Thúc đẩy khuyến học, khuyến tài và học tập suốt đời
Ngày 28/12/2017, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3. Hội nghị nhằm tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ của Hội Khuyến học năm 2018, và Sơ kết việc thực hiện Quyết định số 281/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đến năm 2020.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm qua, Hội Khuyến học Việt Nam cùng Hội Khuyến học các địa phương tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp thực hiện nhiệm vụ. Công tác phát triển hội viên được các cấp hội tăng cường phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội V và triển khai 10 nhiệm vụ của Đại hội, Hội Khuyến học Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai đại trà nhiệm vụ xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” theo Quyết định 89/QĐ-TTg, Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã hội học tập. Tính đến tháng 11 năm 2017, số hội viên khuyến học cả nước hiện có 16,7 triệu người, chiếm 18,44% dân số, tăng 10,69% so với năm 2016;…
Tiếp tục triển khai đại trà các mô hình học tập và tổ chức đánh giá, xếp loại, công nhận các danh hiệu học tập theo Quyết định 281/QĐ-TTg và Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, đến nay quỹ khuyến học, khuyến tài có 3.357 tỷ đồng, bình quân 37.075đ/người dân, tăng 27,49% so với năm 2016.
Việc vận động nhân dân cùng các lực lượng xã hội đóng góp vào quỹ khuyến học, khuyến tài đã đạt được kết quả thiết thực, số dư năm sau cao hơn năm trước. Tại hầu hết các địa phương, được tổ chức liên tục việc trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi.
Video đang HOT
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những hoạt động của Hội Khuyến học các cấp trong năm qua, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến có giá trị nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động hội, tháo gỡ những khó khăn trong việc xây dựng đơn vị học tập, trung tâm học tập cộng đồng, xã hội học tập, xây dựng và thống nhất các tiêu chí đơn vị học tập trên cả nước,…
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ bày tỏ lời cảm ơn trân trọng những đóng góp tích cực của Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học các cấp vào kết quả chung của ngành giáo dục.
Về các chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) với Hội Khuyến học Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: “Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam, với những nội dung chặt chẽ và cụ thể, trong đó: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đề xuất ban hành cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng kế hoạch đánh giá xếp loại mô hình học tập theo tiêu chí và phát triển tổ chức hội. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là tổ chức dạy học và cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho mọi người dân đều có cơ hội học tập; Phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam theo cơ chế “đặt hàng”, như phối hợp xây dựng tiêu chí thành phố học tập; nghiên cứu, đề xuất mô hình trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới;…”
Theo Giaoducthoidai.vn
Nâng cao năng lực giảng viên sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới
Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới" do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) phối hợp Dự án hỗ trợ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GREP) tổ chức chiều nay (18/12). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, việc nâng cao năng lực các trường sư phạm, trong đó nòng cốt là đội ngũ giảng viên đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng sẽ đóng vai trò then chốt trong công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Nhấn mạnh điều này tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, ngay từ bây giờ, đội ngũ giảng viên các trường sư phạm cần phải được quan tâm bồi dưỡng và phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động đổi mới chương trình, SGK, để vừa nâng cao năng lực, vừa bám sát, cập nhật những yêu cầu cũng như nội dung mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông.
Việc phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên sư phạm đã được giao cho chương trình ETEP, nhưng không chỉ giới hạn ở 7 trường ĐH sư phạm chủ chốt và Học viện quản lý giáo dục, mà còn mở rộng tới các trường ĐH sư phạm đặc thù và các trường ĐH khác trên cả nước có đào tạo giáo viên.
Trong Chương trình của ETEP, có một nội dung quan trọng là tổ chức các khóa bồi dưỡng, các hội nghị, hội thảo để nâng cao năng lực cho các giảng viên sư phạm chủ chốt - những giảng viên có uy tín chuyên môn, có năng lực phát triển chuyên môn nghề nghiệp và có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới những giảng viên, giáo viên, CBQL giáo dục khác.
Những thầy cô giảng viên này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tương lai để giúp Bộ GD&ĐT và các nhà trường triển khai sứ mệnh quan trọng: phát triển các chương trình, tài liệu, tổ chức hoạt động đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giảng viên, giáo viên và CBQL giáo dục phổ thông. Chương trình ETEP sẽ có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho đội ngũ những thầy cô này.
Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới"
Tại hội thảo, những giảng viên sư phạm chủ chốt được các vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; cùng góp ý, trao đổi để góp phần hoàn thiện các văn bản dự thảo chương trình trước khi Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã triển khai rất nhiều chương trình, hoạt động, trong đó có 2 chương trình lớn: Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (thực hiện là Dự án RGEP); Tăng cường năng lực cho các trường sư phạm để đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và triển khai chương trình, SGK mới nói riêng (thực hiện là Dự án ETEP).
Cả 2 chương trình này đều đã triển khai chính thức năm 2017 và đã thực hiện được nhiều công việc trong Kế hoạch. Đến nay, về phía Dự án RGEP, đã xây dựng xong chương trình giáo dục phổ thôg tổng thể trình Bộ trưởng kí ban hành sau một thời gian dài tiếp thu ý kiến của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, CBQL giáo dục và toàn xã hội.
Sau chương trình tổng thể, Dự án RGEP đã tổ chức phát triển chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Bản thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục phổ thông đã được đưa ra thảo luận trong các hội thảo và được xin ý kiến góp ý trực tiếp tại nhiều hội nghị, hội thảo, các cơ sở giáo dục và các trung tâm đào tạo giáo viên lớn của cả nước.
Trước hội nghị này, Dự án RGEP đã tổ chức lấy ý kiến góp ý từ đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp, từ tiểu học đến THCS và THPT.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thứ trưởng Bộ GD và ĐT thăm Trường mầm non Hưng Phúc Chiêu ngay 16.12, Thư trương Bô Giao duc va Đao tao Nguyễn Thị Nghĩa cùng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã đến thăm Trường Mầm non Hưng Phúc (Thành phố Vinh). Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng quà cho các cháu của Trường Mầm non Hưng Phúc. Ảnh: MH Đến thăm và làm việc tại nhà trường, Thứ...