Thúc đẩy văn hóa đọc: Tuyên truyền đa dạng, nâng cao hành động
Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng, thời gian qua, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, đa dạng hóa các hoạt động nhằm đẩy mạnh truyền thông, khơi dậy đam mê đọc sách của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng con người văn minh, hiện đại.
Liên hoan tuyên truyền sách chủ đề “đất và người xứ Thanh”.
Để công tác tuyên truyền thúc đẩy văn hóa đọc đạt hiệu quả, Thư viện tỉnh xác định việc xây dựng kho sách là một trong những việc làm quan trọng. Do đó, thư viện đã tăng cường nghiên cứu, sưu tầm bổ sung tài liệu chất lượng, phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu đọc của mọi lứa tuổi. Bằng các nguồn vốn Nhà nước, xã hội hóa, Thư viện tỉnh đã xây được kho sách với hơn 430.000 bản sách, 172 đầu báo, tạp chí. Từ nguồn sách lớn, phong phú, Thư viện tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền thông qua việc xây dựng nhiều mô hình, hoạt động, phong trào đọc sách, báo ngay tại thư viện và ở cơ sở. Hằng năm, tại Thư viện tỉnh, nhân các ngày lễ lớn trọng đại của tỉnh, đất nước, thư viện thường xuyên tổ chức triển lãm trưng bày sách báo, tổ chức ngày hội sách. Vào dịp hè hay đầu và cuối mỗi năm học, Thư viện tỉnh phối hợp với các trường, các nhà sách tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách nhằm đẩy mạnh tuyên truyền đến bạn đọc về những cuốn sách hay, sách mới, tạo hứng thú cho độc giả trong việc đọc, khai thác tri thức.
Cùng với đó, thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc luân chuyển sách, báo xuống các bưu điện văn hóa xã nhằm đưa sách báo đến nhân dân nhanh hơn, phong phú hơn, trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh đã luân chuyển hàng nghìn bản sách, báo đến các điểm bưu điện văn hóa xã. Từ đầu năm đến nay, Thư viện đã luân chuyển được hơn 14.000 bản sách, báo đến 107 điểm bưu điện văn hóa xã.
Thúc đẩy văn hóa đọc là một nhiệm vụ được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, do đó năm 2016 Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã ký kết chương trình phối hợp về “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong thư viện cộng đồng và thư viện nhà trường giai đoạn 2016-2020″ nhằm hình thành thói quen đọc sách, nâng cao ý thức tự đọc, tự rèn luyện, chủ động sáng tạo, tư duy trong học tập và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực hiện chương trình, mỗi năm, Thư viện tỉnh đã luân chuyển hàng nghìn bản sách đến các trường học trên địa bàn tỉnh và tạo được một phong trào đọc, hoạt động luân chuyển sách thường xuyên về các trường. Từ đầu năm đến nay, thư viện đã luân chuyển hơn 23.100 bản sách xuống 21 trường học trên địa bàn tỉnh, đồng thời, hỗ trợ các trường học sắp xếp và tổ chức lại thư viện một cách hợp lý, bắt mắt, thu hút học sinh và giáo viên đến nghiên cứu, đọc sách, báo tại thư viện. Nhờ đó, đến nay, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã có thư viện trường học với kho sách được đổi mới thường xuyên. Đặc biệt, nhiều trường học đã xây dựng mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện tạo hứng thú, khơi dậy đam mê đọc sách, từ đó hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh và giáo viên trong nhà trường, góp phần thiết thực vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Nhu cầu đọc và văn hóa đọc trong cộng đồng ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm của Nhà nước, các cấp, ngành. Để người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ không ngại đọc, ngại khai thác thông tin, kiến thức một cách có chiều sâu, ngày 15-3-2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Đề án “Đẩy mạnh phát triển nhu cầu văn hóa đọc trong cộng đồng”. Thực hiện đề án, Thư viện tỉnh đã và đang phối hợp với các cơ quan, trường học, nhà sách trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích như: Tổ chức ngày hội sách; triển lãm, trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề… Cùng với việc tổ chức ngày hội đọc sách tại cơ sở, Thư viện tỉnh đã tặng sách, thẻ bạn đọc góp phần khơi dậy đam mê đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Video đang HOT
Bài và ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa
Khi đọc sách cũng là bài tập về nhà
Theo thống kê của Bộ VH-TT-DL thì mỗi năm trung bình 1 người Việt đọc không hết 1 cuốn sách (cụ thể là 0,8 cuốn).
Các tác giả nhí được vinh danh trong một cuộc thi viết sách cho thiếu nhi - ẢNH: PHAN QUỐC VINH
Đó chỉ là con số tương đối nhưng cho thấy tỷ lệ đọc sách của người Việt hiện nay quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong khi các nước, chẳng hạn ở Mỹ, văn hóa đọc ở trường học có nhiều điều để chúng ta học hỏi để nâng tỷ lệ người đọc sách ở VN.
Ý nghĩa của cuộc thi đọc học đường
Thấy con gái lớn buổi tối nào cũng dành 30 phút đọc sách rồi ghi ghi chép chép, tôi liền tò mò đến gần hỏi han. Cháu giải thích cho tôi nghe về chương trình thi đọc sách của trường mang tên "Mark Twain award reader" dành cho những học sinh (HS) đam mê đọc sách.
