Thúc đẩy văn hóa đọc từ Luật
Không chỉ ở góc độ quản lý, Luật Thư viện ra đời phải góp phần tạo hành lang pháp lý để thư viện phát triển, thúc đẩy văn hóa đọc, giúp người dân nâng cao hưởng thụ về văn hóa.
Đó là ý kiến được nhiều người đưa ra trong các cuộc tham vấn về Dự án Luật Thư viện vừa liên tục được Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội tổ chức.
Thư viện Hà Nội. Ảnh minh họa
Thư viện – một thiết chế quan trọng
Dự án Luật Thư viện đã được Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp vừa qua, sau đó nhiều cuộc tham vấn ý kiến chuyên gia, bộ, ngành quanh các quy định cụ thể cũng được tổ chức. Trong đó, nhiều ý kiến đồng tình khẳng định, thư viện là một thiết chế cần thiết gắn liền với sự tiến bộ của xã hội. Việc ra đời của Pháp lệnh Thư viện vào năm 2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống thư viện công lập ở nước ta phát triển vượt bậc, đến nay đã có hơn 17.000 thư viện lớn nhỏ, chưa kể các phòng đọc, tủ sách khác. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển hiện nay, việc xây dựng Luật Thư viện để thay cho Pháp lệnh là việc hết sức cần thiết.
Video đang HOT
“5 năm trước, ngày 21/4 được Chính phủ quy định là ngày Sách Việt Nam. Việc đưa vào Dự Luật quy định “ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” để chắc chắn thời gian dài tới, ngày này phải được duy trì, nhằm tạo một xã hội có thói quen, văn hóa đọc sách.”
Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Hoàng Thị Hoa
Như Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình nhận định, một trong những phương thức thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân là qua hệ thống thư viện. Thư viện đóng vai trò phát triển văn hóa đọc, liên quan tới tư duy và văn hóa của cả dân tộc. Đặc biệt trong giai đoạn khoa học công nghệ đang phát triển, nếu không chú ý văn hóa đọc, sẽ ảnh hưởng tới cả thế hệ tương lai.
Thực tiễn cho thấy, dù hệ thống thư viện lớn nhưng số lượng thư viện nghèo về đầu sách vẫn khá nhiều. Cùng với đó, rất nhiều địa phương xây dựng thư viện rất đẹp, ở vị trí rất trang trọng nhưng đích đến của thư viện là người đọc lại chưa được quan tâm, khiến tư liệu, tài liệu chưa phát huy tác dụng. Do đó, Dự Luật không nên chỉ hướng tập trung vào quản lý, lấy thư viện làm trung tâm mà cần lấy người đọc là đối tượng phục vụ, là trung tâm cho hoạt động thư viện là ý kiến được nhiều người đưa ra.
Trong quá trình góp ý hoàn thiện Dự Luật, nhiều ý kiến cũng lưu ý thuật ngữ về thư viện số, thư viện trọng điểm, thư viện trung tâm… cũng cần được làm rõ và thống nhất. Theo Giám đốc Thư viện Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Hoàng Tuyết Anh, xu hướng thư viện số, thậm chí thư viện ảo, thư viện thông minh có thể xuất hiện ngay sau khi ban hành luật. Do đó, kỳ vọng Dự Luật sẽ giải phóng cho công tác thư viện, để thư viện thực sự đóng góp vào sự phát triển của văn hóa, của xã hội.
Xếp hạng thư viện cũng là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong Dự Luật này, đây là cơ sở để đầu tư phát triển thư viện. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, số thư viện có tư cách pháp nhân gồm: Thư viện Quốc gia, Thư viện tỉnh, TP, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhưng đối với các loại hình thư viện công lập không có tư cách pháp nhân, lấy cơ sở nào để Nhà nước đầu tư? Nhiều ý kiến đồng tình, nếu xếp hạng mà không được đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, các thư viện không có tư cách pháp nhân cũng không mặn mà tham gia. Mặt khác, nguồn nhân lực để tiến hành khảo sát đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng không nhiều nên việc xếp hạng cho hàng nghìn thư viện trong cả nước sẽ rất khó khăn, dễ nảy sinh cơ chế xin – cho.
Trước việc rất nhiều nước đã ban hành Luật Thư viện với tinh thần chung là khẳng định vai trò của thư viện trong phát triển văn hóa, giáo dục, phát triển con người, một số ý kiến cũng đề nghị ban soạn thảo tiếp tục phân tích đánh giá để chỉ ra nguyên nhân vì sao thiết chế thư viện vẫn kém còn phát triển trong thời gian qua, từ đó đưa ra chính sách phát triển trong thời gian tới cho phù hợp. Đồng thời dự báo khả năng thu hút các nguồn đầu tư để phát triển thư viện tư nhân, phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa, thông tin của xã hội của các vùng, địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, cần xác định rõ cơ chế tài chính, mức độ tài chính, tự chủ tài chính, đào tạo nhân lực của các thư viện công lập khi mới ra đời để tránh tình trạng thiếu kinh phí hoạt động, lạc hậu về nguồn tài liệu.
