Thực hiện quy trình quản lý, cảm hóa HS có nguy cơ vi phạm pháp luật
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, các trường học thực hiện tốt việc quản lý và giáo dục học sinh, học viên trên địa bàn.
ảnh minh họa
Trong đó lưu ý triển khai phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình và Công an tỉnh về hướng dẫn tiêu chí xác định thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật và quy trình triển khai quản lý, giáo dục tại cơ sở.
Các trường THCS, THPT và TTGDTX tỉnh, TTGDNN GDTX các huyện thành phố căn cứ hướng dẫn trên để xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục học sinh đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật.
Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng công an, các đoàn thể chính trị trên địa bàn và cha mẹ học sinh để đảm bảo thực hiện quy trình công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật ở cả trong và ngoài trường học.
Sở GD&ĐT đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh sinh viên tuân thủ các quy định về phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước; quán triệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quản lý học sinh sinh viên, đảm bảo an toàn trong môi trường trường học; chú trọng tố chức hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh sinh viên.
Video đang HOT
Đối với học sinh phổ thông, cần thường xuyên quán xuyến, nhắc nhở không chơi các trò chơi nguy hiểm; khuyến cáo các em không chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh trong các giờ sinh hoạt tập thể hoặc ở các thời điểm thích hợp…
Theo Giaoducthoidai.vn
Trả tiền lẻ, qua BOT Cai Lậy nhiều lần tài xế có phạm tội gây rối?
"Không ai cấm tài xế dùng tiền lẻ qua trạm. Còn việc di chuyển nhiều lần qua trạm, một ngày tài xế đi lại 100 lần cũng được, miễn sao không vi phạm pháp luật", luật sư phân tích.
Nhìn lại 5 ngày khủng hoảng ở BOT Cai Lậy
Trong 5 ngày (từ 30.11 - 4.12), BOT Cai Lậy "nóng" từng phút, từng giờ khi tài xế phản đối thu phí qua đây. Họ cự cãi, dùng tiền lẻ,... để kéo dài thời gian qua trạm, gây ùn ứ.
Ngày 5.12, trao đổi với Zing.vn về việc chủ đầu tư BOT Cai Lậy là Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang) tố 14 trường hợp có hành vi gây rối và tài xế sử dụng tiền lẻ khi qua trạm thu phí, đại tá Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết lực lượng chức năng đang xác minh, thu thập tài liệu.
Trước đó, trong báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư BOT Tiền Giang gửi kèm hình ảnh những chiếc xe được ghi lại từ camera của trạm thu phí với nội dung "tụ tập gây rối mất an ninh trật tự". Đó là những chiếc xe vào trạm rồi dừng lại trong làn với thời gian kéo dài hoặc trở lại trạm nhiều lần.
Hình ảnh gửi kèm báo cáo của BOT Tiền Giang về việc tài xế dùng tiền lẻ mua vé. Ảnh BOT gửi Bộ GTVT
Theo nhà đầu tư, các xe này là nguyên nhân gây kẹt xe, làm cho BOT Cai Lậy phải nhiều lần xả trạm. Họ đề nghị "Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý các đối tượng có hành vi chống đối để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông trong thời gian sớm nhất".
Về việc tài xế quay đầu nhiều vòng để qua lại BOT Cai Lậy, Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, cho rằng tài xế qua lại nhiều vòng BOT Cai Lậy không vi phạm gì cả, trừ khi họ tổ chức kích động gây rối.
"Người ta thích thì người ta chạy, có xe thì người ta chạy thôi, miễn sao họ đi đúng luật", vị thiếu tướng nói.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) cho rằng BOT Cai Lậy lập danh sách 14 xe có tài xế gây rối, dùng tiền lẻ và không chịu di chuyển qua trạm để đề nghị xử lý là rất khó khả thi.
Nguyễn Minh Trung (áo đỏ) dùng tiền lẻ mua vé qua trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Việt Tường
"Không ai cấm tài xế dùng tiền lẻ qua trạm. Còn việc di chuyển nhiều lần qua trạm thì một ngày tài xế đi lại 100 lần cũng được, miễn sao người ta không vi phạm pháp luật. Khó xác định người nào chống đối vì tài xế có quyền điều chỉnh hành vi phù hợp với những gì mà pháp luật không cấm", luật sư Đức nêu quan điểm.
Cùng quan điểm, luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói rằng người dân có xe riêng hoặc tài xế liên tục chạy tới lui qua trạm BOT Cai Lậy là bình thường, không vi phạm pháp luật.
"Kể cả họ có một nhóm bạn cứ chạy tới lui thường xuyên cũng không sao vì đường là của Nhà nước, không ai cấm xe chạy. Chỉ trừ trường hợp người ta đến đó kích động quậy phá. Còn tài xế lái xe chạy qua lại và trả tiền lẻ là bình thường", luật sư Nam chia sẻ.
Cẩu xe, áp giải tài xế khỏi BOT Cai Lậy Trước việc một số tài xế dừng xe, đòi xả trạm và cự cãi với nhân viên BOT tại quầy thu phí, lực lượng chức năng đã cẩu nhiều ôtô, áp giải tài xế rời khỏi hiện trường.
Danh sách 14 xe bị BOT Cai Lậy cho là gây rối từ 9h30 ngày 30.11 đến 18h ngày 3.12:
51B-148.81 gây rối không di chuyển (2 lần).51C-769.69 gây rối không di chuyển (4 lần).51D-100.31 đưa tiền lẻ, gây rối không chịu di chuyển (2 lần).57A-579.34 gây rối không di chuyển (2 lần).60B-011.41 đưa tiền lẻ, gây rối không chịu di chuyển.63A-047.42 đưa tiền lẻ, gây rối không chịu di chuyển (2 lần).63A-072.47 đưa tiền lẻ (2 lần).63K-1576 đưa tiền lẻ, gây rối không chịu di chuyển (2 lần).65C-058.70 đưa tiền lẻ (2 lần).65C-092.06 đưa tiền lẻ (3 lần).69B-002.31 đưa tiền lẻ (2 lần).83C-039.25 đưa tiền lẻ, gây rối không chịu di chuyển (2 lần).94C-023.81 đưa tiền lẻ (3 lần).94C-035.95 đưa tiền lẻ (2 lần).
Theo Việt Tường (Zing)
Bộ Công an sẽ làm rõ hành vi kích động gây rối tại BOT Cai Lậy Ngày 4.12, trao đổi với PV Dân Việt, một cán bộ Văn phòng Bộ Công an cho biết hiện nay Bộ đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, công an địa phương tổ chức công tác trinh sát điều tra thu thập thông tin liên quan đến lùm xùm tại BOT Cai Lậy (Tiền Giang) những ngày vừa qua....