Thúc đẩy xã hội học tập, đảm bảo công bằng trong giáo dục
Đề xuất miễn học phí cấp THCS và tăng lương giáo viên lên bậc cao nhất trong hệ thống thang bảng lương tại bản dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được các nhà nghiên cứu giáo dục và người dân rất đồng tình.
Ở góc độ một người trực tiếp tham gia giảng dạy, nhà giáo Lý Hoàng Luân, giáo viên Trường THPT Võ Văn Kiệt (tỉnh Kiên Giang) đã có những chia sẻ, bày tỏ sự ủng hộ về định hướng này.
Dự thảo miễn học phí cấp THCS và tăng lương giáo viên lên bậc cao nhất đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội
Đảm bảo cuộc sống và không lo biên chế
Theo thầy giáo Lý Hoàng Luân, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung lần này đã quan tâm sâu sát tới đời sống giáo viên, nhận định rõ thực trạng đãi ngộ đội ngũ giáo viên hiện nay.
Có thể nói lương giáo viên đang ở mức trung bình thấp. Một giáo viên mới ra trường có trình độ ĐH dạy ở bậc THPT hưởng hệ số lương là 2,34, vị chi khoản hơn 3 triệu đồng.
Video đang HOT
Số tiền lương đó so với khối công việc mà giáo viên phải đảm nhiệm là chưa hợp lý. Với số tiền vào khoảng hơn 3 triệu đồng không đủ trang trải cho cuộc sống của riêng giáo viên chứ đừng nói đến chuyện lo cho gia đình.
“Không riêng gì tôi mà nhiều giáo viên khác có thâm niên gần 10 năm nhưng mức lương chỉ khoảng 5 triệu đồng. Chi phí sinh hoạt và học hành cho con cái gần như không đủ. Nếu cả hai vợ chồng gói ghém lắm thì may ra vừa đủ ăn chứ đừng nói là dư. Việc có nhiều giáo viên ở trọ, chưa có nhà ở sau gần chục năm cống hiến cho ngành còn phổ biến. Để đảm bào cho cuộc sống, nhiều thầy cô tôi biết phải kiêm luôn nghề sữa máy tính, vô mực, buôn bán máy móc linh kiện điện tử, vậy thời gian đâu đầu tư cho sư phạm?” – thầy Luân tâm sự.
Nếu được tăng lương, tôi hy vọng lương sẽ ở mức trung bình từ khoảng 5-7 triệu đồng. Đồng thời phải có những ưu đãi đối với giáo viên. Khi cuộc sống của họ được đảm bào thì họ mới có thể dốc hết tâm, hết sức cống hiến cho nghề. Lương tăng đồng nghĩa trách nhiệm đồi với học sinh và công việc cũng cao hơn. Họ có thời gian đầu tư cho giáo án, bài dạy. Có thời gian chăm lo cho học sinh.
Biên chế là mong mỏi ổn định nghề nghiệp của nhà giáo nhưng điều đó đang gây ra trở ngại cho không ít giáo viên đã cống hiến 5-7 năm tại trường, nhưng chỉ duy trì hợp đồng và không vào được biên chế, mất đi một phần lương và các chế độ phúc lợi khác. Những người dạy hợp đồng thì lúc nào cũng phải nỗ lực để có cơ hội được giữ lại hợp đồng tiếp, còn giáo viên biên chế thì nhiều người cứ “tình tang chờ đến tháng lãnh lương”.
“Nếu bỏ biên chế toàn bộ mới tăng lương sẽ đảm bảo sự phấn đấu toàn tâm toàn lực của giáo viên. Bỏ biên chế sẽ giảm nhiều gánh nặng nhưng là nỗi lo của cơ quan quản lý khi mà hiện tượng quan liêu sẽ xảy ra nếu như thủ trưởng ưu ái cho vài cá nhân. Nếu bỏ biên chế chuyển toàn bộ sang hợp đồng thì cần phải có một cơ chế đánh giá độc lập mang tính hội đồng trong việc định đoạt thời hạn hợp đồng đối với những giáo viên chưa thực sự phấn đầu hết mình” – thầy Luân .
Miễn học phí THCS thúc đẩy phát triển xã hội học tập
Cùng với lương, dự thảo cũng đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí tới cấp THCS ở các trường công lập. Bàn về vấn đề này, thầy Luân nói: “Việc dự thảo Luật đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến bậc THCS công lập là tiền đề thực hiện phổ cập giáo dục, đặc biệt là đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng”.
Theo thầy Luân, việc miễn học phí là xu hướng tất yếu trong bối cảnh chung. Chủ trương nếu đi vào hiện thực sẽ thúc đẩy xã hội học tập phát triển và đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng thành quả giáo dục. Những người nghèo có khả năng cho con em của mình đi học. Việt Nam cũng cần hướng đến phổ cập một nền giáo dục chất lượng. Miễn học phí ở cấp THCS sẽ là động lực thúc đẩy số lượng người đi học nhiều hơn.
Bên cạnh đó, dự thảo còn quy định mức thu học phí sẽ được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý.
