Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải “bài toán” đội ngũ
Đến nay đội ngũ giáo viên (GV) toàn quốc đã có nhiều nỗ lực trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số GV đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động nhiều, GV một số bộ môn Tiếng Anh, Tin học… thiếu; chất lượng chung đội ngũ còn khoảng trống nhất định. Như vậy, để bước vào triển khai CTGDPT mới đòi hỏi các địa phương phải nỗ lực chuẩn bị đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.
Thiếu GV – vấn đề cần tháo gỡ tại nhiều địa phương để triển khai CTGDPT mới. Ảnh: Đức Trí
Nỗi lo đội ngũ
Tại Lập Thạch – Vĩnh Phúc, chỉ tính riêng ở cấp TH hiện toàn ngành có 23 trường với 399 lớp và 12.831 HS. Tuy nhiên, tổng số CBQL, GV, nhân viên hiện nay mới có 60 CBQL, 515 GV, tổng phụ trách Đội và 75 nhân viên.
Ông Đỗ Đức Quang – Trưởng phòng GD&ĐT Lập Thạch – Vĩnh Phúc cho rằng, trong quá trình triển khai CTGDPT mới ngành sẽ gặp không ít những khó khăn bởi đội ngũ giáo viênTH còn thiếu so với yêu cầu đạt tối thiểu 1,5 (hiện chỉ đạt 1,3 giáo viên/lớp). Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại nhiều cơ sở giáo dục còn hạn chế. Sĩ số học sinh/lớp đông, vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT… Vấn đề cần giải quyết cấp bách khi triển khai CTGDPT mới đối với ngành GD-ĐT Lập Thạch – Vĩnh Phúc bên cạnh cơ sở vật chất là tăng cường cả số lượng và chất lượng đội ngũ GV và CBQL.
Đắk Lắk – một tỉnh miền núi trung du với nhiều nỗ lực vượt bậc về giáo dục cũng không tránh khỏi nỗi lo về đội ngũ. Toàn tỉnh hiện nay có 1.040 trường học từ mầm non đến phổ thông với 15.628 lớp, 462.972 HS; 36.734 CBQL, GV, NV (trong đó 28.285 GV). Tỷ lệ CBGV đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 99,95%, trong đó có 64,44% CBGV đạt trên chuẩn.
Tuy nhiên theo ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk: Giáo dục hiện nay chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Như vậy, GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. Để thực hiện CTGDPT mới thì vai trò của GV và CBQL phải có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Phải coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Video đang HOT
Quá trình triển khai CTGDPT tổng thể, ngành GD-ĐT Quản Bạ – Hà Giang cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề đội ngũ, đó là khẳng định của ông Lê Trung Thành – Trưởng phòng GD&ĐT. Chỉ tính riêng ở cấp TH, đội ngũ hiện nay mới đạt 1,35 GV/lớp trong khi CTGDPT mới yêu cầu phải đạt tối thiểu 1,5 GV/lớp. Cùng đó, trong CTGDPT mới có thêm 2 môn học bắt buộc là Ngoại ngữ, Tin học thì việc bổ sung GV ở hai bộ môn này là tất yếu. Trong yêu cầu tinh giản biên chế hiện nay thì đây là vấn đề không dễ giải quyết trong “một sớm một chiều”, trong khi thời gian chuẩn bị sắp kết thúc.
Chất lượng đội ngũ GV quyết định thành công đổi mới GD. Ảnh: Đức Trí
Giáo viên – yếu tố quyết định của CTGDPT mới
Rõ ràng, để thực hiện tốt việc đổi mới CTGDPT, các địa phương cần có cách tháo gỡ hiệu quả về số lượng và chất lượng đội ngũ.
Trưởng phòng GD&ĐT Lập Thạch – Vĩnh Phúc cho biết: Đối với đội ngũ GV, chúng tôi xác định cần bồi dưỡng cho họ về đổi mới tư duy, chú trọng tới trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, hệ thống hóa lại kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn tích hợp trên cơ sở phát triển các năng lực nền tảng. Mặt khác, thực hiện bồi dưỡng đạo đức nhà giáo có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn giỏi để phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới CTGDPT. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp GV hàng năm.
