Thực hành, thí nghiệm được chú trọng ở môn Khoa học tự nhiên
Thông qua thực hành, học sinh có thể nắm vững lý thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống.
Học sinh sẽ được thực hành, thí nghiệm nhiều trong môn Khoa học tự nhiên
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên được dạy bắt buộc ở cấp THCS và phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4-5.
Nội dung giáo dục của môn này được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học; các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học; hình thành và phát triển năng lực. Trong đó nội dung nguyên lý/khái niệm chung được xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
Theo Ban soạn thỏa, chương trình môn học gồm nhiều nội dung như chất và sự biến đổi của chất. Học sinh tìm hiểu về sự có mặt của chất ở xung quanh, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất. Nội dung vật sống đưa các kiến thức về sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.
Video đang HOT
Học sinh cũng được tìm hiểu về Năng lượng và sự biến đổi, gồm: năng lượng, các quá trình vật lý, lực và sự chuyển động. Nội dung Trái Đất và bầu trời cung cấp kiến thức về chuyển động trên bầu trời, mặt trăng, hê măt trơi, ngân hà, hóa học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh – địa – hóa, sinh quyển. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp.
Trong chủ đề các nguyên lý chung của khoa học tự nhiên, học sinh sẽ được học: tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi. Các nguyên lý chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên. Các nội dung vật lý, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lý đó.
Xác định Khoa học tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm, chương trình lần này coi trọng việc thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa. Thông qua thực hành, học sinh có thể nắm vững lý thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường.
Hoạt đọng học tạp của học sinh đuợc tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà truờng, thông qua mọt số phương pháp dạy học: tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học… Trong đó học tập thông qua các bài thực hành thí nghiệm và khảo sát thực tế là trọng tâm.
Dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên sắp được công bố cùng với các môn học khác để lấy kiến rộng rãi dư luận trước khi ban hành. Theo nghị quyết của Quốc hội, chậm nhất từ năm học 2020-2021 chương trình sách giáo khoa mới được áp dụng đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022-2023 đối với cấp THPT.
Theo VNE
Chương trình môn Ngữ văn mới sẽ theo hướng mở
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, chương trình môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Chương trình sách giáo khoa mới sẽ có nhiều thay đổi. Ảnh ĐH.
Sau thời gian dài chuẩn bị, sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố chương trình môn học mới để lấy ý kiến đóng góp của xã hội. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, chương trình tiếng Việt/Ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói cho mỗi lớp.
Theo đó, đối với môn Ngữ văn trong chương trình mới sẽ chỉ có gồm 6 tác phẩm văn học bắt buộc. Cụ thể là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Từ đó, các nhóm tác giả viết sách giáo khóa có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách, nhưng đều hướng đến việc thông qua các ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Cũng theo GS Thuyết, đề thi môn Ngữ văn trước đây chỉ gói gọn trong một số tác phẩm văn học có trong sách giáo khoa. Nhưng lần này, đề thi hướng đến kiểm tra năng lực, phẩm chất người học và không kiểm tra nội dung kiến thức học thuộc, học sinh hoàn toàn có thể sử dụng các ngữ liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu của đề thi.
Bên cạnh đó, chương trình môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Trong yêu cầu của môn học, nhóm soạn thảo cũng đặt ra điều kiện dạy học tối thiểu là ngoài sách giáo khoa, các nhà trường cần có tủ sách tham khảo với nhiều loại sách, có đủ các văn bản từ tác phẩm văn học đến văn bản thông tin.
Đối với môn Lịch sử, ở tiểu học sẽ chủ yếu dạy những câu chuyện, có chủ đề gần gũi cuộc sống. Đây cũng là hướng thiết kế các môn Tự nhiên & Xã hội và Lịch sử & Địa lý ở bậc tiểu học.
Đến cấp THCS, phân môn Lịch sử sẽ dạy thông sử theo tiến trình lịch sử. Nhưng điểm khác biệt so với trước là lịch sử Việt Nam sẽ được đặt trong lịch sử thế giới ở từng giai đoạn chứ không tách riêng. Cấp THPT, môn Lịch sử sẽ dạy theo các chuyên đề sâu, việc ghi nhớ, học thuộc lòng số liệu, sự kiện sẽ giảm bớt đáng kể, chỉ chú trọng các bài học, ý nghĩa lịch sử.
Đối với môn Nghệ thuật sẽ định hướng theo ứng dụng, bậc THPT sẽ dạy thiết kế thời trang, đồ họa, chế tác thủ công... Môn Khoa học tự nhiên sẽ gắn với cuộc sống, bám sát bản chất môn học, các kiến thức quá khó, hàn lâm sẽ được lược bỏ.
Theo Baohaiquan.vn
8 đặc điểm của môn Vật lý trong Chương trình giáo dục phổ thông PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Chủ biên Chương trình môn Vật lý trong Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, chương trình môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông có 8 đặc điểm quan trọng. Cô giáo trẻ và những sáng tạo ấn tượng về môn Vật lý ở Hải Dương Trong nhà trường phổ thông, môn Vật lý...