Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong lĩnh vực cấp thoát nước
Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam-Australia, chiều 16/9, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và Hội Nước Australia phối hợp tổ chức diễn đàn trực tuyến: “Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong ngành Nước”, thảo luận kinh nghiệm trong các chế độ quản lý, tạo điều kiện tham gia và đầu tư của khối tư nhân trong ngành Nước.
Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN
Tại diễn đàn, chia sẻ bài học về cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Thọ, ông Nguyễn Văn Bút, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Thọ cho biết, sau khi cổ phần hóa, Công ty đã hoàn tất các thủ tục hồ sơ chuyển giao từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước và Luật Doanh nghiệp. Theo đó, các hoạt động được tiến hành chủ động hơn; tự chủ xây dựng kế hoạch trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty.
Công ty cũng đã cắt giảm nhiều hồ sơ thủ tục cũng như báo cáo tài chính. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài chính, Công ty huy động mọi nguồn vốn tập trung cho đầu tư phát triển các nhà máy xử lý cấp nước, mở rộng mạng lưới cấp nước trên tất cả các huyện.
Tính đến năm 2021, Công ty đã đầu tư xây dựng được 14 nhà máy cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó, thực hiện cấp nước cho 13/13 huyện của tỉnh Phú Thọ, tổng công suất cấp nước 250.000 m3/ngày đêm, với trên 180.000 hộ; khách hàng dùng nước tăng gần 6 lần khi chưa cổ phần hóa. Tỷ lệ thất thoát 12% giảm 17-23% khi chưa cổ phần hóa. Cổ đông luôn tin tưởng vào chính sách cổ phần hóa của Nhà nước, đường lối phát triển của Hội đồng quản trị đề ra.
Ông Stuart Wilson, Phó Giám đốc điều hành, Hiệp hội các Dịch vụ ngành Nước Australia chia sẻ: Trong khuôn khổ Chương trình cải cách nước của Hội đồng Chính phủ Australia năm 1994 bao gồm: Cải cách giá nước dựa trên nguyên tắc định giá theo mức tiêu dùng; thu hồi toàn bộ chi phí; xóa bỏ trợ cấp chéo và minh bạch hóa các khoản trợ cấp. Theo đó Australia cũng thỏa thuận nguyên tắc cạnh tranh; cải cách các nguyên tắc liên quan đến khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu; cơ chế giám sát giá của doanh nghiệp Chính phủ; cải cách cơ cấu của công ty độc quyền công cộng; cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp Chính phủ và doanh nghiệp khu vực tư nhân; thẩm định lợi ích của các luật và quy định về chống cạnh tranh…
Video đang HOT
Tại diễn đàn, các chuyên gia hai nước đã thảo luận bàn về việc thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong lĩnh vực cấp thoát Nước, trong đó nhấn mạnh đến chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý, khai thác chương trình cấp nước sạch nông thôn; quy định cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, ưu tiên các chính sách như: cải cách thuế, thỏa thuận dịch vụ, quan hệ đối tác công tư, tài trợ dài hạn.
Cậu bé mồ côi và ước mơ giúp mẹ thoát nghèo
Mồ côi cha từ nhỏ, Mào Văn Thống sớm quyết tâm học tốt để thỏa ước mơ của mẹ là được thấy con bước chân vào "cánh cửa" đại học.
Mào Văn Thống vượt hơn 100km từ trường về quê thăm mẹ. Ảnh: NVCC
Mục tiêu duy nhất mà em đặt ra đó là vào Học viện An ninh nhân dân để hưởng chính sách ưu đãi, bớt gánh nặng cho mẹ vì nhà quá nghèo...!
Khát vọng vươn lên từ phận nghèo
Câu chuyện về cậu trò nghèo người dân tộc Thái - Mào Văn Thống (lớp 12C6, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên) khiến nhiều người không khỏi rơi lệ.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Thống vẫn luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả cao trong học tập. Em là con út trong gia đình có 3 người con ở xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo. Cũng bởi nhà nghèo nên hai anh chị lớn của Thống ngay khi lập gia đình, ra ở riêng cũng vất vả không kém. Quanh năm họ bươn chải với ruộng lúa, nương ngô nên cũng chẳng có điều kiện để hỗ trợ nhiều cho mẹ già và em trai ăn học. Mẹ Thống đã ngoài 60 tuổi, song vẫn phải "lăn lộn" với ruộng vườn, cố lo đủ tiền nuôi em ăn học.