“Miễn học phí cũng phải đi liền với miễn giảm các khoản thu khác, chứ đừng lặp lại câu chuyện giảm khoản này bồi thêm khoản khác. Phải làm sao cho việc đi học đối với mỗi người dân thực sự đơn giản. Nỗi lo về gánh nặng tiền học và các khoản phụ thu sẽ không còn canh cánh trong lòng mỗi bậc phu huynh vào dịp đầu năm học mới” – thầy Luân bày tỏ.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tăng lương giáo viên sẽ mãi là chiếc bánh vẽ?
Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở TP HCM vừa qua, nhiều chuyên gia giáo dục đã tập trung bàn luận xoay quanh các vấn đề tăng tiền lương cho giáo viên các cấp bậc.
ảnh minh họa
Đáng chú ý là Điều 81 quy định mức lương: "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ".
Đây không phải là lần đầu tiên Đảng và Nhà nước có những chủ trương, về việc tăng mức lương cơ bản cho người giáo viên. Mà tại Nghị Quyết Trung ương 2 khóa XIII (1996) đã nhắc đến vấn đề này. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 một lần nữa đề cập đến vấn đề xác định lương của nhà giáo.
Ai cũng biết, chức năng chính của giáo dục chính là đào tạo con người. Tuy nhiên, đang có sự mất cân đối giữa công tác đào tạo và thu nhập của giáo viên. Bởi thế, chuyện lương bổng của giáo viên đã trở thành vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng ngành giáo dục, mà của toàn xã hội nói chung.
Có thể nói, nền giáo dục Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề: Lương thấp giáo viên không đủ chi phí sinh hoạt; Giáo viên bỏ nghề; Các trường tìm mọi cách để có được sinh viên; Áp lực dẫn đến bạo lực học đường từ chính giáo viên..v..v.
Không nói đâu xa, ngay chính người viết đã từng khước từ không dưới hai lần sự mời gọi của hai Trường ở tỉnh TP Huế (một Trung cấp và một Đại học). Lý do chính cũng bởi mới vào nghề chỉ được nhận 80% lương. Mà lương hợp đồng không cao, thời gian hợp đồng không có chế độ phụ cấp. Biết tin tôi từ chối, rất nhiều, nhiều người nói tôi dại, đó là ước mơ của nhiều người đấy. Chính người Thầy mà tôi kính trọng nhất cũng phải thốt lên: Chịu thua em rồi!
Vâng, đành rằng, đó là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng thử hỏi, với mức lương hợp đồng chưa đầy 3 triệu/tháng, thì với một người thầy xa quê, tự lập thì làm sao có thể lo được cho bản thân, chứ chưa nói là gia đình. Vậy thì vì cái danh người thầy để làm gì, khi cuộc sống của chính bản thân lại khốn khó?
Bên cạnh đó, thời gian qua dư luận luôn được chứng kiến nhiều câu chuyện giáo dục buồn, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, lẫn các chuyên gia, nhà khoa học:
Từ câu chuyện của cô giáo mầm non Hoàng Kim Anh (Cao Bằng) quyết định xin nghỉ việc sau 1 năm theo nghề dù đã thi đỗ viên chức, chỉ vì lương không đủ sống. Hay chuyện của thầy giáo dạy Ngữ văn ở Quảng Ninh, viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục dù đã có 16 năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng vì lý do liên quan đến lương,
Rồi đến câu chuyện cô giáo mầm non Trương Thị Lan (tỉnh Hà Tĩnh), sau 37 năm công tác chỉ nhận được lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng. Xa hơn một chút, năm 2015, các cô giáo mầm non ở Thanh Hóa tất cả đều trên 20 công tác - thậm chí có người 40 năm, nhưng khi về hưu thì chỉ nhận được trên dưới 500.000 đồng.
Mặc dù nền giáo dục Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua, sự tiến bộ và làm chủ khoa học, gặt hái thành công trên các cuộc thi quốc tế. Tuy nhiên, nếu đồng lương không giải quyết được gánh nặng "cơm - áo - gạo - tiền" cho người thầy, thì không thể thu hút được nhân tài.
Một cái khó khăn hiện diện trước mắt là hiện nay ngân sách nhà nước đang phải chịu sức ép rất lớn, ngân sách hạn hẹp, mà gánh nặng nợ công vượt trần 65% GDP, bội chi các năm gần đây đều ở mức trên 3,5% GDP. Trong khi lực lượng giáo viên, giảng viên hiện nay đang có khoảng 1,24 triệu người. Do đó, việc tăng lương cho giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệp như Điều 81 quả thật là khó.
Nhưng, phải khẳng định một lần nữa, lương giáo viên phải nói là vô cùng thấp, xếp ở bậc thấp nhất, chưa kể giáo viên miền núi, hải đảo đối diện với bao khó khan, nhọc nhằn. Vì thế, tăng lương cho giáo viên là việc không thể không làm. Đó không những là tinh thần, mà còn là hiện thực hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước.
Và nếu khó mà không làm, nghĩa là chuyện tăng lương cho giáo viên đã được đề cập trong Nghị quyết của Đảng, sau hơn 20 năm cũng chỉ là chiếc bánh vẽ?
Theo Enternews.vn
Xôn xao đề xuất 'táo bạo' giải tán phòng giáo dục quận/huyện Thầy Bùi Nam - một nhà giáo tâm huyết - đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình. Cần tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ảnh: Hải Nguyễn....