật lâu, thật kỹ, bạn có khả năng bị giun sán sinh sôi, nảy nở trong bụng.
Chưa dừng lại ở đó, vị chuyên gia này nhận định, ăn ốc luộc chứa ký sinh trùng không chỉ khiến chúng đi vào ruột mà còn đi vào mắt, gây mù mắt, liệt mắt... cực nguy hiểm. Do đó cần hết sức cảnh giác với việc ăn ốc luộc mỗi chiều se lạnh, vốn là món khoái khẩu hiện nay.
Chưa kể, ăn ốc chưa chín kỹ có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm độc do ốc sống trong ao hồ, bùn lầy. Những khu vực này khó kiểm soát hết có ô nhiễm hay không, nhất là khi ốc là loài thủy sinh ăn tạp.
Ăn ốc chưa chín kỹ có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm độc do ốc sống trong ao hồ, bùn lầy.
Lưu ý:
Mẹo luộc ốc của các nhà hàng là 3 sôi 3 sấp, tức là 3 lần nước trào lên mặt vung thì bắc ra ngay, kẻo ốc chín kỹ, bị khô, khách hàng sẽ chê là không ngon. Tuy nhiên, với cách luộc ốc này, ốc không bao giờ được chín kỹ, thường là chỉ chín tới, chín tái.
Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần uộc ốc chín kỹ hơn và vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, tránh rước họa vào thân.
Theo aFamily
Còn trẻ mà tóc bạc mọc đầy đầu, không nắm rõ nguyên nhân này để chữa trị thì chỉ khiến chị em nhanh già và kém sắc hơn thôi Hiện nay, "bệnh" tóc bạc đang dần trở nên trẻ hóa khiến nhiều chị em đau đầu tìm cách chữa trị. Vậy nên cần phải nắm rõ nguyên nhân để việc chữa trị có hiệu quả hơn. Trước những áp lực công việc cùng nhiều mối lo toàn trong xã hội hiện nay, nhiều người đang dần có xu hướng bạc tóc rất...