‘Thực hiện nguyên tắc 3 nhóm, thí sinh khó trượt đại học’
Đại diện Bộ GD&ĐT khuyên thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn năm ngoái của các trường và chia nguyện vọng xét tuyển thành 3 nhóm.
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học có nhiều điểm mới. Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh diễn ra ở ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 26/2, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT, tư vấn thí sinh cần lưu ý mã đề khi làm bài tổ hợp và đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Bài thi tổ hợp có một mã đề
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia gồm 5 bài thi, bao gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Ông Nghĩa lưu ý học sinh THPT lớp 12 bắt buộc phải đăng ký ít nhất 4 bài thi. Các em cũng có thể chọn cả hai bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, lấy điểm cao hơn để xét tốt nghiệp (phải làm cả 3 môn trong tổ hợp).
Học sinh các trung tâm GDTX thi hai bài bắt buộc và ít nhất một bài tổ hợp. Những em chọn Khoa học xã hội chỉ phải thi Lịch sử và Địa lý.
Thí sinh tự do chỉ cần chọn thi trong bài tổ hợp để xét tuyển đại học.
Ông Nghĩa nhấn mạnh thí sinh cần chú ý mã đề của các môn trong bài thi tổ hợp. Mỗi môn có 40 câu, thi trong 50 phút. Thí sinh làm bài trên một phiếu trả lời trắc nghiệm (120 câu). Ba môn thi phải có chung mã đề. Nếu nhận đề thi có mã khác nhau, thí sinh phải báo giám thị điều chỉnh, tránh trường hợp bị điểm liệt và trượt tốt nghiệp.
Ông Trần Văn Nghĩa lưu ý thí sinh một số điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH năm nay. Ảnh: Nguyễn Sương.
Trượt đợt một coi như trượt đại học
Video đang HOT
Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học cùng lúc đăng ký dự thi. Phiếu đăng ký có hai mặt, mặt trước đăng ký dự thi, mặt sau đăng ký xét tuyển.
Khi có kết quả thi, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng các em nên cân nhắc chọn đúng ngành, tổ hợp xét tuyển phù hợp nguyện vọng và quy chế.
Ông khuyên thí sinh chỉ đăng ký những ngành thực sự yêu thích, không nên đăng ký cho vui theo tâm lý “trúng thì trúng, không thì thôi”.
“Các trường gần như sẽ tuyển sinh xong trong đợt xét tuyển đầu tiên. Nếu mất cơ hội trúng tuyển đợt một, các em coi như trượt đại học”, ông Nghĩa lưu ý.
Vì thế, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn các trường năm trước và chia nguyện vọng xét tuyển thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất có thể trên tầm khả năng của mình một chút, nếu trượt cũng không tiếc.
Nhóm thứ hai vừa sức học của bản thân. Nhóm ba thấp hơn khả năng của mình để phòng trường hợp trượt cả hai nhóm trên. Thực hiện theo nguyên tắc 3 nhóm này, thí sinh rất khó trượt đại học.
Ông lưu ý thêm thí sinh nên đưa các ngành, trường thích nhất lên trên vì việc xét tuyển được thực hiện theo nguyện vọng ưu tiên và chỉ trúng tuyển duy nhất một nguyện vọng.
Việc xét tuyển hoàn toàn bình đẳng. Khi cùng xét vào một ngành, cả 3 nguyện vọng được đánh giá ngang nhau, thí sinh có điểm cao sẽ lợi thế hơn. Tuy nhiên, trong một ngành mà có nhiều thí sinh đăng ký, sau khi xem xét các tiêu chí bổ sung vẫn còn thừa thí sinh, em nào ở nguyện vọng cao hơn sẽ được lợi.
Theo Zing
Tuyển sinh 2017: Công bố điểm sàn trước 14/7
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy với những quy định về đăng ký xét tuyển, đối tượng tuyển thẳng và ưu tiên.
Cụ thể, thí sinh được đăng ký số nguyện vọng không giới hạn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và phải đăng ký xét tuyển cùng đăng ký dự thi THPT quốc gia (từ 1/4 đến 20/4).
Điều chỉnh nguyện vọng một lần
Năm 2017, Bộ GD&ĐT vẫn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trước ngày 14/7.
Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trước khi thi THPT quốc gia và được điều chỉnh một lần. Ảnh: Anh Tuấn.
Sau đó, các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và trang thông tin điện tử của trường.
Thí sinh căn cứ vào đó để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Việc điều chỉnh chỉ được thực hiện một lần. Các em có thể điều chỉnh trực tuyến (từ 15/7 đến 21/7) hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (từ 15/7 đến 23/7).
Phương thức trực tuyến chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi.
Trong khi đó, phiếu điều chỉnh nguyện vọng cho phép thí sinh tăng số lượng nguyện vọng so với số lượng ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.
Thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng, các trường không cập nhật hay công bố thông tin đăng ký xét tuyển. Trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 1/8. Thí sinh xác nhận nhập học trước 17h ngày 7/8 (tính theo dấu bưu điện).
Công tác xét tuyển bổ sung được tiến hành từ ngày 13/8.
Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng
Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục ưu tiên tuyển sinh đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các xã khu vực 3, xã đặc biệt khó khăn vùng núi, ven biển, hải đảo, vùng biên giới, xã thuộc diện đầu tư của chương trình 135.
Học sinh thuộc đối tượng người có công với cách mạng hoặc con của người có công với cách mạng cũng được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ.
Mức điểm ưu tiên xác định được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 bài thi/môn trong tổ hợp xét tuyển là 30.
Nếu xét tuyển với thang điểm khác với thang điểm này (ví dụ trường nhân hệ số môn chính trong tổ hợp xét tuyển), trường phải đổi mức điểm ưu tiên tương ứng với thang điểm mới và công bố trong Đề án tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
Năm 2017, thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào ngành đúng và ngành gần với từng môn thi theo quy định của từng trường.
Đối với thí sinh đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, các trường căn cứ kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh đoạt giải và danh mục ngành đúng, ngành gần để xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp kết quả dự án hoặc đề tài mà thí sinh đoạt giải.
Các trường công bố công khai chỉ tiêu, tiêu chí, quy trình xét và xếp ngành học xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trong đề án tuyển sinh của trường. Thí sinh tìm hiểu kỹ thông tin về điều kiện, hồ sơ xét tuyển thẳng và nộp hồ sơ về sở GD&ĐT trước ngày 20/5.
Các trường ĐH, CĐ tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các sở GDĐT để thông báo cho thí sinh trước 17h ngày 15/7.
Thí sinh trúng tuyển thẳng gửi hồ sơ và xác nhận nhập học tại các trường trước ngày 20/7.
Theo Zing
Chọn ngành nào để khởi nghiệp? Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 giúp thí sinh chọn ngành học phù hợp cho tương lai, sẵn sàng để khởi nghiệp. Cuốn cẩm nang cung cấp thông tin liên quan kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ năm 2017 vừa được phát hành ngày 15/2. Ấn phẩm này cũng có giá trị tư vấn hướng...