Thực hiện siêu thương vụ sáp nhập, Trung Quốc sẽ dẫn đầu về mạng 5G?
China Telecom và China United Network Communications – công ty lớn thứ hai và thứ ba trong ngành viễn thông Trung Quốc, có doanh thu 93,7 tỷ USD.
Siêu thương vụ
Nhiều báo cáo phương tiện truyền thông Trung Quốc đã liên tục đề cập về sự hợp nhất giữa hai công ty truyền thông nhà nước của Trung Quốc.
China Telecom và China United Network Communications – công ty lớn thứ hai và thứ ba trong ngành viễn thông Trung quốc, có doanh thu 640 tỷ nhân dân tệ (93,7 tỷ USD), vẫn còn thấp hơn con số 740 tỉ nhân dân tệ thu được từ một công ty con China Mobile Communication, nhà mạng số 1 tại đại lục.
Các nhà mạng lớn nhất thế giới, theo số lượng thuê bao (tính bằng triệu)
Hai công ty dường như muốn tạo ra một thách thức khả thi chống lại công ty dẫn đầu thị trường, nhưng việc sáp nhập như vậy có thể làm trầm trọng thêm mối quan ngại về sự độc quyền trong lĩnh vực truyền thông của Trung Quốc.
Những đồn đoán về một thương vụ sáp nhập lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 2015 và 2016, khi cặp đôi hình thành một sự kết hợp bao gồm một dự án phát triển mạng chung và trao đổi các thành viên điều hành.
Báo cáo mới nhất dường như đã được kích hoạt bởi thông báo trong tháng 5 rằng Liu Aili, chủ tịch China Telecom, đã rời công ty để đảm nhiệm vị trí chủ tịch tại China Post, trong khi Li Guohua, cựu chủ tịch China Post trở thành tổng giám đốc của China United Network Communications.
Lợi nhuận ròng của China Mobile đạt 114,2 tỷ NDT cho năm tài chính kết thúc vào tháng 12/2017, vượt xa 18,6 tỷ NDT của China Telecom và 1,8 tỷ NDT của China Unicom. Tin đồn sáp nhập cho thấy việc tích hợp các nhà cung cấp dịch vụ di động số 2 và số 3 là cách hiệu quả nhất để ngăn China Mobile trở thành công ty duy nhất thống trị thị trường.
Video đang HOT
Số thuê bao mạng 3G (màu đen), 4G (màu đỏ) và 5G (màu xanh) trên toàn thế giới.
Gánh nặng đầu tư lớn cho công nghệ truyền thông di động tốc độ cao thế hệ thứ 5, hoặc 5G cũng tạo ra động lực cho việc sáp nhập. Một số nhà quan sát thấy giảm bớt gánh nặng này như là mục tiêu của đợt sáp nhập.
Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát chặt thị trường viễn thông trong nước. Ba nhà mạng hàng đầu gần đây đã giảm phí truyền thông, một động thái được thúc đẩy bởi chỉ đạo từ chính phủ chứ không phải là kết quả của sự cạnh tranh giữa họ.
Một nhà phân tích từ một công ty nghiên cứu nước ngoài cho biết một vụ sáp nhập sẽ tiếp tục thúc đẩy sự độc quyền trong thị trường viễn thông của Trung Quốc và làm cho nó thậm chí còn khó khăn hơn để tạo ra sự cạnh tranh đúng nghĩa.
Ramakrishna Maruvada, một nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets, cho biết trong một nghiên cứu hôm thứ ba rằng một sự hợp nhất có thể dẫn đến một sự độc quyền có thể mang giúp phân bổ hiệu quả hơn các khoản đầu tư cho mạng 5G.
Cuộc đua 5G
Trung Quốc đang đạt cược rằng các công ty điện thoại của nó sẽ giúp các nước giữ được lợi thế trong cuộc đua giành 5G. Việc sáp nhập hai nhà mang China United Network Communications Group và China Telecommunications Corp. – có thể giúp nước này dễ dàng hơn trong việc trang bị cho thế hệ công nghệ di động tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nó.
Theo Analysys Mason, Trung Quốc nhẹ nhàng dẫn trước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản khi nói đến sự sẵn sàng với 5G. Thời điểm của sự kết hợp hai nhà mạng lớn trong nền kinh tế lớn nhất châu Á phản ánh rằng sau nhiều năm đàm phán, một sự thúc đẩy toàn cầu cho 5G được thiết lập để cuối cùng đã diễn ra vào năm 2018 với cơ sở hạ tầng quy mô lớn đầu tiên để cho phép các dịch vụ như sản xuất tự động, phẫu thuật từ xa. ô tô và kiểm soát giao thông.
Cơ chế hoạt động của mạng 5G
Công nghệ này cung cấp nhiều dung lượng hơn 4G, và hứa hẹn tốc độ đủ nhanh để tải xuống một bộ phim độ nét cao có độ dài đầy đủ chỉ trong vài giây. Đến cuối năm 2023, sẽ có 1 tỷ thuê bao 5G, chiếm khoảng 20% lưu lượng dữ liệu di động, theo Ericsson AB, nhà sản xuất mạng không dây của Thụy Điển.