Theo kinhtedothi
Thúc đẩy văn hóa đọc: Tuyên truyền đa dạng, nâng cao hành động
Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng, thời gian qua, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều mô hình, đa dạng hóa các hoạt động nhằm đẩy mạnh truyền thông, khơi dậy đam mê đọc sách của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng con người văn minh, hiện đại.
Liên hoan tuyên truyền sách chủ đề "đất và người xứ Thanh".
Để công tác tuyên truyền thúc đẩy văn hóa đọc đạt hiệu quả, Thư viện tỉnh xác định việc xây dựng kho sách là một trong những việc làm quan trọng. Do đó, thư viện đã tăng cường nghiên cứu, sưu tầm bổ sung tài liệu chất lượng, phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu đọc của mọi lứa tuổi. Bằng các nguồn vốn Nhà nước, xã hội hóa, Thư viện tỉnh đã xây được kho sách với hơn 430.000 bản sách, 172 đầu báo, tạp chí. Từ nguồn sách lớn, phong phú, Thư viện tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền thông qua việc xây dựng nhiều mô hình, hoạt động, phong trào đọc sách, báo ngay tại thư viện và ở cơ sở. Hằng năm, tại Thư viện tỉnh, nhân các ngày lễ lớn trọng đại của tỉnh, đất nước, thư viện thường xuyên tổ chức triển lãm trưng bày sách báo, tổ chức ngày hội sách. Vào dịp hè hay đầu và cuối mỗi năm học, Thư viện tỉnh phối hợp với các trường, các nhà sách tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách nhằm đẩy mạnh tuyên truyền đến bạn đọc về những cuốn sách hay, sách mới, tạo hứng thú cho độc giả trong việc đọc, khai thác tri thức.
Cùng với đó, thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc luân chuyển sách, báo xuống các bưu điện văn hóa xã nhằm đưa sách báo đến nhân dân nhanh hơn, phong phú hơn, trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh đã luân chuyển hàng nghìn bản sách, báo đến các điểm bưu điện văn hóa xã. Từ đầu năm đến nay, Thư viện đã luân chuyển được hơn 14.000 bản sách, báo đến 107 điểm bưu điện văn hóa xã.
Thúc đẩy văn hóa đọc là một nhiệm vụ được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, do đó năm 2016 Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã ký kết chương trình phối hợp về "Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong thư viện cộng đồng và thư viện nhà trường giai đoạn 2016-2020" nhằm hình thành thói quen đọc sách, nâng cao ý thức tự đọc, tự rèn luyện, chủ động sáng tạo, tư duy trong học tập và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực hiện chương trình, mỗi năm, Thư viện tỉnh đã luân chuyển hàng nghìn bản sách đến các trường học trên địa bàn tỉnh và tạo được một phong trào đọc, hoạt động luân chuyển sách thường xuyên về các trường. Từ đầu năm đến nay, thư viện đã luân chuyển hơn 23.100 bản sách xuống 21 trường học trên địa bàn tỉnh, đồng thời, hỗ trợ các trường học sắp xếp và tổ chức lại thư viện một cách hợp lý, bắt mắt, thu hút học sinh và giáo viên đến nghiên cứu, đọc sách, báo tại thư viện. Nhờ đó, đến nay, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã có thư viện trường học với kho sách được đổi mới thường xuyên. Đặc biệt, nhiều trường học đã xây dựng mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện tạo hứng thú, khơi dậy đam mê đọc sách, từ đó hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh và giáo viên trong nhà trường, góp phần thiết thực vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Nhu cầu đọc và văn hóa đọc trong cộng đồng ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm của Nhà nước, các cấp, ngành. Để người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ không ngại đọc, ngại khai thác thông tin, kiến thức một cách có chiều sâu, ngày 15-3-2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Đề án "Đẩy mạnh phát triển nhu cầu văn hóa đọc trong cộng đồng". Thực hiện đề án, Thư viện tỉnh đã và đang phối hợp với các cơ quan, trường học, nhà sách trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích như: Tổ chức ngày hội sách; triển lãm, trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề... Cùng với việc tổ chức ngày hội đọc sách tại cơ sở, Thư viện tỉnh đã tặng sách, thẻ bạn đọc góp phần khơi dậy đam mê đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Bài và ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa
32 triệu lượt bạn đọc đến thư viện trong năm 2018 Sáng 19/12, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của Vụ Thư viện. Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện báo cáo tại Hội nghị. Tổng lượt bạn...