Cô thủ thư sẽ chọn 12 cuốn sách dành cho thiếu nhi được yêu thích nhất trong năm rồi khuyến khích các HS cùng dành thời gian ở nhà để đọc. Từ đó tổ chức một cuộc thi đọc học đường dành riêng cho HS trong trường.
Ở Trường Roscoe Wilson (bang Texas) nơi cháu đang học, đọc sách cũng là bài tập về nhà và HS phải trả lời trên mạng (gồm 10 câu) có liên quan đến cuốn sách. Dĩ nhiên mỗi sách sẽ có các thang điểm khác nhau, ví dụ sách ít chữ thì có ít điểm, sách càng dày thì càng nhiều điểm hơn cũng như tăng thêm điểm theo độ khó của ngôn ngữ.
HS nào đọc ít nhất 4 cuốn sách và trả lời đúng ít nhất 7/10 câu hỏi cho mỗi cuốn sẽ được vinh danh trên bảng thông báo của trường và tham dự buổi tiệc Mark Twain - tên một nhà văn nổi tiếng của Mỹ - được chiêu đãi bánh kẹo và nước hoa quả. Rồi tại đây các cháu sẽ cùng bình chọn ra cuốn sách nào được yêu thích nhất để đề cử giải thưởng "Mark Twain" dành cho cuốn sách được yêu thích nhất.
Mỗi HS được giáo viên chủ nhiệm phát bảng theo dõi việc đọc (reading log) để viết vào tên của sách, thời gian đọc sách này mỗi ngày và có phụ huynh ký nhận để nộp lại. Mỗi tháng nếu tích lũy được 360 phút (hoặc tùy vào số thời gian mỗi giáo viên chủ nhiệm quy định) thì sẽ được tặng thưởng 1 phiếu ăn pizza nhỏ miễn phí tại Pizza Hut (đây cũng là cách thức hợp tác giữa đơn vị kinh doanh và nhà trường).
Khi được số điểm tương ứng 25 - 75 - 100 - 150 cho đến 1.000 thì hiệu trưởng sẽ tặng các vòng đeo cổ có đính các ngôi sao, hình con vật... bằng nhựa xinh xắn theo chủ đề của cuốn sách với dòng chữ "I love reading" (Tôi yêu thích đọc sách) cũng như số lượng quà tặng này sẽ tương ứng với số sách được quy định đọc. Ngoài ra, các cháu còn có được cơ hội sưu tầm thêm các hình đính kèm nếu tiếp tục đọc những cuốn sách khác lọt vào danh sách đề cử tiếp theo đến cuối năm học.
Cho đến buổi tổng kết cuối năm, các HS mê đọc sách sẽ được hiệu trưởng trao giấy chứng nhận và vinh danh toàn trường với kỷ lục điểm mà bản thân mình lập được.
Việc đọc sách gắn bó hằng ngày
Ở Mỹ, HS được rèn luyện 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết xuyên suốt từ khi đi học mẫu giáo cho đến hết thời sinh viên. Ngoài ra, các bài tập liên quan đều định hướng đến việc kiểm tra các kỹ năng này thay vì phải học thuộc lòng, học vẹt mà không hiểu ý nghĩa.
Để rèn luyện kỹ năng đọc rồi tạo thành một đam mê đọc sách, ở mỗi phòng học của Trường Roscoe Wilson, giáo viên chủ nhiệm đều sắp xếp không gian tạo thành một "góc đọc sách" nho nhỏ trong lớp. Có cô giáo thì làm rèm công chúa và... gối ôm để tạo sự gần gũi, cô khác thì trang hoàng thành chiếc lều nhỏ với đốm lửa giả ở giữa tạo không gian ấm áp cho HS của mình. Nơi đây cũng có tủ sách chung để các bạn tự nguyện mang các cuốn sách ở nhà để vào đó rồi cùng trao đổi với các bạn cùng lớp.
Từ đó hằng năm giáo viên chủ nhiệm sẽ chọn ra các "young author" (nhà sáng tác... nhí) của lớp tham dự các cuộc thi sáng tác truyện, thơ của trường. Rồi vài bạn xuất sắc nhất thắng cuộc sẽ được tiếp tục đến tham dự "Festival sách" cùng với các bạn ở trường khác để trình bày các tác phẩm của mình trước các nhà văn nổi tiếng được mời đến đóng góp ý kiến. Đây là món quà hằng mơ ước dành cho những bạn nhỏ đam mê đọc sách và thích viết lách.
Có lẽ những điều này cũng giải thích được điều thú vị là lúc nào cô con gái tôi khi đi chơi xa cũng mang theo một con thú bông và một cuốn sách mà nó yêu quý...
Theo thanhnien
Lan tỏa "văn hóa đọc" trong cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nam Gần 18h, ghé qua phòng đọc sách của Công an tỉnh Hà Nam, chẳng ngạc nhiên khi chúng tôi nhìn thấy bên những dãy bàn, nhiều chiến sĩ trẻ vẫn say sưa, miệt mài bên trang sách. Thi thoảng có tiếng rì rầm khe khẽ phát ra từ dãy bàn đọc nơi một tốp chiến sĩ trẻ đang túm tụm cùng nhau tra...