Theo Analysys Mason,Trung Quốc, dẫn đầu về sự sẵn sàng 5G do các chính sách chủ động của chính phủ và động lực của ngành, đã bắt đầu thử nghiệm tại 13 thành phố lớn trong năm nay
Nước này nhắm mục tiêu ứng dụng công nghệ này vào thương mại vào năm 2020. Chi phí cho quá trình này có thể lên đến 1,4 nghìn tỷ NDT (200 tỷ USD) trong 5 đến 7 năm trên 5G, theo nhà phân tích Bing Duan của Nomura Asset Management, hơn 70% so với chi phí cho dịch vụ 4G.
Nguồn Nikkei Asian Review
Mạng 5G nhanh đến đâu, khi nào chúng ta mới được dùng nó?
Mạng 5G nhanh hơn 100 lần 4G và đang được nhiều nước trên thế giới đầu tư phát triển. Các hãng điện thoại cũng đang chuyển hướng sang chế tạo các thiết bị hỗ trợ mạng 5G.
Mạng 5G có gì đặc biệt?
Các chuyên gia mạng quốc tế công bố rằng, mạng 5G sẽ có tốc độ tối thiểu là 10 Gbps, tức nhanh hơn 100 lần tốc độ nhanh nhất của mạng 4G. Mạng 5G sử dụng giao thức hoàn toàn khác các loại mạng trước đây và được cho là nền tảng mạng của tương lai. Không chỉ smartphone, nó sẽ hỗ trợ nhiều loại thiết bị và máy móc không dây khác như xe tự lái, thiết bị y tế, robot...
Khi chính thức được phủ sóng, mạng 5G sẽ cho phép chúng ta kết nối nhiều thiết bị trên cùng một gói mạng mà vẫn duy trì được tốc độ tải rất nhanh, không bị thiếu băng thông. Người dùng mạng sẽ có thể tải tác tệp dung lượng lớn, xem phim 4K trực tuyến cùng lúc mà không lo bị ngắt quãng.
Vì sao mạng 5G lại nhanh hơn mạng 4G nhiều lần như vậy?
Hầu hết mạng không dây đều là sóng vô tuyến, nhưng mức độ khai thác sóng vô tuyến của từng loại mạng là khác nhau. Mạng 5G sử dụng các mảng phổ điện từ mà các loại mạng khác chưa từng sử dụng. Những phát minh mới trong công nghệ thu và phát cho phép mạng 5G giao tiếp bằng các bức sóng có tần số đa dạng từ rất cao cho tới rất thấp. Công nghệ này cho đến năm nay mới được chứng minh là khả thi trong việc áp dụng rộng rãi.
Khi nào điện thoại hỗ trợ mạng 5G?
Các nhà mạng tại nhiều quốc gia trên thế giới đang bắt tay xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng 5G. Dự kiến, mạng 5G sẽ bắt đầu được phủ sóng tại Mỹ, Trung Quốc và một số nước Châu Âu vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, thị trường công nghệ vẫn chưa có thiết bị điện tử hay loại smartphone nào hỗ trợ mạng 5G. Có lẽ phải đến năm 2019 các hãng sản xuất điện thoại mới kịp cho ra những sản phẩm đầu tiên gắn nhãn 5G. Để chuẩn bị cho điều đó, Qualcomm đã làm ra những loại chip xử lý thế hệ mới hỗ trợ mạng 5G.
Có quá sớm để bàn về 5G tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, mạng 4G mới chỉ triển khai được hơn 18 tháng và vẫn chưa đạt tốc độ tốt, nhưng không vì vậy mà Việt Nam không hướng tới mạng 5G. Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết cơ quan quản lý đã bắt đầu bàn về phương án quy hoạch băng tần mạng 5G.
Trong khi đó, tại một hội nghị về vấn đề này, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia cho rằng Việt Nam nên triển khai mạng 5G trước năm 2020. "Việt Nam đã triển khai mạng 4G chậm so với thế giới thì với mạng 5G không nên chậm hơn. Bởi công nghệ 4G chỉ dùng cho thiết bị di động còn 5G lại có ứng dụng rộng hơn cho nhiều loại máy móc và phương tiện như ô tô thông minh, thiết bị y tế thông minh, nhà thông minh...".
Đồng tình với quan điểm này, ông Mohamed Madkour, Phó chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh mạng di động toàn cầu của Huawei cho rằng các nhà mạng tại Việt Nam nên đầu tư vào mạng 5G càng sớm càng tốt.
Theo DKN
Nga mở trung tâm đào tiền ảo cực khủng Trung tâm đào tiền ảo lớn nhất nước của Nga trị giá gần 8 triệu USD với tham vọng dẫn đầu ngành tài chính tiền ảo. Ngày 20/8, Nga đã khánh thành và đưa vào hoạt động một trung tâm "đào" tiền điện tử lớn nhất nước này. Trung tâm đào tiền ảo đầu tiên của Nga. Trung tâm Kriptoyunivers có diện tích...