Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở huyện Lang Chánh
Thời gian qua, việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được huyện Lang Chánh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.
Cán bộ xã Trí Nang (Lang Chánh) bám sát cơ sở để lắng nghe ý kiến phản ánh của Nhân dân.
Việc thực hiện QCDC mang lại hiệu quả rõ nét nhất có thể thấy tại xã Tân Phúc. Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) địa phương này gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu; nhận thức của người dân về xây dựng NTM còn hạn chế… Thế nhưng, bằng quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, bộ mặt nông thôn của xã Tân Phúc có nhiều khởi sắc. Đường làng, ngõ xóm được mở rộng, cảnh quan môi trường sạch đẹp, các em học sinh được học trong những ngôi trường khang trang… Để đạt được kết quả này đều nhờ vào việc thực hiện tốt QCDC cơ sở. Theo đó, trong quá trình triển khai, mọi kế hoạch đều được xã Tân Phúc công khai xin ý kiến Nhân dân; cộng đồng dân cư được trực tiếp cùng nhau tự quản, tự làm đường giao thông, nhà văn hóa thôn… từ đó tạo niềm tin để Nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp sức người, sức của để mở rộng, cải tạo, nâng cấp và làm mới 8,2 km đường giao thông và xây dựng một số công trình dân sinh.
Hay như bản Ngàm Pốc, xã Yên Thắng đã triển khai xây dựng hương ước, quy ước để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, xóa bỏ hủ tục, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Trên cơ sở các nội dung của hương ước, bản Ngàm Pốc đã họp bàn công khai, lấy ý kiến của Nhân dân về tình hình thực tế địa phương, các quy định cụ thể như: Mọi người dân trong bản tham gia trồng rừng khoanh nuôi, tái sinh rừng để làm giàu từ kinh tế rừng; nam, nữ khi kết hôn phải sống hòa thuận, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở 2 con. Không tảo hôn hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng… Từ việc thực hiện tốt QCDC mà người dân trong bản đã đoàn kết, thống nhất chung tay thực hiện tốt các quy định trong hương ước; người dân trong bản không có trường hợp nào vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của hương ước, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương…
Để thực hiện QCDC ở cơ sở đi vào thực chất, huyện Lang Chánh đã thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Từ đó quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng được bảo đảm và phát huy, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc tập trung phát triển kinh tế, nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như việc nhân rộng mô hình bón phân viên dúi sâu cho cây lúa đạt trên 50% diện tích; mô hình nuôi giun quế; chuyển đổi 73,3 ha đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi 153,4 ha đất trồng màu kém hiệu quả chuyển sang trồng cây gai xanh và 7 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả nhà lưới công nghệ cao; mô hình kẹo nhãn ở thị trấn Lang Chánh; mô hình trồng nấm, cây ăn quả xã Tân Phúc; mô hình trồng nghệ xã Đồng Lương…
Video đang HOT
Huyện Thanh Oai: Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Oai đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp mang lại giá trị cao hơn hẳn so với trồng lúa truyền thống. Những mô hình này cũng là động lực giúp huyện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Theo ông Đinh Trường Thọ, Thành Ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, đến nay 20/20 xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao; huyện cũng đã "cán đích" nông thôn mới. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của thành phố Hà Nội; sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, đóng góp cả vật chất, tinh thần của các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.
Chế biến các sản phẩm an toàn A-Z của hợp tác xã Hoàng Long
Trong những thành tích nổi bật, điểm đáng chú ý là huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều giải pháp bài bản, hiệu quả giúp nâng cao giá trị các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống nhân dân.
Thống kê đến tháng 12/2020, huyện Thanh Oai đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hơn 1.333 ha (Gồm: Cây rau 178,16 ha; Cây ăn quả: 435,3 ha; Lúa cá: 126,8 ha; Nuôi trồng thủy sản 424,13 ha; Trang trại tổng hợp 116,5 ha; Chăn nuôi xa khu dân cư 52,95 ha). Việc sản xuất theo mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại giá trị cao hơn hẳn so với cấy lúa truyền thống. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế.
Trong chăn nuôi có mô hình hợp tác xã Hoàng Long nuôi 4.200 con lợn trong đó có 500 nái, 3.700 lợn thịt. Sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VIETGAP, sử dụng đàn nái sinh sản "Ông bà, bố mẹ" bằng giống Gen của Pháp là giống có năng suất và chất lượng cao và sử dụng thức ăn sinh học vào trong chăn nuôi, là cơ sở an toàn dịch bệnh và đã thực hiện thành công chuỗi thực phẩm an toàn A-Z; Thực hiện việc giết mổ theo công nghệ Châu Âu và sơ chế chế biến các sản phẩm an toàn. Năm 2020 đã xuất ra thị trường hàng ngàn tấn lợn hơi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Hiện đơn vị này có 9 sản phẩm được thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.
Mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao ở xã Mỹ Hưng
Chuỗi sản xuất và tiêu thụ Trứng vịt Liên Châu với 43 hộ hàng ngày xuất bán từ 50.000-60.000 quả ra thị trường. Bên cạnh đó, còn có 1 mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng với số lượng 10.000 con sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Hồng Dương hàng ngày xuất bán 80.000 quả trứng ra thị trường.
Trong trồng trọt, hợp tác xã Tam Hưng đã hình thành vùng sản xuất 2 vụ/năm lúa Bắc thơm số 7 với diện tích là 850 ha, lúa Nếp cái hoa vàng với diện tích là 250 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP. Bên cạnh đó là 53 ha lúa hữu cơ rất thành công với nhãn hiệu tập thể "Gạo thơm Bối Khê", hàng năm xuất bán trên 1.500 tấn. Đơn vị này đã được thành phố Hà Nội công nhận 2 sản phẩm OCOP (Gạo nếp cái hoa vàng và Gạo Bắc thơm số 7) đạt 4 sao.
Mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn ứng dụng công nghệ cao tại Hồng Dương và xã Dân Hòa do Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Hiệp Thành thực hiện, với diện tích 11,7 ha. Hợp tác xã Thanh Cao thực hiện được 17 ha trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VIETGAP. Tại xã Thanh Cao đã hình thành mô hình hoa lan nhân cấy mô với diện tích 4500m2 đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Mỹ Hưng cũng có mô hình trồng hoa Lan Hồ điệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2500m2.
Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao là động lực để huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao
Năm 2020 huyện Thanh Oai đã được thành phố Hà Nội công nhận thêm 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trong đó có 8 sản phẩm từ nông nghiệp và 12 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đến nay huyện đã có 31 sản phẩm được chứng nhận OCOP (30 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 3 sao).
Theo lãnh đạo huyện Thanh Oai, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn đã có đầu ra ổn định, bền vững. Trong đó, chuỗi gạo của hợp tác xã Tam Hưng và chuỗi thực phẩm an toàn của hợp tác xã Hoàng Long được đưa vào các trường mầm non và các cửa hàng tiện ích, các siêu thị, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn. Việc sản xuất các mô hình ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi liên kết gắn với nhãn hiệu sản phẩm được xác định là động lực để các xã, thị trấn và huyện Thanh Oai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Trong năm 2021, huyện Thanh Oai đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả việc sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phấn đấu 2 xã (Cao Dương và Dân Hòa) "về đích" nông thôn mới nâng cao.
Khoa học và công nghệ góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững Trước thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Giáo sư, Viện sỹ Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về...