Thực hiện ngay 3 cách sau để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học theo hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn phòng nguy cơ này.
TS Phạm Văn Bình cho biết, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Mỗi năm, Bệnh viện K điều trị khoảng 4.000 – 5.000 ca ung thư đại trực tràng, đặc biệt, ngày càng có nhiều người trẻ mắc căn bệnh này.
Theo TS Bình, sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá… là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.
Căn bệnh này liên quan mật thiết đến lối sống. Việc thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học, tầm soát chủ động sẽ giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
1. Kiểm soát polyp đại tràng
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (còn được gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Video đang HOT
Vì thế, việc kiểm soát polyp đại tràng bằng cách kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Vì thế, khi nội soi phát hiện polyp đại trực tràng bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ polyp để loại trừ nguy cơ polyp rơi vào nhóm có thể tiến triển thành ung thư.
Tuy nhiên, khả năng polyp tiếp tục mọc lại kể từ lần cắt đầu tiên là 30%. Do đó, người bệnh cần lưu ý tái khám theo định kỳ.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thay vào đó hãy tăng cường ăn cá, tôm, thịt trắng…
- Bổ sung các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
Hãy nhớ ăn đủ 400 gram rau, củ quả chín mỗi ngày. Các bác sĩ ví chất xơ trong rau xanh, trái cây như một “cây chổi” quét sạch mỡ thừa, cặn bã bám vào thành ruột…
- Hạn chế các loại nước uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Các nghiên cứu cho thấy, ung thư đại tràng tăng từ 1,2 – 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút thuốc lá sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút thuốc lá đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
3. Hoạt động thể lực đều đặn mỗi ngày
Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tăng sức dẻo dai cho cơ thể.
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động đều đặn. Bạn có thể lựa chọn bất cứ hoạt động nào phù hợp với cơ thể, từ đi bộ nhanh, chạy chậm, đạp xe, bơi…. đều mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe, trong đó có phòng ngừa nguy cơ ung thư.
Tỷ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam tăng, xếp thứ 90/185 quốc gia
Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 - Huế 2021, ở Việt Nam tỷ lệ mắc mới đã tăng lên 9 bậc, xếp thứ 90/185 quốc gia.
Cả nước hiện có khoảng hơn 350.000 bệnh nhân đang sống với bệnh ung thư. Riêng tại BV TW Huế, số liệu thống kê cho thấy số lượt bệnh nhân ung thư vào điều trị tại Trung tâm Ung Bướu tăng qua từng năm, mức tăng từ 30-45%. Các loại ung thư thường gặp nhất vẫn là ung thư phổi, gan, đại trực tràng, vú, dạ dày, các ung thư vùng đầu, cổ.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 - Huế 2021. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực phòng chống ung thư.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BV TW Huế cho biết, qua nhiều năm tổ chức, Hội nghị khoa học đã chứng tỏ uy tín về chất lượng khoa học, thu hút sự quan tâm của các nhà thực hành lâm sàng ung bướu trên cả nước và quốc tế, trở thành hội nghị khoa học thường niên của Hội Ung thư Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp, BV TW Huế vẫn quyết tâm duy trì Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên, vừa bảo đảm chất lượng khoa học, nhưng cũng tuân thủ các tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống ung thư gặp gỡ, trao đổi chuyên môn. Đồng thời, giới thiệu các tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam.
Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày, 23 và 24/12, thu hút 88 bài báo khoa học. Trong số này, có 10 báo cáo của các chuyên gia nước ngoài (đến từ Hoa Kỳ, Nhật, Singapore, Đài Loan); 70 bài được chọn báo cáo tại Hội nghị; 18 bài được chọn đăng trong Tạp chí Y học lâm sàng BV TW Huế.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BV TW Huế phát biểu tại hội nghị.
Ngoài chương trình chính, ban tổ chức còn tổ chức một khóa tập huấn về điều trị ung thư đa chuyên khoa, với các chủ đề: ung thư vú-phụ khoa, ung thư Nhi khoa và Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.
"Thành công của các hội nghị khoa học sẽ đánh dấu một bước phát triển mới của chuyên ngành ung bướu, tạo được niềm tin của người bệnh vào chất lượng chăm sóc và điều trị ung thư của Việt Nam nói chung và BV TW Huế nói riêng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh nhà", GS.TS Phạm Như Hiệp cho hay.
Nhận diện dấu hiệu cảnh báo loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 thế giới Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, có tới 70-80% bệnh...