Gia đình thuộc hộ nghèo, thu nhập có những ngày không đủ lo bữa ăn, nhưng mẹ Thống vẫn luôn đặt hy vọng vào cậu con trai út. Bà Lò Thị Khắt tâm sự: "Cả nhà dồn hết cả vào cho Thống, chỉ mong con được đi học. Đi học là có cơ hội mà thoát nghèo".
Năm Mào Văn Thống học lớp 8, bố đột ngột qua đời. Cũng từ đó, gánh nặng của cả gia đình đổ dồn hết lên đôi vai gầy của mẹ. Thương mẹ tảo tần, đã có lúc Thống tính đến việc nghỉ học ở nhà, đi làm thuê có tiền phụng dưỡng mẹ. Song nghĩ đến nỗi vất vả của mẹ suốt bao năm, em dặn mình phải nỗ lực hơn.
Lên cấp 3, Thống chọn thi vào trường PTDTNT tỉnh. Trường học cách nhà hơn 100 cây số nhưng em tự hứa với lòng mình phải cố gắng thi vào đó để được học bổng, Nhà nước hỗ trợ ăn, học, mẹ sẽ bớt áp lực về kinh tế.
Thống luôn miệt mài tự học tập với quyết tâm học giỏi để làm chiến sĩ công an nhân dân. Ảnh: NVCC
Khát khao trở thành chiến sĩ công an
Suy đi, tính lại, nếu có thi đỗ vào các trường đại học khác mà không có chính sách hỗ trợ thì ước mơ của em cũng đành dang dở, bởi nhà nghèo, chẳng có tiền nhập học và mẹ cũng chẳng đủ lực để nuôi ăn học. Bởi thế, mục tiêu duy nhất của em là đỗ vào Học viện An ninh nhân dân để hưởng các chế độ, chính sách mà nhiều ngôi trường khác không có được.
Để thực hiện ước mơ này, nhiều năm qua, Thống đã không ngừng nỗ lực học tập. Sự cố gắng của em cũng được đền đáp xứng đáng. Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa qua, Mào Văn Thống đạt 27 điểm ở khối C01 và 26,65 điểm ở khối C03. Điểm thi ở các môn: Toán 8,4; Ngữ văn 8,75; Lịch sử 9,5 và Địa lý 8,75. Số điểm này tuy chưa chắc chắn dành "tấm vé" đi tiếp, song cũng đưa em đến gần hơn với ước mơ mà bản thân hằng ấp ủ.
Cô Nguyễn Thị Thương, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C6 Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên chia sẻ: "Thống là học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, nhiều năm liền đạt học sinh giỏi. Có lẽ cũng bởi hoàn cảnh khá đặc biệt nên đôi lúc, em hay trầm tư như thể đang lo lắng điều gì đó. Tuy nhiên, em vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập. Đặc biệt, em rất giàu tình cảm, yêu thương gia đình, có trách nhiệm với gia đình, thầy cô, bạn bè".
Nói về bí quyết đạt điểm cao, Thống cho biết, em thường chú ý lắng nghe rồi tích lũy kiến thức từ những bài giảng của thầy cô. Thời gian còn lại, em tự học bằng cách lên mạng tìm kiếm các dạng đề để tự học, tự luyện. Với những bài mà bản thân không thể giải được thì nhờ thầy, cô hướng dẫn.
Cầm bảng điểm thi tốt nghiệp trong tay, song Mào Văn Thống vẫn như đứng giữa ngã ba đường bởi em chỉ có duy nhất một sự lựa chọn. "Ước mơ là vậy, nhưng em vẫn lo mình không thực hiện được. Bởi nếu không đỗ vào ngôi trường như mong muốn thì con đường đến với giảng đường của em trở nên xa vời. Nhà em không có tiền nhập học, cũng chẳng có tiền để trang trải, chi phí học tập trong những năm tiếp theo nếu không vào ngôi trường được Nhà nước bao cấp", Mào Văn Thống ngậm ngùi.
"Không còn bố, em chỉ có mẹ là điểm tựa duy nhất. Mỗi khi nghe mẹ kể về ước mơ được nhìn thấy em đứng ở giảng đường đại học, cầm tấm bằng cử nhân, em lại tự nhủ nhất định phải học thật giỏi. Sự hy sinh và kỳ vọng của mẹ chính là động lực để em nuôi dưỡng khát vọng của mình" - Mào Văn Thống bộc bạch.
Giá ô tô sẽ giảm nhờ thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt Giá ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước sắp tới sẽ giảm khi thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi. Những dòng xe chiến lược, dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu sẽ được ưu tiên. Giá ô tô sẽ giảm nhờ thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt Mới đây, một số cơ quan, doanh nghiệp, cử tri đã có...