Thức dậy sớm và uống 2 loại nước này khi bụng đói chị em sẽ cải thiện được sức khỏe và nhan sắc ngay lập tức nhưng cũng cần nắm rõ lưu ý quan trọng
Có 2 loại nước được chứng minh đem lại hiệu quả tốt nhất khi bụng đói, bạn thử xem mình có sử dụng loại nào dưới đây không nhé!
Trong cơ thể con người, có 70% là nước. Nước nuôi dưỡng và làm sạch cơ thể, ngược lại thiếu nước sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, suy yếu, sinh bệnh và chết dần vì khát.
Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, việc đầu tiên bạn nên làm không phải là ăn sáng mà là nên uống một cốc nước đầy. Uống nước trong thời điểm này không chỉ đơn giản là làm dịu cơn khát và dưỡng ẩm cho cổ họng mà còn có tác dụng điều hòa đường ruột, dạ dày và thải độc cho cơ thể.
Có 2 loại nước được chứng minh đem lại hiệu quả tốt nhất khi bụng đói, bạn thử xem mình có sử dụng loại nào dưới đây không nhé!
2 loại nước nên dùng khi thức dậy buổi sáng
1. Nước chanh mật ong
Chanh mật ong là thức uống bổ dưỡng, nổi tiếng với các công dụng cho sức khỏe và làm đẹp. Theo các chuyên gia sức khỏe, sau khi ngủ dậy chúng ta không nên ăn sáng ngay bởi lúc này các cơ quan nội tạng cần có thời gian để tỉnh giấc và khởi động, thay vào đó việc nên làm ngay là uống nước.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Rupali Datta trả lời trên tờ NDTV: Uống một cốc nước chanh mật ong ấm thật sự là cách tuyệt vời để mở đầu ngày mới. Uống nước chanh mật ong khi bụng đói sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra trơn tru, cải thiện tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Chanh mật ong là thức uống bổ dưỡng, nổi tiếng với các công dụng cho sức khỏe và làm đẹp.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cũng khẳng định việc uống một cốc nước chanh mật ong trước khi ăn sáng đem lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. Lương y cho biết, cả chanh và mật ong đều là những nguyên liệu tốt trong Đông y, đều có tác dụng chữa bệnh. Khi được dùng vào buổi sáng, chanh mật ong sẽ giúp người uống bổ sung năng lượng, giảm cơn đói, làm đẹp da, giảm cân… và đặc biệt là thải độc cơ thể vô cùng tốt.
Video đang HOT
Lưu ý khi dùng:
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, dù uống nước chanh mật ong trước bữa sáng rất tốt nhưng vào buổi sáng, một lượng nước lớn trong cơ thể đã được chuyển hóa, độ nhớt máu tăng cao… Vì vậy trước khi uống chanh mật ong, mọi người nên uống một cốc nước ấm để làm loãng độ nhớt của máu, sau đó mới nghĩ đến việc uống nước mật ong hay nước chanh mật ong.
2. Nước lọc
Không phải thứ nước nào cầu kỳ, nước lọc từ lâu đã được đánh giá là một trong những loại nước cần thiết bậc nhất cho buổi sáng. Uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt nhất.
Theo bác Alex Maliekal, công tác tại bệnh viện St. Vincent Kuravilangad (Ấn Độ), uống nước vào buổi sáng sẽ làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất, nhờ vậy cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn.
Uống nước vào buổi sáng sẽ làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất.
Ở Nhật Bản – quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, thói quen uống nước khi bụng đói vào buổi sáng cũng được người dân tuân thủ nghiêm túc. Người dân Nhật Bản có thói quen uống 4 ly nước ấm vào buổi sáng, mỗi ly 160-200ml. Nếu không thể uống hết trong một lúc, họ sẽ nghỉ vài phút để dạ dày được nghỉ ngơi.
Sau khi uống nước, người Nhật mới bắt đầu đánh răng. Sau đó nghỉ ngơi ít nhất 45 phút rồi mới ăn sáng. Cách uống nước này đã được chứng minh giúp người dân Nhật giảm cân hiệu quả, đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngừa béo phì, sống thọ hơn…
Lưu ý:
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, mỗi người nên uống 200-300ml nước lọc. Các bác sĩ khuyên buổi sáng nên uống nước ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Nên uống từng ngụm nhỏ để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.
