Thúc đẩy phát triển tư duy sáng tạo của học sinh
Tiếp nối thành công của Global Children’s Designathon 2018, với mong muốn tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho học sinh từ 9 – 13 tuổi được trải nghiệm sáng tạo tại sự kiện khoa học giáo dục toàn cầu, ngày 16/11 tới đây, tại Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), Hệ thống Giáo dục Ban Mai phối hợp với Designathon Works – một tổ chức giáo dục tại Hà Lan – tổ chức chương trình Global Children’s Designathon 2019.
Được biết, Global Children’s Designathon 2019 là chương trình STEM toàn cầu dành cho học sinh từ 9 – 13 tuổi được sáng lập bởi tổ chức giáo dục Designathon Works (Hà Lan), trong đó Hệ thống Giáo dục Ban Mai là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn đăng cai tổ chức.
Tại chương trình Global Children’s Designathon 2018, các em học sinh được tham gia cầu truyền hình trực tiếp với các quốc gia cùng múi giờ.
Năm 2018, Hệ thống Giáo dục Ban Mai đã tổ chức thành công chương trình Global Children’s Designathon 2018, thu hút sự tham gia đông đảo của các em học sinh. Theo đó, các em học sinh đã được trải nghiệm, nhận thức sâu sắc về vấn đề các quốc gia đang phải đối mặt trên toàn cầu – đó là nạn phá rừng và những tác động tiêu cực của nạn phá rừng ảnh hướng đến sự sống trên hành tinh.
Đồng thời có cơ hội tương tác và tiếp xúc với bạn bè tại các đầu cầu quốc tế trong cùng múi giờ với Việt Nam như: Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia… để thảo luận, chia sẻ quan điểm của mình về chủ đề “Deforestation” (vấn nạn phá rừng) và cùng đưa ra những sáng kiến, giải pháp để nâng cao nhận thức trong cộng đồng, chống phá rừng và hạn chế những tác động tiêu cực, cải thiện môi trường sống.
Sau thành công của chương trình đã góp phần phát triển định hướng giáo dục STEM tại quận Hà Đông nói riêng và tạo dấu ấn trong các sự kiện giáo dục quốc tế tại Thủ đô nói chung.
Ý tưởng mô hình máy bay điều kiển từ xa gắn camera để theo dõi các hoạt động chặt phá rừng tại Global Children’s Designathon 2018.
Video đang HOT
Điểm mới so với năm 2018, trong chương trình Global Children’s Designathon 2019 được tổ chức vào ngày 16/11 tới đây, Hệ thống Giáo dục Ban Mai vinh dự chào đón sự tham gia của 4 đơn vị trường khách mời: Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (quận Hà Đông), Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), Trường HaNoi Adelaide (quận Đống Đa), Trường Western HaNoi (quận Bắc Từ Liêm).
Chu đê của Global Children’s Designathon 2019 la Hanh đông vi vân đê lương thưc va Khi hâu (Food and Climate Action), xoay quanh 4 Muc tiêu phat triên bên vưng, bao gôm: Xoa bo nan đoi (Zero Hunger), Sưc khoe va cuôc sông tôt (Good Health and well-being), Tiêu thu bên vưng (Sustainable consumption) và Cuôc sông trên đât liên (Life on Land).
Thông qua việc tham gia chương trình, học sinh các trường sẽ được giao lưu, học hỏi, rèn luyện khả năng tiếng Anh. Đồng thời được tiếp cận vấn đề từ thực tế cuộc sống để suy nghĩ, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân từ đó đưa ra ý tưởng, cách thức tiến hành, trực tiếp thiết kế ra sản phẩm dựa trên nền tảng vận dụng kiến thức công nghệ và các môn khoa học kết hợp với những kỹ năng mềm cần thiết. Nhờ vậy góp phần thúc đẩy mô hình học tập STEM một cách hiệu quả.
STEM là viết tắt của các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Maths (Toán học). STEM là sự kết hợp thành mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình. STEM hiện đang là xu thế của giáo dục hiện đại; đã, đang diễn ra trong nhiều nhà trường và ngày càng được quan tâm, phát triển.
Theo laodongthudo
Mô hình "Trường học Công viên Trải nghiệm": Những hiệu quả tích cực
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.
Trong đó hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các nhà trường phổ thông luôn được chú trọng. Tại Trường THCS Thị trấn Thới Lai (Cần Thơ), mô hình "Trường học - Công viên - Trải nghiệm" đã mang lại những hiệu quả tích cực.
HS được sáng tạo với các ý tưởng riêng
Kết quả gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Thầy Phạm Văn Lục, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để chuẩn bị, thực hiện Chương trình phổ thông mới, trong hai năm qua nhà trường đã phối hợp với gia đình và cộng đồng xây dựng mô hình "Trường học - Công viên - Trải nghiệm". Mô hình bao gồm các khu: Trò chơi dân gian, hội họa âm nhạc, vườn rau sạch, trồng cây bonsai mini, vườn thuốc nam; Khu chăn nuôi kết hợp xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học... Đặc biệt trong khuôn viên đó có "Vườn Địa lý"; "Vườn Lịch sử", là lớp học ngoài trời cho học sinh. Nhà trường còn lắp đặt các dụng cụ thể dục ngoài trời tạo cho trường học như một công viên thực sự.
