Thực đơn tươi mát dành cho những ngày thời tiết “ẩm ương”
Gà mổ và làm sạch, gừng, hành, mỡ gà, nghệ. Để lúc chặt gà miếng thịt được đầy đặn và đẹp mắt thì bạn nên mổ moi hoặc nhờ người bán hàng mổ moi gà rồi đem về rửa sạch
Thực đơn những món ngon mát, bổ dưỡng sau đây sẽ khiến cả nhà đánh bay nồi cơm bất chấp thời tiết “ẩm ương”.
Thực đơn hôm nay gồm các món:
- Thịt gà luộc
- Chè bưởi và dứa tráng miệng
1. Gà luộc
Nguyên liệu:
Gà mổ và làm sạch, gừng, hành, mỡ gà, nghệ. Để lúc chặt gà miếng thịt được đầy đặn và đẹp mắt thì bạn nên mổ moi hoặc nhờ người bán hàng mổ moi gà rồi đem về rửa sạch. Đặc biệt, khi rửa, cần rửa sạch tiết để làm nước không bị đục và tiết bám đen vào gà.
Cách làm:
Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Đun lửa tới sôi lăn tăn. Không để sôi sùng sục, vì để sôi to quá, da gà rất dễ bị nứt. Lúc này, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7 – 8 phút.
Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (nếu không muốn cho hành, gừng thì có thẻ bỏ qua bước này). Nếu là gà tơ, gà non thì luộc thêm 5 phút, còn gà già hơn chút thì luộc thêm 10 phút. Sau đó, tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút.
Để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín.
Muốn da gà giòn, khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo.
- Để gà vàng đẹp
Giã nát một chút xíu nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn.
Có một số chị em chia sẻ kinh nghiệm rằng, cũng có thể đun sôi nước rồi mới cho gà vào. Sau khi cho gà vào, thì đun sôi nước trở lại, thì vặn lửa nhỏ, luộc chín gà chỉ khoảng 60% trong khoảng 8-10 phút. Sau đó tắt bếp, ngâm gà trong nồi thêm 10 phút nữa là được. Sau đó, vớt gà ra, rửa qua nước lạnh cho da gà giòn, sạch rồi để ráo nước là được. Với cách này, gà ăn cũng vẫn ngon không kém.
2. Thịt bò xào dứa
Nguyên liệu:
Video đang HOT
- Thịt bò: 450g
- Dứa: 1 trái
- Cà chua: 1 quả
- Hành là: 1 nắm nhỏ
- Hành, tỏi: mỗi loại 1 củ
- Gia vị: muối, bột nêm, bột ngọt, dầu hào
Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn. Ướp thịt bò với tỏi băm, hành băm, và một chút dầu hào.
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau
- Hành lá, cắt bỏ cuống rễ, rửa sạch, rồi thái khúc nhỏ.
- Dứa gọt bỏ mắt, rửa sạch, thái miếng chéo vừa ăn.
- Hành, tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
Bước 1: Đầu tiên bạn bắc chảo lên bếp, đợi cho chảo khô thì cho một chút dầu ăn vào đợi sôi dầu thì phi thơm tỏi băm. Sau đó bạn đổ thịt bò vào xào tái. Trút ra đĩa riêng.
Bước 2: Vẫn chảo đó bạn phi thêm một chút tỏi rồi đổ dứa và cà chua vào xào cùng, cho một chút nước vào cho dứa mềm , sau đó nêm gia vị.
Bước 3: Khi dứa và cà chua đã chín thì đổ thịt bò vào xào, hơi cạn nước rồi cho hành lá vào và tắt bếp.
3. Canh cua mồng tơi
Nguyên liệu:
- 200g cua đồng
- Một mớ mồng tơi
- Gia vị: bột canh, bột ngọt, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Cua rửa sạch, bóc bỏ mai, miệng cua rồi xóc qua với muối. Gạt lấy phần gạch cua và cho ra bát nhỏ.
Bước 2: Cho cua vào máy xay, xay nhỏ, thêm nước và lọc qua rây lấy đủ lượng nước vừa ăn.
Bước 3: Rau mồng tơi nhặt lá, rửa sạch, để ráo và thái nhỏ.
Bước 4: Cho nước cua vào nồi và đun nhỏ lửa, nêm thêm chút bột canh để gạch cua đóng tảng.
Bước 5: Khi canh sôi cho rau mồng tơi vào đun đến khi rau chín. Lưu ý thả rau nhẹ nhàng để gạch không bị vỡ vụn, mất ngon.
Bước 6: Tắt bếp, nêm bột ngọt vừa miệng rồi chút canh ra bát. Canh cua mồng tơi ăn kèm cà pháo chấm mắm ớt cay cay là ngon nhất.
4. Chè bưởi
Nguyên liệu:
- Bưởi: 1 quả
- Đường: 500g
- Bột năng: 100g
- Đậu xanh: 250g
- Nước cốt dừa: 1 hộp
- Tinh dầu bưởi: 1 thìa con
- Lá dứa
- Bưởi mua về rửa sạch bên ngoài rồi gọt bỏ lớp vỏ xanh, lấy phần cùi xốp trắng bên trong, cắt hạt lựu rồi ngâm qua nước muối đậm đặc, bóp và xả kỹ bằng nước lạnh cho hết vị đắng và mặn. Bạn cũng có thể nấu nước sôi với phèn chua rồi cho cùi bưởi vào luộc, để nguội vắt khô cũng được. Cùi bưởi sau khi vắt khô mang trộn với đường, rồi sên trên chảo đến khi dẻo.