Đối với đội ngũ CBQL, được xác định với nhiều trọng trách nên trong quá trình bồi dưỡng sẽ chú trọng tới trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cũng được đặc biệt quan tâm về khả năng xây dựng chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính, hệ thống thông tin quản lý giáo dục, phát triển năng lực nghề nghiệp, năng lực tổ chức thực hiện và phát triển CT… để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Để bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL chuẩn bị đổi mới CT, SGK PT mới từ năm học 2020 – 2021, ngành GD-ĐT Đắk Lắk đã xác định hàng loạt giải pháp trọng tâm. Từ việc nâng cao trách nhiệm CBQL đến thực hiện bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL…
Trên cơ sở đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn GV hàng năm, ngành GD-ĐT xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm bổ sung những nội dung còn yếu, chưa được bồi dưỡng… để mỗi CBQL phải đạt theo các tiêu chuẩn quy định. Triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng những nội dung bồi dưỡng chuẩn bị đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo Kế hoạch của Bộ GD&ĐT.
Ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk nhấn mạnh sẽ tiếp tục làm tốt công tác điều tra, thống kê nhu cầu vị trí việc làm ở các cơ quan, đơn vị toàn tỉnh để đăng ký chỉ tiêu đào tạo sau ĐH, ĐH, CĐ một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra.
Đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT mới, chuẩn bị đội ngũ GV và CBQL bảo đảm về số lượng và chất lượng là công việc tất yếu của mỗi địa phương. Về phía Bộ GD&ĐT cũng đã cùng địa phương gỡ khó bài toán đội ngũ GV đã báo cáo Chính phủ về đề xuất định biên cho ngành GD khi thực hiện CT mới. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ thực hiện và Bộ Nội vụ đã có Công văn số 1495/BNV – TCBC về việc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố rà soát bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành GD và y tế để có phương án giao bổ sung trong thời gian tới…
Đức Trí
Theo GDTĐ
Quảng Ngãi: Bất cập khi dừng tuyển giáo viên tại các huyện sắp sáp nhập
Để thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính, 6 huyện của tỉnh Quảng Ngãi buộc phải dừng thi tuyển giáo viên. Trong khi đó, theo Nghị định 161 của Chính phủ, các điểm trường lại không được sử dụng giáo viên hợp đồng để giảng dạy.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có ý kiến chỉ đạo dừng tuyển dụng 114 chỉ tiêu giáo viên năm 2019 tại các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Nghĩa Hành, Minh Long.
Việc dừng thi tuyển là để thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 32 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2020.
Thời gian qua, nhiều điểm trường tại Quảng Ngãi gặp khó vì thiếu giáo viên. Bởi, theo Nghị định 161 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2019, các điểm trường không được sử dụng giáo viên hợp đồng.
6 huyện dừng thi tuyển giáo viên sẽ gặp khó trong năm học mới.
Trao đổi với PV Dân trí, Giám đốc Sở Nội vụ Đoàn Dụng cho biết, năm học 2018 - 2019, nhiều điểm trường tại tỉnh Quảng Ngãi thiếu giáo viên nhưng không được sử dụng giáo viên hợp đồng.
Vì vậy, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch tuyển dụng 845 chỉ tiêu giáo viên cho năm học mới. Tuy nhiên, hiện có 6 huyện là Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Nghĩa Hành, Minh Long buộc phải dừng thi tuyển để thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính.
"Việc tạm dừng tuyển dụng giáo viên sẽ gây khó cho nhiều điểm trường trong năm học sắp tới. Do đó, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản hỏi ý kiến Bộ Nội vụ. Trong văn bản trả lời, Bộ Nội vụ vẫn yêu cầu tỉnh dừng tuyển dụng theo quy định", ông Dụng thông tin.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ cho 6 huyện nói trên được sử dụng giáo viên hợp đồng.
"Nếu ngừng tuyển dụng thì các điểm trường thiếu giáo viên phải tính sao? Do đó, Sở sẽ tiếp tục tham mưu để UBND tỉnh có văn bản đề nghị cho các trường thiếu giáo viên của 6 huyện nói trên được sử dụng giáo viên hợp đồng", ông Dụng thông tin thêm.
Quốc Triều
Theo Dân trí
"Chỉ trả lương 1,2 triệu đồng mỗi tháng mà họ gọi là thương chúng tôi sao?" "Từng đấy năm tôi đào tạo nhiều học sinh thành đạt. Ngồi quán nước có đứa nói nửa đùa, nửa thật : Vậy là hè này thầy mất dạy rồi à? Tôi nghe đau xót lắm!". "Chúng tôi cống hiến chưa bao giờ đòi hỏi gì?" Ngay cả trong những giấc mơ, thầy cô cũng không dám nói thú nhận về mức lương...