Thúc đẩy xuất khẩu thông qua cộng đồng doanh nhân người Việt ở nước ngoài
Cộng đồng doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài chính là nguồn lực quan trọng và là lợi thế giúp phát triển mạng lưới phân phối, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng Việt ra thế giới.
Đây là nội dung được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại toạ đàm “Nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài” do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ chức chiều 1/6.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hồ Chí Minh phát biểu khia mạc toạ đàm.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hồ Chí Minh thông tin, trong hơn 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân thành phố. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thành phố luôn nhận thức vai trò rất lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là người Việt Nam đang ở nước ngoài trong việc quảng bá, giới thiệu, truyền thông và trực tiếp sản xuất, phân phối hàng Việt Nam ra nước ngoài. Đây cũng là nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thông tin và các cơ hội xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhất là các khu vực tập trung nhiều người Việt Nam sinh sống.
Ông Đinh Vĩnh Cường, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kết nối Doanh nhân Việt Nam – Quốc tế, chia sẻ thông tin tại toạ đàm.
GS. Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ thông tin, tính riêng số người Việt tại Mỹ là hơn 2 triệu người, các hộ gia đình người Mỹ gốc Việt cũng mua nhiều hàng tiêu dùng, ước tính mỗi năm người Việt tại Mỹ chi tiêu 57 tỷ USD, tức khoảng 27.000 USD/người.
Video đang HOT
Cộng đồng doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước sở tại và thúc đẩy thương mại – đầu tư quốc tế; trong đó có thương mại và đầu tư song phương Việt -Mỹ. Doanh nghiệp gốc Việt đứng thứ 3 về số lượng doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp gốc Á với khoảng trên 310.000 cơ sở kinh doanh, tạo ra doanh thu khoảng 35 tỷ USD/năm.
Theo GS. Nguyễn Đình Phú, với nguồn lực nêu trên, cộng đồng doanh nhân người Việt tại Mỹ chính là cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm, hội thảo…) tại Mỹ; Hỗ trợ thông tin về các quy định luật pháp Mỹ cho các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận thị trường Mỹ để giảm thiểu các rủi ro thương mại, nhất là vấn đề nguồn gốc xuất xứ; chất lượng sản phẩm, mẫu mã.
“Việt Nam – Mỹ có nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất sang Mỹ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên cũng có thể kết nối, hợp tác về logistics đường biển, hàng không, vận chuyển hàng hóa bền vững, nghiên cứu dự án vận tải, dịch vụ kho bãi…”, GS. Nguyễn Đình Phú chia sẻ thêm.
Bà Trà My, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc thông tin, Trung Quốc là thị trường tỷ dân và có nhu cầu hàng hoá rất lớn, là điểm đến xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Dù Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của một số mặt hàng Việt, tuy nhiên tỷ trọng của hàng Việt tại Trung Quốc so với một số nước khác trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
Theo bà Trà My, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xâm nhập vào Trung Quốc cần xác định rõ chất lượng là số một, nhưng bao bì, mẫu mã cũng quan trọng không kém và phải bảo hộ thương hiệu mình trước khi đi ra nước ngoài. Doanh nghiệp mới phải luôn tận dụng mọi cơ hội, mọi mối quan hệ để quảng bá giới thiệu sản phẩm mình, mọi lúc, mọi nơi; dùng nhiều nhân viên bản địa và tận dụng tất cả các kênh tuyên truyền có thể.
Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, không chỉ bán những gì mình có, mà nên đầu tư cho những sản phẩm thị trường cần. Một kinh nghiệm khác là cần hợp tác hỗ trợ nhiều sản phẩm Việt cùng vào thị trường mới, điều này tạo nên tạo nên hiệu ứng tích cực cho thương hiệu Việt tại nước ngoài.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh phát biểu tại toạ đàm.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và doanh nhân người Việt ở nước ngoài nói riêng là nguồn lực lớn đối với việc thúc đẩy đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới.
Để phát huy được lợi thế đó, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cần tập trung vào các nhóm giải pháp đa dạng hóa mở rộng hình thức, quy mô xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng ở nước ngoài. Đồng thời, hình thành các liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp phân phối; giữa phân phối và sản xuất.
