Thúc đẩy hiệu quả và sự hài hòa của giáo dục đại học khu vực ĐNÁ
GD&TĐ – Sáng nay (5/3), tại Thái Lan, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng SEAMEO và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, GS Phạm Vũ Luận dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Trung tâm khu vực SEAMEO về phát triển giáo dục đại học (SEAMEO RIHED).
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lắng nghe lãnh đạo Trung tâm SEAMEO RIHED báo cáo về tình hình hoạt động thời gian vừa qua.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm SEAMEO RIHED trân trọng tiếp đón Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đồng thời báo cáo khái quát những hoạt động của Trung tâm trong thời gian vừa qua.
Trung tâm hàng đầu khu vực về giáo dục đại học
Tiền thân là Viện giáo dục đại học và phát triển ra đời năm 1959 tại Singapore, mới được cơ cấu lại và chính thức trở thành Trung tâm SEAMEO RIHED tại Thái Lan từ năm 1993, nhưng Trung tâm đã tạo ấn tượng tốt đẹp với vai trò như Trung tâm hàng đầu khu vực về giáo dục đại học, gánh vác sứ mệnh thúc đẩy hiệu quả và sự hài hòa của giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á thông qua nghiên cứu hệ thống, nâng cao vị thế, phát triển cơ chế để tạo điều kiện chia sẻ và hợp tác trong giáo dục đại học.
Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế ASEAN (AIMS) Trung tâm đang thực hiện đã thúc đẩy việc dịch chuyển sinh viên, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ và toàn cầu hóa, đồng thời đẩy mạnh hợp tác và hội nhập khu vực.
Từ ban đầu có 3 nước tham gia năm 2010, đến nay đã thu hút được 7 nước, khẳng định vai trò quan trọng của mình trong khu vực về giáo dục đại học thông qua các hoạt động đào tạo, hội thảo, nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc gia và khu vực.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận rất ấn tượng về những thành tích Trung tâm SEAMEO RIHED đã đạt được
Giáo dục ĐH đóng góp giải pháp hữu hiệu để thành lập cộng đồng ASEAN
Cảm ơn sự đón tiếp, nồng nhiệt, chu đáo với các báo cáo chu đáo, hấp dẫn từ Ban Giám đốc Trung tâm SEAMEO RIHED, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ sự ấn tượng về những kết quả của công trình nghiên cứu và đánh giá cao công việc Trung tâm đã tiến hành trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, xu thế chuyển dịch sinh viên, cùng đó là sự chuyển dịch lao động quốc tế trong khu vực đang diễn ra với quy mô ngày càng sâu rộng. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ở các nước trong khu vực ở các mức độ và cách thức khác nhau đều đang triển khai cải cách giáo dục.
Trong công cuộc cải cách đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy và triển khai mạnh mẽ hơn chuyển dịch sinh viên, hội nhập chương trình và phương pháp đào tạo và công nhận bằng cấp lẫn nhau giữa các quốc gia đang là xu thế rất nổi trội.
“Trong lĩnh vực giáo dục đại học, chúng ta tôn trọng và hoàn thiện ngày càng tốt hơn cơ chế tự chủ đại học. Chính bởi vậy, vai trò của nhà nước, vai trò của bộ giáo dục và các bộ đào tạo nguồn nhân lực trong việc thúc đẩy sự thay đổi của giáo dục đại học có mức độ hơn so với giáo dục phổ thông” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Bộ trưởng chân tình trao đổi với lãnh đạo Trung tâm SEAMEO RIHED: Nhằm đề cao tính tự chủ, sự chủ động sáng tạo của các trường đại học, vai trò liên kết thúc đẩy để làm đầu mối liên hệ tổ chức các hội thảo, hoạt động trao đổi mà Trung tâm đang theo đuổi trong những năm vừa qua có vai trò rất quan trọng.
Công việc liên quan đến chuyển giao tín chỉ với sự hỗ trợ của ADB mà Trung tâm RIHED đang thực hiện sẽ giúp có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai việc tăng cường hợp tác quốc tế.
“Nếu ta làm tốt được việc này sẽ góp phần vào triển khai thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của các nước khối ASEAN. Sự chuyển dịch sinh viên, có một chuẩn thống nhất về chuẩn đầu ra của nguồn nhân lực trong khu vực, hướng tới chuẩn quốc tế là giải pháp hữu hiệu để thành lập cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015″ – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nga thúc giục LHQ thông qua nghị quyết cắt nguồn thu của các nhóm khủng bố
Nga đang thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) thông qua nghị quyết mới nhằm cắt đứt nguồn thu tài chính của các nhóm khủng bố, trong đó có Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), Fox News dẫn nguồn từ hãng tin AP.
Hai công dân Nhật bị IS bắt làm con tin, Kenji Goto (trái) và Haruna Yukawa (phải) trong đoạn video IS tung lên mạng ngày 20.1 - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đang chuẩn bị nội dung nghị quyết và hy vọng sẽ được thông qua trong vài ngày tới", phát ngôn viên phái đoàn LHQ của Nga ông Alexey Zaytsev cho biết hôm 4.2.
Nguồn thu chính hiện nay của các nhóm khủng bố chủ yếu từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, buôn bán bất hợp pháp dầu mỏ và đồ cổ. HĐBA LHQ hồi tháng 1.2014 từng thông qua một nghị quyết kêu gọi 193 nước thành viên LHQ cắt đứt nguồn thu của các nhóm khủng bố từ hoạt động bắt con tin đòi tiền chuộc, theo AP.
Các biện pháp cụ thể trong nghị quyết đang được 5 nước thành viên thường trực của HĐBA là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp xem xét, trước khi gửi đến 10 nước thành viên không thường trực khác, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lưu Kết Nhất cho biết.
IS từng kiểm soát Baiji, nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq - Ảnh: Reuters
Hồi tháng 11.2014, các chuyên gia điều tra về tổ chức al-Qaeda của LHQ đã đề xuất tiến hành thu giữ các xe tải chở dầu đi ra từ khu vực do IS và Mặt trận al-Nusra kiểm soát. Họ cũng đề nghị HĐBA LHQ ban hành một lệnh cấm buôn bán đồ cổ được vận chuyển từ Syria và Iraq trên toàn thế giới.
IS được xem là một trong những nhóm khủng bố giàu nhất thế giới. Tính trong năm 2014, IS đã thu được khoảng 35-45 triệu USD chỉ bằng hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc.
Chính phủ nhiều nước đã nhượng bộ và trả tiền chuộc nhưng một số nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản đã từ chối và kết cục là IS sát hại các con tin. Mới đây nhất là trường hợp IS hành quyết 2 con tin Nhật Bản là Haruna Yukawa và Kenji Goto khi Tokyo không đáp ứng yêu cầu đòi 200 triệu USD tiền chuộc.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Úc thúc đẩy thủ tục nhận con nuôi nước ngoài với Việt Nam Chinh phu Úc ngày 25.1 thông báo đang tiến hành đơn giản hóa thủ tục nhận con nuôi nước ngoài thông qua việc thiết lập chỉ một cơ quan quản lý đơn xin, đồng thời đang có những thỏa thuận mới với Viêt Nam, Mỹ và Ba Lan. Thu tương Úc Tony Abbott - Anh: AFP Úc hiện có hiệp ước nhận con...