Mô hình "Trường học - Công viên - Trải nghiệm", đã giúp học sinh tích cực tự nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học trên lớp và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống. Cũng từ việc học tập, vui chơi trong công viên trải nghiệm này mà học sinh được hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình. Trong quá trình trải nghiệm, học sinh, hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm tại đây thường xuyên gắn với chủ đề học tập ở từng nội dung bài học, tích hợp qua các môn học", thầy hiệu trưởng Phạm Văn Lục, chia sẻ.
Mô hình "Trường học - Công viên - Trải nghiệm" thực sự là nơi thầy và trò nhà trường gắn bó thân thiết sau mỗi tiết học trên lớp. Tại đây các em được làm chủ học tập vui chơi. Một không gian xanh, sạch đẹp đầy ý đã mang đến cho thầy trò một tinh thần sảng khoái vui vẻ đầy hào hứng. Đây là thành quả hợp sức của ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện. Thực sự học sinh đã có một sân chơi bổ ích, lý thú.
Cô Phạm Kim Ngân, giáo viên tổng phụ trách đội của trường tâm sự: Cả trường có 44 lớp học và gần 1.700 học sinh, nên để giáo dục phát triển toàn diện đạo đức, kỹ năng sống cho các em,Trường THCS Thới Lai đã nghĩ đến việc xây dựng mô hình "Trường học - Công viên - Trải nghiệm".
Tại khuôn viên "Vườn Địa lý", "Vườn Lịch sử " nhà trường xây dựng những mô hình thu nhỏ về hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Ở đó có hình ảnh Hồ Gươm - Tháp Rùa; Chùa Một Cột - ao cá Bác Hồ, mô hình đồi A1, Hầm tướng Đờ Cát-xtơri, nơi chiến thắng Điện Biên Phủ, hình ảnh Bến Nhà rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước... Ở đây còn có khu vực tái hiện hình ảnh mảnh đất và con người Cần Thơ; hình ảnh học sinh chung tay phòng chống bạo lực học đường...
Thư giãn sau những giờ học
Giáo dục tinh thần đoàn kết, sáng tạo cho HS
Cô Phạm Kim Ngân cho biết: Nhờ có mô hình công viên trường học này, nhà trường đã tổ chức đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Học sinh rất hào hứng với các trò chơi như: Cờ vua, cờ tướng, kéo co, nhảy dây, nhảy sạp, đẩy gậy. Bên cạnh đó Câu lạc bộ "Giai điệu tuổi hồng" được thành lập, học sinh lập thành nhóm lớp sẽ thi hát với nhau vào thứ 6 hàng tuần. Tại đây, các hoạt động sân khấu học đường với bộ môn cải lương thường xuyên được duy trì nhằm bảo toàn vốn văn hóa dân tộc.
Tại công viên trường học còn có khu trưng bày các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Vì vậy, học sinh rất say mê nghiên cứu để tạo nên những sản phẩm của riêng mình trong quá trình học tâp. Bên cạnh đó, với mô hình "Chăn nuôi kết hợp với xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học", nuôi gà, chim bồ câu, học sinh quan sát thực hành, từ đó phát động nhân rộng cho học sinh chăn nuôi ở gia đình mình.
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hiệu quả mô hình này, thầy Phạm Văn Lục cho biết: Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, nhà trường đã phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục giữa gia đình và các lực lượng trong xã hội.
Để giáo dục gia đình đạt hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm. Một phong cách sinh hoạt gia đình có nề nếp, phù hợp nhu cầu sẽ phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín với vai trò làm gương trong gia đình và ngoài xã hội.
Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục ưu việt. Một trong những hiệu quả tích cực của mô hình "Trường học - Công viên - Trải nghiệm" là góp phần tạo diện mạo trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn và lành mạnh. Sau khi thực hiện, mô hình này, BGH nhà trường đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của thầy cô, học sinh, sự đồng thuận của phụ huynh và các tầng lớp xã hội.
Nhà trường tổ chức cho HS đọc sách tập trung tại Thư viện xanh, khu Trải nghiệm 2 lần/tháng vào các buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em thói quen đọc sách; Phát động phong trào "Chiến sỹ môi trường", tổ chức diễn dàn "Những điều em muốn nói", thu hút hàng trăm ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường.
Ở góc lao động sản xuất của trường có khu vườn rau sạch, vườn hoa lan và một câu lạc bộ Bonsai cây cảnh mi ni để giúp HS hoạt động trải nghiệm. Khu vườn thuốc nam với 70 loài cây khác nhau đã giúp học sinh nhận biết các cây thuốc để ứng dụng các bài thuốc dân gian
Hồng Vân
Theo GDTĐ
Ba mẹ cần lưu ý gì khi chọn lớp học thêm cho con? Cho trẻ nhỏ tham gia các lớp ngoại khóa từ sớm đang là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý chọn lựa cho con các khóa giúp phát triển kỹ năng một cách khoa học. Ngày nay, học thêm, học ngoại khóa không chỉ còn gói gọn trong những lớp kèm cặp, nhồi nhét thêm...