Qua đó, góp phần tăng cường liên kết nội bộ, liên kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa có giá trị, ổn định và khai mở thị trường.
Bà Phan Thị Thắng cũng đề nghị Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh phối hợp với các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò của mỗi kiều bào là mỗi đại sứ hàng Việt tại nước sở tại; vừa kết nối, tuyên truyền cho cộng đồng kiều bào ở nước ngoài ưu tiên sử dụng hàng Việt; vừa kết nối, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến giao thương, quảng bá rộng rãi hàng Việt đến với bạn bè quốc tế.
Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân xuất siêu hơn 4 tỷ USD năm 2021
Lý giải về nguyên nhân của kết quả xuất siêu đạt hơn 4 tỷ USD trong khi số đã báo cáo tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ước nhập siêu khoảng 2 tỷ USD, Bộ Công Thương mới đây đã có công văn số 2875/BCT-KH trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình triển khai kế hoạch năm 2022.
Xe hàng xuất khẩu của việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai. Ảnh minh họa: Hồng Ninh/TTXVN
Theo Bộ Công Thương, việc đưa con số kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2021 cùng với dự báo nhập siêu khoảng 2 tỷ USD dựa trên số liệu thực hiện 3 quý đầu năm 2021 và đánh giá, dự báo tình hình các tháng cuối năm 2021.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 240,6 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2020. Thế nhưng, nhập khẩu tăng cao hơn so với xuất khẩu với kim ngạch đạt gần 243,2 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Đáng lưu ý, tính đến hết quý III/2021, cán cân thương mại đang ở trạng thái nhập siêu với mức nhập siêu gần 2,6 tỷ USD.
Giải thích thêm về vấn đề này, Bộ Công Thương nêu rõ: Thời điểm đầu quý III/2021 còn nhiều yếu tố dự báo khó khăn cho xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng còn lại của năm 2021. Ở trong nước, hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh vẫn phụ thuộc vào diễn biến dịch COVID-19. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn có thể bị ảnh hưởng do đứt gãy nguồn cung cho sản xuất, có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành các đơn hàng.
Không những thế, vấn đề lao động cũng là khó khăn, có thể xảy ra cục bộ do dịch bệnh. Ở phía Bắc, nguy cơ dịch COVID-19 có thể lan rộng trong cuối năm, ảnh hưởng tới nguồn cung hàng hóa xuất khẩu.
Trên thế giới, dù thương mại toàn cầu phục hồi so với năm 2020 nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào diễn biến dịch bệnh và tốc độ tiêm vaccine; xung đột thương mại giữa các nước lớn vẫn chưa được xử lý dứt điểm, tác động khó lường đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, các biện pháp bảo hộ xuất hiện ngày càng nhiều, giá hàng hóa, nhất là các loại nguyên liệu cơ bản tăng rất mạnh, tác động lên giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm đạt kết quả rất tích cực so với dự báo nhờ những quyết sách của Chính phủ về đẩy nhanh tiêm vaccine và mở cửa nền kinh tế. Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành quy định tạm thời về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" được coi là cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.
Trước những bước tiến nhanh trong tiêm chủng, các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục tăng mạnh, tháng sau tăng cao hơn nhiều so với tháng trước. Xuất khẩu tháng 10 đạt gần 29 tỷ USD, tháng 11 đạt gần 31,9 tỷ USD và xuất khẩu đạt mức cao nhất 34,6 tỷ USD trong tháng 12.
Bộ Công Thương khẳng định: Nhờ xuất khẩu tăng mạnh, cao hơn nhiều so với nhập khẩu trong quý IV đã giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu 2,55 tỷ USD thời điểm cuối quý III sang xuất siêu hơn 4 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2021.
Tận dụng tốt các hiệp định thương mại, xuất khẩu của nước ta tăng trưởng mạnh mẽ Nhờ tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại sự tăng trưởng kim ngạch mạnh mẽ. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến hết tháng 4/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 122 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Điểm...