- Đậu xanh mang hấp chín trong chõ.
- Đặt nồi lên bếp, cho nước và lá dứa vào rồi đun sôi để lấy mùi thơm. Sau đó vớt lá dứa ra, cho đường vào đến độ ngọt vừa ăn.
- Pha bột năng với ít nước rồi rót từ từ vào nồi đến khi sánh sệt, thì cho cùi bưởi, đậu xanh đã hấp chín vào nồi, ninh nhỏ lửa 15 phút là được chè.
- Chè để nguội. Khi ăn, múc chè ra cốc, rót nước cốt dừa lên trên rồi cho thêm đá xay. Nếu thích có thể thêm lạc rang giã dối để có vị thơm của lạc.
5. Dứa tráng miệng
Dứa có chứa nhiều vitamin làm đẹp da, lại có vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn, là thứ quả nhiều người thích.
Chúc các bạn ngon miệng với thực đơn này nhé!
Luộc gà cúng ông Công ông Táo theo cách này đảm bảo vàng ươm, không nứt
Gà luộc là món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, vậy luộc thế nào để gà đẹp và không nứt?
Dưới đây là cách luộc gà cúng ông Công ông Táo vàng óng, không bị nứt:
Bước 1: Chọn gà cúng phải là gà trống tơ mào cờ đỏ tươi, chân vàng, ức đầy; gà ta (thường là gà ri) thì thịt sẽ dai và da vàng óng.
Bước 2: Tạo dáng gà luộc cánh tiên bằng cách bẻ gập 2 chân gà vào sát phía đùi gà. Sau đó dùng chỉ buộc cố định 2 chân gà lại.
Dựng đứng cổ gà và nghiêng về phía mình gà, sau đó đan chéo 2 cánh vào nhau rồi dùng 1 đoạn dây nhỏ để cố định.
Nếu bạn sử dụng gà đông lạnh để luộc thì bạn cần rã đông hoàn toàn trước khi luộc (Ảnh minh họa)
Để luộc gà không bị nứt, sau khi làm sạch và sơ chế, bạn cho gà vào nồi, thêm nước lạnh ngập gà rồi đặt lên bếp đun sôi. Với cách này, thịt gà sẽ chín dần từ ngoài vào trong, chín đều, da không bị nứt.
Nếu bạn sử dụng gà đông lạnh để luộc thì bạn cần rã đông hoàn toàn trước khi luộc. Bởi luộc gà đông lạnh lâu chín, phần xương thường bị đỏ, khó căn thời gian luộc nên dễ bị sống hoặc chín quá nứt da.
Bước 3: Luộc gà trong mức lửa lớn, đến khi nước sôi lên thì hạ nhỏ lửa để nước sôi từ từ. Nếu nồi gà luộc sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, rất xấu.
Đợi nồi gà luộc sôi tầm 5 phút, bạn hãy hạ nhỏ lửa hết cỡ và tiếp tục đun khoảng 5 phút rồi mới tắt bếp, đậy kín vung chừng 20 phút nữa.
Để kiểm tra xem gà có chín hay chưa, bạn có thể dùng 1 chiếc tăm chọc vào gà. Nếu ở vị trí cắm đũa không có nước hồng chảy ra chứng tỏ gà đã chín.
Thông thường, thời gian luộc chín một con gà trung bình là 30 phút, nhanh hơn có thể là 20 phút, còn nếu muốn gà chín đều, vàng óng thì phải luộc ở mức lửa nhỏ khoảng 45 phút.
Muốn da gà vàng ươm bạn hãy giã nát một ít nghệ vàng rồi vắt lấy nước, trộn với mỡ gà đã rán vàng rồi quét một lớp mỏng lên da gà (Ảnh minh họa)
Bước 4: Sau khi luộc gà xong, bạn hãy thả ngay vào trong thau nước càng lạnh càng tốt để da gà săn lại, căng bóng, cách này cũng giúp da gà giòn. Gà nguội hẳn thì vớt ra rổ cho ráo nước.
Muốn da gà vàng ươm bạn hãy giã nát một ít nghệ vàng rồi vắt lấy nước, trộn với mỡ gà đã rán vàng rồi quét một lớp mỏng lên da gà.
Bước 5: Khi bày gà cúng lên đĩa, chúng ta nên đặt sao cho đầu gà hướng lên và ngậm thêm bông hoa hồng để thể hiện ước mong mọi điều an lành, hạnh phúc.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Trưa nay ăn gì: mâm cơm mang không khí ấm áp cuối tuần đầu năm mới Gà luộc với lớp da vàng óng là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, tết của Việt Nam. Bên cạnh đó, trứng hấp vân được biến tấu từ nem công chả phượng cũng góp phần cho bữa cơm thêm đặc sắc. Hầu như vào bất cứ dịp lễ, tết, cúng rằm nào thì mỗi gia đình Việt đều có đĩa...