Ngoài ra, những loại nước được khuyến cáo nên tránh uống khi vừa ngủ dậy đó là nước muối loãng, nước hoa quả, nước ngọt có ga, nước đường, nước trà…
4 cách điều trị ghẻ nước tại nhà bằng mẹo dân gian hiệu quả
Ghẻ nước là bệnh lý về da liễu thường gặp do vi khuẩn ghẻ gây ra. Tuy nhiên, nếu biết những mẹo dân gian này có thể dễ dàng điều trị tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế.
4 cách điều trị ghẻ nước tại nhà dễ làm
Điều trị ghẻ nước tại nhà (Ảnh minh họa)
Trị ghẻ bằng nước muối
Nước muối là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn rất cao, thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu thường như ghẻ nước, viêm da,... Khi dùng nước muối để điều trị ghẻ nước, thành phần hoạt chất bên trong chúng sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra và tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ đang tồn tại dưới da.
Hòa khoảng 200g muối vào một lít nước, sau đó lấy bông y tế thấm nước muối loãng lau thật kĩ vào chỗ ghẻ. Sau nhiều lần thực hiện, bệnh ghẻ nước sẽ khỏi.
Trị ghẻ bằng lá đào
(Ảnh minh họa)
Lá đào là loại dược liệu có vị đắng, tính bình có tác dụng chống dị ứng, sát khuẩn. Trong Đông y, loại dược liệu này thường được sử dụng để điều trị ghẻ lở, ngứa ngáy cho người lớn. Sử dụng lá đào điều trị ghẻ nước là phương pháp rất hiệu quả, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Dùng lá đào rửa sạch rồi đun nước tắm hàng ngày, loại nước này có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, dùng chữa ghẻ rất tốt.
Trị ghẻ nước bằng lá mướp
Sử dụng lá mướp điều trị ghẻ nước cũng là một trong những phương pháp rất an toàn và hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong lá mướp có khả năng sát khuẩn và tiêu diệt các loại ký sinh trùng rất tốt.
Lấy nắm lá mướp tươi, không sâu bệnh, 1 thìa muối hạt. Lá mướp đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Vớt lá mướp ra rửa sạch lại với nước rồi dùng dao thái nhỏ.
Cho lá mướp đã thái nhỏ vào cối giã nát cùng với muối hạt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ nước và lau khô bằng khăn sạch. Sử dụng hỗn hợp thu được chà xát lên vùng da cần điều trị.
Dùng băng gạc y tế cố định trong khoảng 30 phút rồi tháo ra, rửa sạch với nước. Thực hiện cách này 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả. Kiên trì áp dụng sau khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ giảm hẳn.
Trị ghẻ nước bằng lá trầu không
(Ảnh minh họa)
Dùng khoảng 30g lá trầu không, 20g lá đào, 10g lá xoan non, 10g rau sam. Đem các nguyên liệu này đi giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ ghẻ, ngày 3 - 4 lần.
Dùng lá và vỏ xà cừ chữa ghẻ ngứa
Xà cừ là loại cây thân gỗ thường được trồng để lấy bóng râm và gỗ được sử dụng trong xây dựng hoặc đóng tàu thuyền. Ngoài ra lá và vỏ xà cừ còn có công dụng rất ít người biết đến đó là điều trị các bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh ghẻ nước.
Lấy 1 nắm lá xà cừ và vỏ xà cừ đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Cho tất cả vào ấm đun sôi với lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút. Đổ nước sau khi đun sôi ra chậu cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm. Áp dụng cách này đều đặn 1 lần/ngày, sau một tuần bệnh sẽ thuyên giảm.
Chú ý: Những bài thuốc trị ghẻ dân gian vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu áp dụng nhưng không khỏi thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc điều trị ghẻ nước phù hợp và hiệu quả hơn.
8 mẹo điều trị nước ăn chân đơn giản Thời tiết mưa lũ nhiều, phải đi lại quá nhiều, tiếp xúc với rất nhiều nước bẩn khiến cho chân bị nước ăn chân. Vì vậy, một số mẹo dưới đây sẽ giúp khắc phục tình trạng nước ăn chân hiệu quả và an toàn. Nước ăn chân là gì? Bệnh nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay...