Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới: Nhiều nỗi lo dạy học 2 buổi/ngày
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những thay đổi cơ bản ở bậc tiểu học là thực hiện bắt buộc dạy và học 2 buổi/ngày. Thực tế về trường lớp, đội ngũ giáo viên… liệu có đáp ứng được yêu cầu này?
Học sinh Trường tiểu học Thăng Long (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) – ẢNH: NGỌC THẮNG
Toàn quốc chưa đủ mỗi lớp 1 phòng học
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết tỷ lệ học sinh (HS) tiểu học học 2 buổi/ngày toàn quốc hiện gần 80%. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% HS học 2 buổi/ngày như: Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam. Những tỉnh có tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày thấp là Tuyên Quang (40,3%), Bình Thuận (41,9%), Cà Mau (48,7%), Trà Vinh (48,3%), An Giang (48,3%), Đồng Nai (30%), Hưng Yên (40%)…
Toàn quốc hiện có 15.525 trường, trung bình 1,39 trường tiểu học/xã phường. Tỷ lệ phòng học của tiểu học trung bình chung cả nước là 0,89 (miền núi phía bắc 0,9; Tây nguyên 0,85; Tây Nam bộ 0,7). Như vậy, vẫn chưa đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng, trong khi đó để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì điều kiện tối thiểu là tỷ lệ phòng học phải đạt 1,0 (1 lớp/phòng học).
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị góp ý cho dự thảo hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo ông Tài, các địa phương cần tập trung nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án để đủ phòng học theo lộ trình thực hiện sách giáo khoa (SGK) ở cấp tiểu học.
Để đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025. Theo đó, sẽ xây dựng lại và xây mới nhiều trường lớp học, phòng học chức năng… để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Cần thêm hàng chục ngàn phòng học
Theo Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025 đã được Chính phủ ban hành, giai đoạn 2017 – 2020, đối với tiểu học, đầu tư xây dựng 5.900 phòng học kiên cố thay thế các phòng học tạm thời. Xây dựng bổ sung 6.000 phòng học, 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập), 3.420 phòng thư viện… Mua sắm bổ sung 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2, có 258.620 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi, 13.910 bộ máy tính và 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Video đang HOT
Hàng chục ngàn giáo viên chưa yên tâm công tác
Về đội ngũ giáo viên (GV) để đáp ứng nhu cầu dạy học 2 buổi/ngày, ông Tài cho biết tỷ lệ GV toàn quốc là 1,42, cơ bản đủ để thực hiện. Tuy nhiên, số GV đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động khá nhiều (toàn quốc có 383.771 GV tiểu học, trong đó biên chế chính thức 324.856, còn lại 58.915 thực hiện chế độ hợp đồng). Số GV chưa được xét tuyển biên chế chính thức không yên tâm công tác.
Theo ông Tài, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Chính phủ về đề xuất định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện chương trình mới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ thực hiện và Bộ Nội vụ đã có công văn yêu cầu UBND các tỉnh, TP rà soát bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành giáo dục và y tế để có phương án giao bổ sung trong thời gian tới. Kết quả rà soát cho thấy, các địa phương hiện có tỷ lệ GV thấp cần tiến hành lên phương án tuyển dụng để đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày có thể kể đến Sơn La, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Hà Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên…
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn tiếng Anh và tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc (từ lớp 3) thay vì môn học tự chọn như hiện nay. Trong khi đó, số lượng GV hợp đồng ở tiểu học hiện nay tập trung rất nhiều ở 2 môn học này. Do vậy, Bộ GD-ĐT cũng xác định các địa phương cần đặc biệt ưu tiên tuyển dụng GV tin học và tiếng Anh để thực hiện chương trình mới.
Mặc dù vậy, ông Tài khẳng định: “Do tiếng Anh và tin học chỉ bắt buộc từ lớp 3, đến năm học 2022 – 2023 mới bắt đầu triển khai chương trình mới ở lớp này nên chúng tôi tin các địa phương sẽ có đủ thời gian chuẩn bị cho đội ngũ và cơ sở vật chất. Hơn nữa, theo chương trình hiện hành, môn tin học và tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển GV. Khi 2 môn này trở thành môn học bắt buộc sẽ là căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành tuyển dụng GV theo vị trí việc làm đảm bảo thực hiện chương trình mới”.
Áp lực lớn cho nhiều địa phương
Tại hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 với sự tham gia của đại diện 31 sở GD-ĐT tỉnh thành khu vực phía nam diễn ra tuần qua, nhiều đại diện cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay để triển khai chương trình là điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ GV.
Bà Huỳnh Thị Kim Trang, Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay năm học 2018 – 2019, do TP tăng thêm 42.613 HS tiểu học vì vậy tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày giảm khoảng 3% so với năm học trước đó. Tăng dân số cơ học tạo áp lực lớn về cơ sở vật chất nên khó thực hiện việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đặc biệt ở một số quận, huyện có tỷ lệ dân nhập cư cao như Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp, 12…
Bích Thanh
Theo Thanh niên
Sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới được biên soạn ra sao?
Bộ trưởng Nhạ đề xuất giải pháp sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK theo hướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thông báo rộng rãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký.
Báo cáo Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra tại phiên chất vấn trực tiếp của kỳ họp trước, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những đề cập xung quanh việc thực hiện kế hoạch biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, in và phát hành SGK, đã tính đến phương án tổ chức tuyển chọn một hãng tư vấn (nhà xuất bản) biên soạn bản thảo và biên tập, hoàn thiện bản mẫu một bộ SGK. Tuy nhiên, cả 2 phương án đều không thực hiện được do vướng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Vì vậy, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện phương án tuyển chọn tác giả và tổ chức biên soạn một bộ SGK tại Báo cáo số 160 ngày 05/3/2019. Theo phương án này, Bộ GD-ĐT đã xây dựng các gói thầu tuyển chọn chủ biên, tác giả và biên tập viên để tổ chức biên soạn SGK.
Thế nhưng, phương án tuyển chọn tác giả biên soạn một bộ SGK cũng không thực hiện được do không đủ ứng viên tham gia.
"Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết tác giả SGK đã ký hợp đồng với một số nhà xuất bản và bắt đầu tổ chức biên soạn SGK từ đầu năm 2018, khi dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông được công bố trên mạng để xin ý kiến rộng rãi. Các biên tập viên SGK có giấy phép hành nghề cũng đang thuộc biên chế hoặc hợp đồng với các nhà xuất bản nên không được phép dự tuyển tự do", ông Nhạ báo cáo.
Bộ GD-ĐT đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện tổ chức việc biên soạn, xuất bản SGK không sử dụng ngân sách Nhà nước; bảo đảm chất lượng, tiến độ, không độc quyền, đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới tuần tự theo các lớp của mỗi cấp học, trong đó lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, lớp 6 bắt đầu từ năm học 2021-2022, lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023.
Triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới tuần tự theo các lớp của mỗi cấp học, trong đó lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, lớp 6 bắt đầu từ năm học 2021-2022, lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023. (Ảnh minh họa)
Ông Nhạ đề xuất giải pháp sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK theo hướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thông báo rộng rãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký với nhà xuất bản theo quy định tại Thông tư số 33 năm 2017.
Hội đồng quốc gia thẩm định SGK tiến hành thẩm định bản mẫu SGK của các nhà xuất bản gửi về Bộ GD-ĐT. Sau khi tổ chức thẩm định, Bộ GD-ĐT chỉ đạo và hỗ trợ các nhà xuất bản trong quá trình hoàn thiện bản mẫu SGK, bảo đảm có ít nhất một bộ SGK đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục được phê duyệt, cho phép sử dụng.
Đối với sách giáo khoa lớp 1, thời gian bắt đầu tổ chức thẩm định từ tháng 6/2019. Sau đó, sẽ tiếp tục chỉnh sửa, thực nghiệm, hoàn thiện bản mẫu SGK, thẩm định lại theo quy định để được phê duyệt, cho phép sử dụng trước tháng 12/2019. Mục tiêu cuối cùng là kịp thời tổ chức in, phát hành phục vụ năm học 2020-2021.
"Bộ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK để các địa phương chỉ đạo, tổ chức việc lựa chọn SGK phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh độc quyền", ông Nhạ khẳng định.
Ngày 21.5, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, liên quan đến vấn đề SGK, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, ông Phan Thanh Bình cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về chương trình, SGK; đề nghị xây dựng một chương trình, một bộ SGK dùng chung cho cả nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay Bộ GD-ĐT đã công bố Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và đang soạn thảo ban hành bộ SGK theo chương trình này, sẽ hoàn thành sau năm 2022. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số SGK như trong dự thảo Luật Giáo dục.
Về lựa chọn SGK, dự thảo Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Băn khoăn về việc trên, đại biểu đến từ Lâm Đồng - ông Nguyễn Tạo - nói: "Quy định cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT là hạn chế, có thể dẫn đến loạn SGK, mỗi trường một kiểu, mạnh ai nấy làm, học một đường thi một nẻo. Bên cạnh đó, quy định UBND cấp tỉnh chủ động biên soạn tài liệu còn chung chung. Đề nghị quy định cụ thể tiêu chí quy trình biên soạn, việc lựa chọn SGK".
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Bộ GD-ĐT không tuyển chọn đủ tác giả biên soạn một bộ sách giáo khoa Phương án tuyển chọn tác giả biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT không thực hiện được do không đủ ứng viên tham gia. Bộ GD-ĐT không có đủ ứng viên tham gia biên soạn một bộ SGK - NGỌC DƯƠNG Báo cáo Quốc hội về việc thực hiện lời hứa tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội trước,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Diện đẹp đơn giản với chân váy chữ A
Thời trang
14:56:10 01/05/2025
Diễn viên Việt nhận cát-xê tới 15 cây vàng, nay sống kín tiếng ở nước ngoài sau đổ vỡ hôn nhân
Sao việt
14:53:40 01/05/2025
Miss Cosmo Philippines tiếp tục thi MUP , fan chê 'một màu', đừng mơ vương miện
Sao châu á
14:51:48 01/05/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Mỹ ký thoả thuận khoáng sản với Ukraine
Thế giới
14:48:02 01/05/2025
Trường ĐH Văn Lang lên tiếng về một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh
Netizen
14:41:48 01/05/2025
Điểm danh những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam
Ôtô
14:34:36 01/05/2025
Cô gái Đắk Lắk tự mua đất, làm nhà gỗ, tạo không gian sống đẹp mê mẩn
Sáng tạo
14:28:03 01/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc đi tuyên truyền phim mới thôi mà, có cần đẹp vậy không: Netizen than sao cứ trẻ mãi, 14 năm không già
Hậu trường phim
14:22:19 01/05/2025
10 giây khoe trọn nhan sắc, vóc dáng, khí chất của tiểu thư tài phiệt Harper Beckham khi cùng Victoria dự tiệc xa hoa ở Dubai
Sao thể thao
14:06:14 01/05/2025
Học trò Xuân Lan trong trẻo, thuần khiết nhưng đầy chiều sâu
Phong cách sao
14:03:00 01/05/2025